Xét xử vụ án hủy hoại rừng mà Báo CAND phản ánh
Sau khi Báo CAND phản ánh vụ án hủy hoại rừng tại xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra, làm rõ đối tượng vi phạm và xét xử theo quy định.
Ngày 10/9, tại Nhà văn hóa cộng đồng xã Đăk Pxi, TAND huyện Đăk Hà đã tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại tiểu khu 325, thuộc xã Đăk Pxi đối với bị các cáo Lê Võ Văn Khương, A Huk, A Khuy, A Toang, Y Nen.
Theo cáo trạng, khoảng đầu tháng 1/2024, Lê Võ Văn Khương (SN 1972, trú xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà) thuê 4 người gồm: A Huk, A Khuy (cùng trú xã Đăk Long, huyện Đăk Hà); A Toang và Y Nen (cùng trú xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy) đến khoảnh 9, tiểu khu 325 thuộc địa phận xã Đăk Pxi để chặt, phá cây rừng lấy đất trồng cây Keo.
Các bị cáo tại phiên xét xử.
Tại đây, Khương dùng cưa máy (loại cưa xích cầm tay); các bị can A Huk, Y Nen, A Khuy, A Toang dùng dao để chặt hạ các cây rừng là tre, nứa, lồ ô, cây gỗ rừng tự nhiên. Đây là diện tích rừng Nhà nước giao cho ông A Hlim và A Lip (trú xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà) nhận khoán quản lý.
Ngày 22-25/3, tổ tuần tra, kiểm tra thuộc UBND xã Đăk Pxi phát hiện vụ việc và báo cáo Hạt kiểm lâm huyện Đăk Hà thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền. Sau đó, cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường và xác định diện tích rừng bị phá là 22.019,2 m2; khối lượng gỗ thiệt hại là 94,383 m3 (có trị giá hơn 218 triệu đồng).
Quá trình điều tra, các đối tượng liên quan đến vụ phá rừng đã khai nhận hành vi vi phạm. Tại phiên xét xử, các bị cáo đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội và tự giác khắc phục thiệt hại với tổng số tiền 112 triệu đồng.
Video đang HOT
Căn cứ tính chất, mức độ hành vi vi phạm, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo Lê Võ Văn Khương 45 tháng tù giam, A Huk và A Toang 15 tháng tù, A Khuy 19 tháng tù giam và Y Nen 12 tháng tù giam.
Trước đó, Báo CAND đã liên tục phản ánh, nhiều diện tích rừng tại Tiểu khu 325 thuộc địa phận xã Đăk Pxi bị tàn phá, cả nghìn cây rừng bị chặt hạ, đốt cháy nham nhở. Dù hiện trường là vậy nhưng UBND huyện Đăk Hà lại có báo cáo với nội dung không phát hiện vụ việc gây cháy rừng tại xã Đăk Pxi.
Sau khi đi kiểm tra thực tế, Huyện ủy Đăk Hà nhận thấy nội dung báo cáo của UBND huyện không chính xác, chưa đúng với thực tế nên yêu cầu chỉ đạo Công an huyện điều tra, xác minh, làm rõ diện tích rừng bị chặt phá, số lượng, chủng loại cây bị chặt hạ…
Tiếp đó, UBND tỉnh Kon Tum cũng vào cuộc chỉ đạo, yêu cầu điều tra, xác minh, làm rõ đối tượng và hành vi vi phạm.
Phó giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Bình Dương nói không biết việc nhận 'bồi dưỡng' là sai
Các bị cáo nhận tiền 'bồi dưỡng' từ các chủ xe để bỏ qua các lỗi vi phạm, sau đó chia tiền từng nhân viên tại trung tâm đăng kiểm.
Ngày 10-9, TAND tỉnh Bình Dương đưa ra xét xử vụ án nhận hối lộ liên quan đến Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 61.08D (phường Tân Định, TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương).
