Xét xử vụ án ma túy xuyên quốc gia: Nhiều quan điểm trái ngược
Chiều 26/9, TAND TP Đà Nẵng tiếp tục xét xử vụ án vụ án ma túy xuyên quốc gia. Phần tranh luận khá gay gắt và có nhiều quan điểm trái ngược, chuyển phần nghị án do thời gian làm việc đã hết, Tòa sẽ tuyên án vào ngày 29/9 tới.
Tham gia tranh luận tại phiên tòa bào chữa cho bị cáo Lan, LS Hà Đăng thuộc đoàn luật sư Hà Nội không đồng tình với quan điểm truy tố về tội danh đối với bị cáo của VKS cho rằng, nội dung cáo trạng mâu thuẫn cơ bản về hành vi phạm tội là vận chuyển, nhưng lại truy tố các bị cáo về hành vi mua bán.
Cụ thể, nội dung phần đầu cáo trạng nêu “… hồi 22h10′ ngày 14/11/2012 bắt quả tang Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trần Thị Bích Liên, Noy và Ngô Văn Khởi có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy…” nhưng tại phần sau của cáo trạng lại nêu “Lái xe taxi đưa Lan, Liên và cháu Phú đến ga Đà Nẵng thì bị bắt quả tang…; cùng thời điểm đó thì Noy, Khởi cũng bị bắt tại phòng 301 khách sạn”. Toàn văn nội dung bản cáo trạng không có tài liệu nào chứng minh hành vi mua bán, nhưng tại phần kết luận để truy tố các bị cáo về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Cũng theo luật sư Hà Đăng hoạt động tố tụng vi phạm Điều 10, Điều 82 và Điều 95 BL TTHS dẫn đến các tài liệu không phản ánh đúng bản chất sự thật vụ án.
Ở đây, nội dung vụ việc là, lúc 22h10′ ngày 14/11/2012… “bắt quả tang Trần Thị Bích Liên và Nguyễn Thị Ngọc Lan cùng với Ngô Văn Khởi và Noy mua bán trái phép chất ma túy”.
Tuy nhiên, trên thực tế tại điểm sân ga Đà Nẵng không có sự việc bốn người trên đang cùng thực hiện hành vi mua bán, được chứng minh ngay lời khai trong biên bản: Liên khai tại BL 21, “khoảng 22h15′ ngày 14/11/2012 có hai người đàn ông đưa cho tôi một túi nilong bên trong có 4 hộp giấy, trong mỗi hộp giấy có chứa ma túy tổng hợp tại phòng 301 khách sạn Lousi… Lúc vừa đến khu vực 265 Hải Phòng thì bị lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ.
Ngô Văn Khởi khai: “… Liên đưa chúng tôi lên phòng 301, tại đây tôi giao cho Liên một túi nilong bên trong chứ 4 hộp giấy, trong các hộp giấy đều chứa ma túy tổng hợp…” Như vậy, không có việc bốn người đang mua bán và bị bắt.
Bên cạnh đó, LS còn đưa ra nhiều chứng cứ để chứng minh rằng, trong vụ án này còn có nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ.
Lực lượng dẫn giải bị cáo Noy
Trước hết, theo lời khai của Liên, sau khi vào Đà Nẵng bà Lan nói Liên mua 2 sim rác để giao dịch. Từ lời khai này, LS đã đưa ra bằng chứng, chứng minh thời điểm ở Hà Nội Liên đã sử dụng sim rác này để điện thoại cho bà Thanh.
Theo bị cáo Liên, Liên chỉ đi và làm theo lời của bà Lan, nói cách khác Lan chỉ đạo Liên làm tất cả mọi thứ. Vấn đề đặt ra ở đây, nếu như Liên khai Liên đang rất khó khăn, đi chuyến này là “giúp bà Lan vận chuyển ma túy ra Hà Nội và dì Thanh sẽ không để cho con thiệt đâu”.
