Xét xử vụ án hủy hoại rừng: 2 vợ chồng đều kêu oan
Bị cáo buộc gây thiệt hại về cây rừng là 360 triệu đồng, các bị cáo cho rằng chỉ chặt phát cây, thực bì để trồng cây keo chứ không có rừng tự nhiên, không thu lợi gỗ rừng.
Ngày 27-9, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án hủy hoại rừng đối với bị cáo Phạm Lê Huân, Phan Thị Tâm (vợ ông Huân), Trần Văn Năng, Phạm Đình Cầu, Nguyễn Phi Trường và Phạm Thị Huyền (trú huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
Điều tra viên vụ án, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tiêm, kiểm lâm, UBND xã Phú Gia (huyện Hương Khê)… được triệu tập đến phiên tòa.
Đại diện VKSND tỉnh Hà Tĩnh đọc cáo trạng, cáo buộc vợ chồng Huân, Tâm thuê Năng, Cầu, Trường và Huyền phát thực bì tại rừng Kền Kền thuộc xã Phú Gia. Kết quả điều tra xác định trong hơn 23 ha rừng đã phát, chặt phá có 41.400 m2 rừng tự nhiên thuộc khoảnh 2 và 5a, tiểu khu 229, xã Phú Gia.
Khi bước vào xét hỏi, chủ tọa phiên tòa yêu cầu cách ly bị cáo Huân và Tâm ra ngoài.
Video đang HOT
Quang cảnh phiên tòa.
Các bị cáo Trần Văn Năng, Phạm Đình Cầu, Nguyễn Phi Trường và Phạm Thị Huyền thừa nhận có hợp đồng làm thuê phát thực bì tại rừng Kền Kền thuộc xã Phú Gia cho ông Huân, bà Tâm để trồng rừng cây keo chứ không phải “lâm tặc”.
Các bị cáo khai quá trình phát, chặt sạch các cây dại, các bị cáo Năng, Cầu, Trường và Huyền cũng như vợ chồng ông Huân, bà Tâm không thu lợi cây củi, không thu lợi cây gỗnào.
Bị cáo Cầu và Năng khai có những cây rừng lớn tự nhiên thì chừa ra không chặt, sau đó có thể bị người dân vào khai thác, bởi sau khoảng tám tháng mới khám nghiệm hiện trường vụ án.
Bị cáo Năng, Trường khai cho rằng Huân đi chỉ rừng cho các bị cáo nhưng bị cáo Huân phủ nhận những lời khai này.
Bị cáo Huân cho rằng khoảnh 2 và 5a, tiểu khu 229 không có rừng tự nhiên.
“Nếu có rừng bị cáo phải giữ rừng sao bị cáo chỉ đạo chặt phá rừng đi được. 10 năm nay bị cáo đầu tư mà chưa thành rừng kể cả diện tích hơn 20 ha cây keo chưa thành rừng trồng. Do đó, phát thực bì để trồng rừng trở lại” – bị cáo Huân nói.
“Khu vực xác định có rừng tự nhiên đó, đến thời điểm đầu năm 2016 thì tình trạng rừng đó thế nào?” – chủ tọa phiên tòa hỏi. Bị cáo Huân trả lời: “Dạ, khu vực đó cây thưa thớt và trước đây có trồng một số cây keo rồi nhưng nó không thành rừng. Còn cái tường trình của bị cáo có mất rừng gửi cơ quan điều tra là ở chỗ khác, bị cáo có bản đồ đây”.
Rất đông người dân đến tham dự phiên tòa, hội trường xét xử không đủ ghế cho người dân ngồi.
Bị cáo Huân cũng cho rằng khu vực đó (nơi bị truy tố) chưa thành rừng tự nhiên, để thành rừng phải có quy chuẩn. Chủ tọa nói “Quy chuẩn thì sẽ có cơ quan chuyên môn giải thích”.
Chủ tọa hỏi tiếp: “Theo như phản ánh 45 ha rừng tự nhiên bị cáo nói chưa thành rừng, bị cáo nói bị một số người lên chặt phá thì chặt phá cái gì đó?”. Bị cáo Huân trả lời: “Không thành rừng nhưng có một số cây bản địa sót lại bị họ chặt, nên bị cáo báo cơ quan chức năng”.
Chủ tọa phiên tòa hỏi quan điểm bị cáo Huân về việc cơ quan xác minh và định giá về khu vực rừng tự nhiên do chặt phá 41.400 m2 thiệt hại về rừng 360 triệu đồng và về môi trường hơn 1 tỉ đồng.
Bị cáo Huân trả lời: “Bị cáo không thấy, không chứng kiến thiệt hại đó ạ. Nếu như có thiệt hại thì cái này bị cáo là người bị hại, của bị cáo bị mất, bởi Nhà nước giao cho bị cáo, bị cáo giữ nguyên là không có rừng”.
Ngày mai (28-9), phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi và tranh luận.
Đ.LAM
Theo PLO
Truy trách nhiệm vụ phá rừng phòng hộ A Lưới
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu cơ quan chức năng điều tra, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và có các hình thức xử lý kỷ luật vụ phá rừng phòng hộ tại huyện A Lưới.
Ngày 26-9, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đã có công văn yêu cầu Sở NN&PTNT, các địa phương và các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh này tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Gỗ bị chặt tại rừng phòng hộ A Lưới
Công văn cũng nêu rõ, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế khẩn trương chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới và Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới tiếp tục điều tra, làm rõ trách nhiệm của cá nhân và tổ chức và các hình thức xử lý kỷ luật mà dư luận phán ánh trong thời gian qua; chấn chỉnh ngay tình trạng quản lý bảo vệ rừng ở khu vực này. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các phương án phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng chuyên trách tại các tuyến, khu vực trọng điểm, thiết yếu.
Trước đó, một số cơ quan báo chí phản ánh tình trạng phá rừng tại Tiểu khu 297 thuộc rừng phòng hộ A Lưới do Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới quản lý, bảo vệ. Sau khi có phản ánh, đơn vị này đã phối hợp Hạt Kiểm lâm A Lưới kiểm tra hiện trường tại tiểu khu 297, phát hiện 24 gốc cây bị chặt hạ có đường kính trung bình từ 0,4 -0,6 m nằm rải rác. Các gốc bị chặt hạ là quế rừng, trám chũa, chò, mỡ, dẻ... thuộc gỗ nhóm 6, nhóm 7. Ngoài ra, tại khu vực được kiểm tra còn phát hiện 26 phách gỗ chò, trám lên tới hàng mét khối.
Theo ghi nhận, khu vực rừng bị chặt phá cách cầu Mỏ Quạ (QL 49A) chừng vài km, con đường dẫn vào đá dăm lởm chởm, nhiều đèo dốc. Đây là khu rừng tự nhiên do Đội Quản lý bảo vệ rừng Mỏ Quạ, thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới quản lý, bảo vệ.
Q.Nhật
Theo Danviet
Lâm tặc chặn đầu xe, tấn công kiểm lâm để tẩu tán gỗ Nhóm đối tượng chở gỗ lậu bị kiểm lâm phát hiện, truy bắt thì lập tức dùng xe mô tô chặn đầu xe lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ rồi tấn công khiến 1 cán bộ kiểm lâm gãy 1 đốt tay. Đối tượng sau đó đã bỏ trốn vào rừng. Gỗ rừng cổ thụ bị lâm tặc cưa hạ Ngày...