Xét xử vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang : Lộ nhiều ‘vip’ nhờ nâng điểm
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài khai: vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang khởi nguồn từ 5 cán bộ lãnh đạo Sở GD&ĐT, trong đó có bị cáo Phạm Văn Khuông, Triệu Thị Chính (đều là phó giám đốc Sở) nhờ nâng điểm cho con em họ.
Ngoài ra, bị cáo Hoài cũng được Phó Chủ tịch tỉnh – ông Trần Đức Quý và bà Triệu Thị Giang (em ruột ông Triệu Tài Vinh) nhờ nâng điểm.
Toàn cảnh phòng xét xử. Ảnh: Nguyễn Hoàn
Nâng điểm 93 thí sinh mà không nhận tiền?
Ngày 14/10, TAND tỉnh Hà Giang xét xử sơ thẩm vụ gian lận điểm thi, xảy ra tại Hội đồng thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh này. Năm bị cáo gồm: Nguyễn Thanh Hoài, Vũ Trọng Lương, nguyên trưởng và phó trưởng phòng Khảo thí; Triệu Thị Chính và Phạm Văn Khuông, cùng nguyên là Phó giám đốc Sở GD&ĐT; Lê Thị Dung, nguyên Phó đội trưởng thuộc Phòng Bảo vệ Chính trị nội bộ ( Công an tỉnh Hà Giang).
Theo ghi nhận của phóng viên, các bị cáo Chính, Khuông, Dung và 86 người liên quan tự di chuyển đến tòa làm thủ tục kiểm tra căn cước. Riêng bị cáo Hoài và Lương được cảnh sát dẫn giải bằng xe chuyên dụng tới tòa. Có 101/176 người liên quan trong vụ án vắng mặt, trong đó có em gái nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh là bà Triệu Thị Giang, Phó trưởng phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch Đầu tư và vợ ông Vinh là bà Phạm Thị Hà, Phó giám đốc Sở NN&PTNT.
Bắt đầu phần xét hỏi, bị cáo Vũ Trọng Lương nói bản thân hoàn toàn tự nguyện nâng điểm thi cho các thí sinh, không nhận tiền hoặc lợi ích vật chất nào.
Theo đó, đầu tháng 5/2018, Lương được Nguyễn Thanh Hoài gọi sang phòng làm việc thông báo cần xử lý nâng điểm cho một số trường hợp đặc biệt. Biết phần mềm chấm thi của Bộ GD&ĐT chỉ yêu cầu file Excel nên Lương lập tức đồng ý. Tháng 6/2018, Nguyễn Thanh Hoài 3 lần nhắn tin, gửi e-mail và danh sách qua giấy A4 thông tin 93 thí sinh cần sửa điểm. Ngày 27/6/2018, sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án, Lương tải các đáp án về máy tính để chuyển sang file Excel nhằm thực hiện việc sửa, nâng điểm. Bị cáo Lương khai, trong mỗi danh sách, Nguyễn Thanh Hoài đã tự ghi sẵn họ tên, số CMND, hộ khẩu, bản đăng ký dự thi và điểm thi của các thí sinh.
Video đang HOT
Bị cáo Lương khai: bị cáo Hoài đề cập nâng điểm cho các thí sinh không thỏa thuận, hứa hẹn gì về vật chất hay lợi ích gì. Lương cũng không yêu cầu hay đưa ra điều kiện gì trước khi nâng điểm. “Bị cáo là cấp dưới, anh Hoài bảo bị cáo làm nên bị cáo đồng ý, tự nguyện làm. Quá trình chấm thi, có 10 cán bộ thuộc Sở GD&ĐT và các cơ quan thanh tra, giám sát. Tuy nhiên, bị cáo can thiệp, sửa chữa nâng điểm một mình và chỉ mất 2 giây để nâng điểm xong một bài thi trắc nghiệm”, bị cáo Lương khai.
