Xét xử vụ án Agribank Mạc Thị Bưởi: Triệu tập điều tra viên
Biết doanh nghiệp vay vốn sai mục đích nhưng dàn lãnh đạo Agribank Mạc Thị Bưởi vẫn ký cho vay, gây thất thoát hơn 90 tỉ đồng. Tại tòa, luật sư đưa ra bằng chứng điều tra viên in sẵn biên bản ghi lời khai rồi mang đến cho bị can ký tại toà. Do đó, HĐXX quyết định triệu tập điều tra viên tới tòa.
Ngày 12/6, TAND TPHCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về cho vay, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Mạc Thị Bưởi (viết tắt là Agribank Mạc Thị Bưởi- nay là chi nhánh Trung tâm Sài Gòn).
Trong vụ án này, các bị cáo là Phạm Thị Mai Toan (nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm giám đốc), Phí Thị Ong (nguyên phó giám đốc), Đỗ Thị Yến (nguyên phó giám đốc) và 3 cán bộ Agribank Mạc Thị Bưởi bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cùng vụ án, bị cáo Phạm Văn Chính (giám đốc công ty Á Châu); Hoàng Văn Cường (giám đốc công ty A.D.N); Đỗ Minh Quang (thành viên góp vốn công ty A.D.N) bị đưa ra xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Dự kiến phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày.
Theo cáo trạng, từ đầu năm 2007, Agribank Mạc Thị Bưởi có quan hệ tín dụng với công ty Á Châu do Phạm Văn Chính là giám đốc.
Tháng 10/2009, Phạm Văn Chính ký hồ sơ vay số tiền 90 tỉ đồng của Agribank Mạc Thị Bưởi để đầu tư dự án khu phức hợp căn hộ.
Quá trình thẩm định, các cán bộ Agribank Mạc Thị Bưởi đều báo cáo dự án có tính khả thi cao và đề xuất cho công ty Á Châu vay vốn. Sau đó, Phó giám đốc Agribank Mạc Thị Bưởi là Phí Thị Ong đã ký phê duyệt cho vay.
Mặc dù thời điểm vay vốn, công ty Á Châu chưa được cấp phép thực hiện dự án nhưng Phạm Thị Mai Toan vẫn chỉ đạo nhân viên cấp dưới tiến hành làm thủ tuc để Á Châu vay 90 tỉ đồng.
Video đang HOT
Kết quả điều tra cho thấy, sau khi đối trừ các tài sản thế chấp, Công ty Á Châu không còn khả năng thanh toán cho Agribank Mạc Thị Bưởi hơn 21 tỉ đồng.
Tại cơ quan điều tra, bà Phạm Thị Mai Toan khai nhận có quen biết với Hoàng Tiến Dzũng – người thành lập công ty Á Châu nhưng lại thuê người khác đứng tên.
Hoàng Tiến Dzũng đặt vấn đề với bà Toan về việc công ty Á Châu cần tiền để trả các khoản nợ lãi cũ cho các công ty khác mà Dzũng thành lập.
Hoàng Tiến Dzũng “vẽ” ra dự án khu phức hợp căn hộ để vay tiền chứ thực chất không dùng tiền vay được để đầu tư. Dzũng hứa với Toan khi nào có tiền sẽ thực hiện dự án.
Bà Toan biết công ty vay vốn sai mục đích nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới giải ngân cho Á Châu vay 90 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, vào năm 2009, bà Phí Thị Ong đã ký phê duyệt cho công ty A.D.N vay 75 tỉ đồng với tài sản thế chấp là 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, những người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này xác nhận họ không giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất với công ty A.D.N. Một số giấy chứng nhận khác là giả.
Đến nay, công ty A.D.N không có tài sản đảm bảo cho khoản vay và không có khả năng thanh toán cho Agribank Mạc Thị Bưởi số tiền 75 tỉ đồng.
Riêng Hoàng Tiến Dzũng hiện đã xuất cảnh, không có mặt tại địa phương nên cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã đối với Dzũng, đồng thời tạm đình chỉ điều tra cho đến khi bắt được Dzũng.
Tại phiên tòa sáng nay, trong phần làm thủ tục, luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn luật sư TPHCM, bảo vệ cho bị cáo Toan), yêu cầu HĐXX triệu tập điều tra viên đến phiên tòa để làm rõ nhiều vấn đề.
Luật sư Công khẳng định khi lấy lời khai, cơ quan điều tra viết sẵn rồi đưa cho bị can ký. Với tính chất là một biên bản ghi lời khai vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định việc định tội nhưng cơ quan điều tra thực hiện không khách quan, trái quy định pháp luật.
Trước bằng chứng luật sư đưa ra, HĐXX chấp nhận kiến nghị triệu tập điều tra viên trong quá trình xét xử.
Xuân Duy
Theo Dantri
"Đại gia" Hứa Thị Phấn vắng mặt, phiên xử hi hữu sẽ diễn ra thế nào?