Bị cáo Lê Minh Quang khai nhận không nhận thức được việc nhận tiền 'bồi dưỡng' là sai. Ảnh: KD
Trong buổi sáng, sau phần thủ tục HĐXX bắt đầu xét hỏi lần lượt từng bị cáo.
Trả lời những câu hỏi của HĐXX, bị cáo Lê Minh Quang (Phó Giám đốc phụ trách, Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 61.08D), thừa nhận không trực tiếp nhận tiền "bồi dưỡng" từ các chủ xe để bỏ qua các lỗi vi phạm.
Tuy nhiên, bị cáo Quang có biết và đồng ý để cho các nhân viên làm việc này.
Bị cáo Quang cho rằng, các lỗi bỏ qua là các lỗi nhỏ, không ảnh hưởng đến độ an toàn kỹ thuật của xe.
Ngoài ra, bị cáo Quang còn khai rằng không nhận thức được việc nhận tiền "bồi dưỡng" của các chủ xe là vi phạm pháp luật. Chỉ khi bị cơ quan công an bắt giữ điều tra thì mới nhận thức được việc làm của bị cáo là vi phạm.
Trong chiều nay, HĐXX tiếp tục xét hỏi các bị cáo khác. Dự kiến đến cuối ngày hôm nay (10-9) HĐXX sẽ tuyên án.
Theo cáo trạng, 11 bị cáo bị truy tố gồm: Lê Minh Quang (Phó Giám đốc phụ trách), Nguyễn Mạnh Tường (Phó Giám đốc); các đăng kiểm viên Hoàng Thanh Phương, Lê Thái Quốc Cường, Nguyễn Xuân Nhàng, Đinh Thế Sơn, Đoàn Phước Tấn; Hồ Hoàng Hải (Trưởng phòng nghiệp vụ) và các nhân viên nghiệp vụ Trần Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Ngọc Hoàng An, Hà Quốc Tuấn.
Từ tháng 7-2020 đến tháng 10-2022, các bị cáo trên đã cấu kết chặt chẽ với nhau, cùng thống nhất thực hiện việc nhận tiền của các chủ phương tiện hoặc tài xế để bỏ qua lỗi kỹ thuật của phương tiện xe cơ giới trong quá trình kiểm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; nghiệm thu xe cơ giới cải tạo. Tổng số tiền nhận hối lộ của các bị cáo khoảng hơn 100 triệu đồng.
Theo điều tra, các bị cáo biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vì lợi trước mắt nên vẫn thực hiện.
Đáng chú ý, Lê Minh Quang (Phó Giám đốc phụ trách) đã chỉ đạo các đăng kiểm viên, nhân viên thực hiện việc nhận tiền của chủ phương tiện để bỏ qua lỗi kỹ thuật...
Bên cạnh đó, Quang chỉ đạo việc lập "quỹ đen" từ nguồn tiền nhận hối lộ để chia cho các nhân viên trong trung tâm.
Ngoài ra, còn có một số nhân viên tại trung tâm trên có nhận tiền từ "quỹ đen" nhưng không trực tiếp tham gia việc đăng kiểm bỏ qua lỗi kỹ thuật của phương tiện, không trực tiếp nhận tiền hối lộ, không gợi ý, thỏa thuận với chủ phương tiện.
Toàn bộ số tiền nhận từ "quỹ đen" đều đã nộp lại nên không xem xét xử lý.
Trong hồ sơ còn nhắc đến, ông Nguyễn Văn Cư, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 61.08D.
Tuy nhiên, thời gian từ tháng 7-2020 đến tháng 9-2022, ông Nguyễn Văn Cư không trực tiếp quản lý mà ủy quyền cho Lê Minh Quang quản lý nên không có liên quan đến các hành vi sai phạm.
Bắt Phó Chánh án TAND huyện về tội nhận hối lộ Phó Chánh án TAND huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai vừa bị Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bắt về hành vi nhận hối lộ. Ngày 9/9, nguồn tin riêng của Báo CAND cho biết, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao vừa thực hiện lệnh bắt, khám xét nơi làm việc của Thẩm phán Bùi Viết...