Theo bị cáo Lương, ngoài danh sách Nguyễn Thanh Hoài đưa, Lương còn được bạn bè, người quen nhờ nâng điểm cho 14 thí sinh. Những người này là cán bộ công an tỉnh, cán bộ giáo dục và các ngành khác có quen biết từ trước. Lương cũng tự nâng điểm cho con chú ruột của vợ.
“Sau khi sửa chữa nâng điểm, nghi ngờ bị lộ và có thể sắp bị bắt nên một buổi tối bị cáo tới nhà anh Nguyễn Thanh Hoài. Tại đây, anh Hoài nói lôi Phó giám đốc Sở là Triệu Thị Chính vào vụ này. Bị cáo có ghi âm cuộc nói chuyện và giấu thẻ nhớ trong con lợn đất tại nhà sau đó gửi mẹ vợ giữ hộ nhằm chứng minh anh Hoài là chủ mưu chứ không phải bị cáo”, Vũ Trọng Lương khai rành rọt trước tòa.
Chủ mưu khai gì?
Đến lượt mình, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài thừa nhận bản thân là người chủ mưu can thiệp sửa chữa nâng điểm cho các thí sinh ở Hà Giang. Ý định can thiệp nâng điểm khởi nguồn từ việc 5 cán bộ, lãnh đạo thuộc Sở GD&ĐT Hà Giang nhờ bị cáo nâng điểm cho con em họ trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Đáng chú ý, có ông Phạm Văn Khuông (nhờ nâng cho con) và Triệu Thị Chính (đưa danh sách 13 thí sinh) và 3 cán bộ khác cùng cơ quan nhờ nâng điểm cho con em họ.
Nhận được đề nghị, Nguyễn Thanh Hoài trao đổi với cấp dưới là Vũ Trọng Lương. Sau khi bị cáo Lương kiểm tra kỹ và phản hồi có thể can thiệp, sửa bài, nâng điểm, Nguyễn Thanh Hoài 3 lần đưa cho Lương thông tin các thí sinh cần nâng điểm.
Theo lời khai, bị cáo Triệu Thị Chính đã đưa mẩu giấy khổ A4, chữ đánh máy có danh sách kèm theo các thông tin số báo danh, địa điểm thi về 13 thí sinh nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm. Bị cáo Chính nói đây là con em lãnh đạo và đồng nghiệp, anh xem xét nâng điểm môn Văn cho các thí sinh này.
“Bị cáo Chính nói tới thí sinh nào, bị cáo ghi đánh dấu bên lề. Trong đó, có thí sinh M. (con ông Triệu Tài Vinh), có thí sinh là con ông Phạm Văn Khuông (Phó giám đốc Sở). Ngoài ra, thí sinh mang số báo danh 00582, là cháu bị cáo Chính”, bị cáo Hoài khai.
Nguyễn Thanh Hoài thừa nhận, nếu bị cáo Lương không giúp, bị cáo không thể nâng điểm được cho các thí sinh. Vì bị cáo không được tập huấn về kỹ thuật. Ngoài kỹ thuật viên không ai giúp được việc sửa chữa, nâng điểm bài thi. Sở chỉ có hai người là bị cáo Lương và Lê Thị Như Quỳnh là kỹ thuật viên được tập huấn kỹ thuật và trong tổ chấm bài trắc nghiệm.
Hôm nay, HĐXX tiếp tục làm việc.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài được dẫn giải tới tòa. Ảnh: Nguyễn Hoàn
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài nói không thể liệt kê đầy đủ những người nhờ mình nâng điểm cho thí sinh vì quá nhiều. Tuy nhiên, khi HĐXX đã nhắc tới ông Trần Đức Quý – Phó chủ tịch UBND tỉnh và bà Triệu Thị Giang (em ruột ông Triệu Tài Vinh), Nguyễn Thanh Hoài trả lời “đúng”. Bị cáo Hoài nói thêm, con ông Vinh cũng được bị cáo Chính nhờ trước đó, còn ông Quý nhờ nâng điểm cho thí sinh N.