Bà Hứa Thị Phấn là bị can chính trong vụ án TrustBank bị rút ruột hơn 12.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo kết quả giám định thì sức khỏe của bà Phấn rất yếu, nhiều khả năng sẽ không có mặt tại tòa. Đây được cho là một phiên xử hi hữu khi toà xử một bị cáo đầu vụ mà không có bất cứ lời khai nào của đương sự.
Dự kiến, từ ngày 8 - 31/5, TAND TPHCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với bị cáo Hứa Thị Phấn (nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín - viết tắt TrustBank, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phú Mỹ) cùng 27 đồng phạm.
Bị can Hứa Thị Phấn sức khỏe chỉ còn 7% nên rất có để có mặt tại phiên tòa sắp tới.
Bà Phấn bị cáo buộc lợi dụng quyền chi phối (nắm 85% cổ phần Đại Tín) chỉ đạo cấp dưới thực hiện hàng loạt sai phạm dẫn đến gây thiệt hại hơn 12.000 tỉ đồng của ngân hàng này.
Tuy nhiên, 2 ngày trước khi bị khởi tố, bà này nhập viện. Công an nhiều lần đến lấy lời khai nhưng nữ đại gia luôn trong tình trạng "khó tiếp xúc, gọi hỏi không trả lời".
Theo thẩm phán Phạm Lương Toản - Chánh tòa hình sự TAND TPHCM (người được phân công làm chủ tọa phiên tòa này), trong hồ sơ đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về tình trạng sức khỏe của bà Phấn nên HĐXX xét thấy không cần thiết phải trưng cầu lại.
Theo kết luận giám định này, bà Phấn mất sức khỏe 93% do các bệnh cao huyết áp giai đoạn 2, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, thoái hóa khớp gối... và không có khả năng đi lại.
"Việc bà Phấn có mặt tại phiên tòa hay không đến ngày mở phiên tòa mới biết được, vì hiện tại các luật sư của bà Phấn chưa có đề nghị nào liên quan. Tòa cũng đã tống đạt giấy triệu tập hợp lệ đến bị cáo. Nếu bà Phấn vì sức khỏe không thể có mặt và xét thấy sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại đến việc xét xử thì HĐXX vẫn xét xử vụ án bình thường", ông Toản nhấn mạnh.
Nguyên Phó Chánh tòa hình sự TAND TPHCM Vũ Phi Long cho rằng, đây là trường hợp khá hi hữu khi toà xét xử một bị cáo đầu vụ mà không có bất kỳ lời khai nào của bị cáo.
"Người bị mất 93% sức khỏe thì tạm thời được coi là người có nhược điểm về thể chất và tâm thần. Tuy nhiên, để xác định họ có mất, hay hạn chế năng lực hành vi, khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải qua giám định pháp y", ông Long nói.
Ông viện dẫn khoản 1 điều 290 bộ luật Tố tụng hình sự 2015: "Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa".
"Trong trường hợp này, bà Phấn có lý do bất khả kháng nên phải trưng cầu giám định tâm thần. Nếu kết quả cho thấy bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì HĐXX tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Ngoài ra, tòa án còn có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp bị cáo làm đơn đề nghị xét xử vắng mặt và HĐXX chấp nhận, nếu sự vắng mặt không gây trở ngại cho việc xét xử", ông Long phân tích.
Là 1 trong 4 người bảo vệ bà Phấn, luật sư Lưu Văn Tám nói rằng: "Sức khỏe của thân chủ tôi rất khó để tham gia phiên tòa, giống như lần xét xử vụ án OceanBank, Phạm Công Danh khi bà Phấn là người liên quan. Tại phiên phúc thẩm vụ án Hà Văn Thắm đang diễn ra, bà Phấn là người kháng cáo mà không thể có mặt. Nếu TAND TPHCM đưa vụ án ra xét xử trong tình trạng sức khỏe bà Phấn không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của bị cáo, không đảm bảo tính chặt chẽ về tố tụng. Bởi các bên liên quan có thể đưa ra những cáo buộc, quan điểm bất lợi mà bà ấy không thể thực hiện quyền tự bào chữa", ông Tám nêu quan điểm.
Theo luật sư, trong trường hợp này cơ quan tố tụng nên tạm đình chỉ vụ án, tương tự như trường hợp cựu Chủ tịch Ngân hàng ACB Trần Xuân Giá trong vụ án "bầu" Kiên trước đây.
Xuân Duy
Theo Dantri
Vụ 10 cán bộ Navibank hầu tòa: Không triệu tập Phó Chánh án TAND Cấp cao Luật sư của các bị cáo đề nghị triệu tập Phó chánh án TAND Cấp cao tại TPHCM đến dự phiên tòa xét xử 10 bị cáo nguyên là cán bộ lãnh đạo Navibank. Tuy nhiên, HĐXX cho là không có căn cứ để chấp nhận kiến nghị của các luật sư. Sau 3 ngày tạm nghỉ, ngày 12/3, phiên xử ông Lê...