Video đang HOT
Nhưng trên thực tế, các chi phí đi lại, tiền vé, tiền khách sạn đều do Liên chi trả. Chưa hết, khi bắt quả tang, trong người Liên có rất nhiều tiền trong khi trong người bà Lan lại có rất ít. Nếu bà Lan là người điều khiển Liên thì bà Lan phải là người nắm tài chính, đồng thời chỉ đạo tất cả kể cả việc chi tiêu của bị cáo Liên mới đúng.
Toàn cảnh vụ đại án ma túy 32.000 bánh heroin
Nói đến vấn đề bắt quả tang tại nhà ga Đà Nẵng, theo lời khai của Liên “có một người đàn ông đến bịt miệng bị cáo… bị cáo bị còng tay”. Sau khi thấy có người đến bắt giữ Liên bà Lan còn nắm tay cháu Phú tới hỏi “có việc gì với con dâu tôi vậy”.
Như vậy để thấy, khi lực lượng chức năng ập đến thì đang nhằm vào bị cáo Liên, nếu bị cáo Lan là người chỉ đạo trong vụ việc, thì theo phản xạ, bị cáo có thể thấy động “bỏ của chạy lấy người”, tại sao bị cáo vẫn còn đến để hỏi thăm.
Ở một khía cạnh khác, trong quá trình bắt quả tang, nhận thấy có một số tang vật không được thu giữ. Bên cạnh đó, với số tiền mà theo các bị cáo khai có 2 triệu đồng đã bị thu giữ, nhưng lại không hề có biên bản thu giữ số tiền này, vậy số tiền 2 triệu đó hiện nay đang ở đâu? Ai cầm số tiền này ai cầm? Sao không được làm rõ?…
Theo LS Đăng cũng như các LS tham gia bào chữa cho bị cáo Lan đều cho rằng lời khai của bị cáo Liên nghe thì rất rõ ràng rạch mạch, tuy nhiên, khi chất vấn bị cáo khai rất mâu thuẫn.
Các LS đã đưa ra nhóm chứng cứ để chứng minh bị cáo Liên mới là người đứng đầu vụ việc và đang cố tình đỗ vấy sang cho bị cáo Lan; đồng thời, các LS cũng cho rằng, vụ án này chưa đầy đủ tài liệu, chưa đủ căn cứ để kết tội bị cáo Lan.
Đối với bị cáo Noy, LS cũng cho rằng chưa đủ cở sở để kết tội bị cáo nếu chỉ dựa vào lời khai và nhận tội “ngoan ngoãn” của bị cáo Liên.
Đối tượng Khởi là người đi cùng bị cáo Noy sang Việt Nam, là người thông dịch chính cho Noy, vấn đề nếu Noy có tội vậy Khởi phiên dịch thì Khởi phải biết quá trình mua bán ma túy sao Khởi lại được “ưu ái” bỏ qua.
Không chỉ vậy, lời khai của Noy lại được chính Khởi dịch và ghi lại, vấn đề này liệu có khách quan và đúng theo nội dung vụ việc?
Nói đến số tiền 2 triệu theo Liên khai Liên đưa cho Noy, vậy Noy có biết tiếng Việt và có thể tiêu tiền Việt mà không cần đến Khởi?
Một vấn đề tiếp theo các LS chứng minh lời khai của bị cáo Liên rất mâu thuẫn với chính lời khai của mình đó là: trong lời khai tại hồ sơ bị cáo Liên xác định, Khởi là người đàn ông mặt sùi biết nói Tiếng Việt, còn Noy là người có mặt thư sinh không biết tiếng Việt.
Và, bị cáo Liên đã đưa tiền cho người mặt sùi, tuy nhiên sau đó tại phiên tòa lại khai đưa cho Noy kèm theo lời khai trong quá trình trao đổi tại phòng 301, bà Thanh có điện thoại và nói “đưa cho Noy (mặt thư sinh) 2 triệu và đừng nói cho Khởi (mặt sùi) biết là ma túy mà nó đòi thêm tiền”.