Về mẩu giấy thi mà cảnh sát thu giữ trong vụ án có ghi “ lão phật gia nhờ”, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài trả lời, mẩu giấy này không liên quan tới vụ việc gian lận điểm thi xảy ra năm 2018. “Lão phật gia” trong mẩu giấy này là chị Tống Thị B., nguyên Chủ tịch Công đoàn giáo dục Hà Giang, nhờ xem điểm trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trước đó. Căn cứ vào mã số báo danh thí sinh trên mẩu giấy có thể xác định không liên quan tới kỳ thi THPT quốc gia 2018.
NGUYỄN HOÀN
Theo tienphong
Ngày mai 14/10, xử sơ thẩm vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang
Sáng mai (14/10), TAND tỉnh Hà Giang sẽ xét xử sơ thẩm vụ gian lận điểm thi tại tỉnh này, truy tố hai cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Triệu Thị Chính, Phạm Văn Khuông cùng 2 thuộc cấp Nguyễn Thanh Hoài, Vũ Trọng Lương và một cựu cán bộ Công an tỉnh.
Bị cáo Phạm Văn Khuang (trái ảnh) và Triệu Thị Chính.
Sáng mai (14/10), TAND tỉnh Hà Giang sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm vụ gian lận điểm thi, xảy ra tại Hội đồng thi THPT quốc gia ở Hà Giang. Trong vụ án này, 5 bị can bị truy tố 3 tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" và "Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi".
Năm bị cáo gồm: Nguyễn Thanh Hoài, Vũ Trọng Lương, nguyên trưởng và phó phòng Khảo thí;bị can Triệu Thị Chính và Phạm Văn Khuông nguyên là Phó giám đốc Sở GD&ĐT. Còn bị can Lê Thị Dung, là Phó đội trưởng thuộc Phòng Bảo vệ Chính trị nội bộ (Công an tỉnh Hà Giang).
Ngoài 5 bị cáo, tòa án sẽ triệu tập gần 200 người với tư cách nhân chứng, liên quan tới vụ án.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài (trái ảnh) và Vũ Trọng Lương tại cơ quan điều tra.
Trước đó, ngày 18/9, TAND tỉnh Hà Giang đã mở phiên xử sơ thẩm lần 1, tuy nhiên chỉ có 55 nhân chứng có mặt, 60 người có đơn xin vắng và 62 người vắng mặt không có lý do. Về việc này, đại diện VKSND cho rằng vắng mặt quá nhiều nhân chứng sẽ làm ảnh hưởng tới xét xử nên cần hoãn phiên tòa.
Kiểm sát viên cũng đề nghị triệu tập bà Vũ Thị Kim Chung - Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Hà Giang và bà Tống Thị Phương - cô ruột bị cáo Vũ Trọng Lương.
Tương tự, luật sư Hoàng Văn Hướng (bào chữa cho Triệu Thị Chính) nêu quan điểm nếu việc triệu tập nhân chứng không hợp lệ phải cần thiết phải hoãn phiên tòa. Đáp lại, chủ tọa Vương Thị Thu Hà cho biết, trong số 62 người làm chứng vắng mặt không có lý do, tòa án đã chuyển thư triệu tập đến từng người và được báo lại bằng thư bảo đảm rằng có 12 trường hợp không có người nhận.
Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa, mở lại vào ngày 14 đến 16/10 tới. Phía luật sư đề nghị đổi mốc thời gian này vì trùng lịch xét xử vụ gian lận điểm thi tại Sơn La nhưng bị chủ tọa từ chối.
NGUYỄN HOÀN
Theo tienphong
Tòa án Hà Giang xét xử độc lập dù Chánh án có con được nâng điểm Chánh án tỉnh Hà Giang được xác định có con được nâng điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Do đó, việc giải quyết vụ án hoặc phát ngôn được phân công cho các Phó chánh án. Nhóm bị cáo nâng điểm ở Hà Giang hầu tòa ngày 18/9. Như đã đưa, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang đã...