Nhưng trong lời khai trước tòa, Liên lại cho rằng người đàn ông mặt sùi chính là Noy. Vậy nếu theo lời khai của Liên thì đừng nói cho “mặt sùi” tức là không nói cho Noy biết, vậy đã là quá mâu thuẫn. Việc bị cáo Liên khai thành khẩn cũng cần phải nên xem xét lại…
Luật sư bào chữa cho bị cáo Liên, đưa ra nhiều vấn đề và cho rằng rất “lo gic” để bảo vệ cho thân chủ của mình. Cụ thể theo LS, việc bà Lan và bà Thanh ở Lào là chị em ruột…; chẳng có người mẹ nào mà đi mua bán ma túy lại mang con đi; sao bị cáo Lan nói thương cháu nhưng lại không mua công đức cho cháu Phú… Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng những vấn đề mà LS đưa ra không có “lô gic” khi chỉ nêu ra mà không làm rõ sự “lô gic” này thực chất không nói lên được vấn đề gì hết.
Đại diện Viện KSND thừa nhận có khiếm khuyết trong quá trình điều tra vụ án, tuy nhiên, trong trả lời điều tra bổ sung đã giải thích rõ, các khiếm khuyết này không ảnh hưởng đến kết quả điều tra, do đó, đại diện Viện KSND thực hành quyền công tố tại tòa vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố, đề nghị HĐXX tuyên phạt Lan và Noy mức án tù chung thân, Liên 20 năm tù về tội danh Mua bán trái phép các chất ma túy…
Chiều 26/9, HĐXX kết thúc phần tranh luận, chuyển sang phần nghị án nhưng do thời gian làm việc đã hết nên quyết định sẽ tuyên án vào 29/9 tới, PV sẽ tiếp tục cập nhật kết quả vụ án nói trên.
Theo Công lý
Nỗi ám ảnh của đứa con tội lỗi
Chỉ đến khi đứng trước vành móng ngựa, bị cáo mới thấm thía tình yêu thương vô bờ của cha ẩn sau những lời la mắng, răn đe...
Phiên tòa xét xử vụ án giết người đối với bị cáo N.P.L (SN 1991, ngụ quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) hôm ấy vắng hoe. Đại diện hợp pháp cho người bị hại và bị cáo đều ngồi chung một hàng ghế. Sau lưng họ là một khoảng trống mênh mông...
Bị cáo L. tại phiên tòa sơ thẩm của TAND TP Đà Nẵng.
Đâm cha 37 nhát dao
Năm 2010, mẹ của L. bỗng mắc chứng tâm thần, không kiểm soát được hành vi, nửa mê nửa tỉnh. Cha L. làm bảo vệ cho một công ty có trụ sở tại quận Liên Chiểu, đồng lương khiêm tốn nên khá chật vật khi phải nuôi vợ và 2 con trai đang tuổi ăn học. Thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của gia đình L., bà N.Đ.M.U, giám đốc công ty nơi cha L. làm bảo vệ, đã dành một phần đất trống để họ trồng trọt, chăn nuôi kiếm thêm thu nhập.
Thấy một mình cha khó kham nổi kinh tế gia đình, L. quyết định bỏ việc học ở trường cao đẳng về nhà trồng ngô, nuôi heo rừng và vịt. Do việc làm ăn không thuận lợi, bị thua lỗ, L. nhiều lần bị cha nặng lời.
Chiều 1/4, L. lại bị cha mắng. Giận cha, L. im lặng bỏ đi cuốc đất. Đang làm việc giữa chừng, hình ảnh về người cha luôn la mắng, trách móc hiện ra khiến nỗi bực tức dâng trào, L. nhặt mấy viên đá, lận 2 con dao đi... giết ông cho hả giận. Ra đến cổng, thấy cha nói chuyện với bà giám đốc công ty, L. vác đá ném vào người ông. Khi cha L. bỏ chạy, anh ta liền đuổi theo, dùng dao đâm liên tiếp cho đến khi ông gục ngã.
Theo kết quả giám định pháp y, nạn nhân bị đâm chết bởi 37 nhát dao, trong đó có nhiều nhát gây thủng phổi, thủng tim.
"Cha thương con nhiều lắm..."
Đến dự phiên tòa, cô ruột L. cho biết sau khi vụ án xảy ra, bệnh tình của mẹ L. càng nặng hơn. "Cô ấy suốt ngày đi lang thang như kẻ không nhà. Nhiều lúc ở ngoài đường, cô ấy xé toạc quần áo đang mặc. Cô ấy đau quá, có mê cũng nhận biết được nỗi đau con giết cha. Gia đình tan nát còn đâu..."- cô ruột của L. nấc nghẹn.
Bà cho biết L. vốn hiền lành, sống lầm lũi, ít nói. Có lẽ vì vậy mà những uất ức trong lòng, L. không biết tâm sự cùng ai, dẫn đến trong phút nông nổi, anh ta đã gây nên tội tày đình. Bà xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt để L. sớm được về hương khói chuộc lỗi với cha và nuôi mẹ tâm thần.
Từ đầu đến cuối phiên tòa, em trai của L. cứ ngồi cúi đầu, câm lặng. Giờ nghị án, một anh cảnh sát dẫn giải bị cáo đến chuyển lời nhắn của L.: "Cố gắng sống tốt, đừng gục ngã vì anh". Chưa kịp nghe hết câu, người em trai đã òa khóc. "Bây giờ, em không còn giận mà thấy thương anh ấy quá. Chắc anh ấy còn đau hơn em. Làm sao mà chịu được nỗi ám ảnh, dằn vặt khi mà chính tay mình đã giết chết cha?" - em của L. thổn thức.
Dù không được hỏi đến nhưng bà N.Đ.M.U vẫn xin được nói vài lời trước khi HĐXX vào nghị án. Bà U. trải lòng: "L. ơi, con đừng hiểu lầm cha mình. Ông la mắng không phải vì ghét con mà vì thương con đó". Theo lời bà U., nhiều lần cha L. tâm sự với bà về chuyện gia đình, nhất là chuyện của L. Ông nhờ bà U. tuyển L. vào làm bảo vệ tại công ty để ổn định cuộc sống rồi cưới vợ, sinh con. "Cha con bảo có vậy ông mới yên lòng được. Ông ấy quan tâm và thương con nhiều nên mới la mắng để con tự rèn luyện nên người đó" - bà nhắn nhủ.
Bà U. vừa nói xong, L. ôm mặt khóc. Có lẽ đến lúc này, L. mới thực sự nhận ra tình thương của cha dành cho mình bao la đến nhường nào.
Bản án nhân văn Dù bị cáo có nhiều tình tiết tăng nặng, như: giết người có tính chất côn đồ, giết người sinh ra mình... nhưng HĐXX TAND TP Đà Nẵng đã tuyên phạt L. mức án tù chung thân. Bên lề phiên xử, một thẩm phán tâm sự: "Hành vi của L. rất đáng bị trừng phạt nghiêm khắc bằng bản án tử hình. Tuy nhiên, vụ án xảy ra đã khiến cả gia đình người bị hại lẫn bị cáo rơi vào khốn cùng. Nếu tử hình bị cáo, e là làm tăng thêm nỗi đau đớn, mất mát cho gia đình họ và càng khiến vụ án thêm nặng nề. Chi bằng mở cho bị cáo một lối đi mới để gia đình họ cảm thấy còn một lối thoát. Đó vừa là mong muốn không chỉ của những người đang ở đây mà còn là của người đã quá cố để xoa dịu một phần nỗi đau trong họ".
Theo Bích Vân (Người Lao Động)
Bản án nghiêm khắc cho nhóm côn đồ dùng súng bắn người Nghi ngờ có người rú ga xe máy nổ lớn để chọc tức mình, Hiếu đã huy động nhóm đối tượng dùng hung khí đánh và bắn người trả thù... Ngày 19-8, TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử đối với các bị cáo Phạm Thanh Hiếu (SN 1988, trú tổ 77, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP Đà...