Xét xử phúc thẩm vụ gian lận thi cử tại Sơn La
Trần Xuân Yến cho rằng, số điểm ghi trong danh sách thông tin các thí sinh là điểm do gia đình tự chấm và giữ nguyên nội dung kháng cáo.
Sáng 19/11, tại TAND tỉnh Sơn La, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án hình sự Trần Xuân Yến, cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La và các đồng phạm về tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tại phiên tòa, HĐXX đã xét hỏi 5/5 bị cáo là: Trần Xuân Yến, cựu Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La; Lò Văn Huynh, cựu Trưởng phòng khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT; Nguyễn Minh Khoa, cựu Phó trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La; Nguyễn Thanh Nhàn, cựu Phó trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục; Nguyễn Thị Hồng Nga, cựu chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La. 2 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có đơn kháng cáo là bà Lê Thị Thanh Yến và ông Lê Thanh Sơn (là vợ và em vợ bị cáo Lò Văn Huynh).
Trong phần xét hỏi, bị cáo Trần Xuân Yến cho rằng, số điểm ghi trong danh sách thông tin các thí sinh là điểm do gia đình tự chấm; việc bị cáo đánh máy lại danh sách là do ông Hoàng Tiến Đức, Chủ tịch Hội đồng thi, Trưởng ban chấm thi đưa cho bị cáo trước đó có 1 tờ bị bẩn nên bị cáo phải đánh lại; bị cáo Yến giữ nguyên đơn kháng cáo, nội dung kháng cáo.
Bị cáo Nguyễn Minh Khoa khai nhận có chuyển thông tin 2 thí sinh để nhờ bị cáo Lò Văn Huynh xem điểm giúp con em của bạn bè, đồng nghiệp ở cơ quan. Việc làm này xuất phát từ tình cảm, không nhận bất cứ vật chất gì từ phía 2 gia đình. Bị cáo cũng thừa nhận việc nhờ xem điểm giúp là sai. Tuy nhiên, không có việc bị cáo đưa 1 tỷ đồng cho bị cáo Lò Văn Huynh. Những quy kết, cáo buộc xuất phát từ lời khai của Lò Văn Huynh là không đủ căn cứ.
Riêng bị cáo Nguyễn Thanh Nhàn xin được giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo, bởi trong quá trình điều tra đã tích cực hợp tác với cơ quan an ninh điều tra và được cơ quan chủ quản là Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La; chính quyền địa phương nơi cư trú làm đơn đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt, cho bị cáo được hưởng án treo./.
Cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La mong tòa tuyên không phạm tội
Bị cáo Trần Xuân Yến cho rằng mình bị sốc và hoảng loạn tinh thần trong thời gian dài và đề nghị HĐXX tuyên bị cáo không phạm tội.
Chiều 26/5, sau khi kết thúc phần tranh luận, HĐXX mời 12 bị cáo trong vụ gian lận thi cử ở Sơn La năm 2018 lên trước bục khai báo để nói lời sau cùng.
Trước tòa, bị cáo Trần Xuân Yến (cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT) thừa nhận bị cáo gây hậu quả nghiêm trọng và làm ảnh hưởng uy tín ngành giáo dục, đồng thời làm mất cơ hội của nhiều thí sinh.
"Bị cáo sốc và hoảng loạn tinh thần trong thời gian dài. Bị cáo tự làm mất uy tín của bản thân", Trần Xuân Yến nói.
Đồng thời, bị cáo này mong HĐXX không vì sức ép của dư luận hay sức ép nào khác, đánh giá chứng cứ khách quan để đưa ra bản án khách quan, tạo điều kiện cho các bị cáo cơ hội sớm trở về.
Cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT khẳng định bản thân không chỉ đạo hay tác động đến bất kỳ ai để làm trái quy định. Từ đó, ông Yến đề nghị HĐXX tuyên ông không phạm tội.
Bị cáo Trần Xuân Yến tại phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử năm 2018 ở Sơn La.
Như VTC News đưa tin, chiều 24/5, đại diện VKSND tỉnh Sơn La trình bày bản luận tội với 12 bị cáo trong vụ án gian lận thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2018 tại tỉnh này.
Theo VKS, bị cáo Trần Xuân Yến (cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT) giữ vai trò chính trong vụ án, các bị cáo còn lại đồng phạm với vai trò giúp sức tích cực.
Hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng, có bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, làm mất cơ hội học tập của nhiều học sinh trong quá trình học tập và thi cử.
Bị cáo Trần Xuân Yến nhận thông tin cá nhân của 13 thí sinh để chuyển cho Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng) sửa bài thi, nâng điểm. Không trực tiếp sửa bài nhưng ông Yến cho phép thành viên tổ xử lý bài thi trắc nghiệm sửa bài thi cho nhiều thí sinh khác.
Sau mỗi lần can thiệp, Nga cùng Đặng Hữu Thuỷ (cựu Hiệu phó trường THPT Tô Hiệu) xoá, quét lại bài thi và thay đổi giờ hệ thống trên máy tính để phù hợp với thời gian quét ảnh bài thi gốc trước đó.
Bị cáo Nga bị cáo buộc chủ động thống nhất với đồng bọn về thời gian đến địa điểm rút bài thi và trực tiếp chuẩn bị phương tiện phục vụ việc sửa bài. Khi vụ việc bị phát giác, Nga xoá dữ liệu trên máy tính để che giấu hành vi theo sự chỉ đạo của Trần Xuân Yến.
VKS đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Trần Xuân Yến 7-8 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Video: Điểm danh nhiều lãnh đạo ở Sơn La có con được nâng điểm
Hiếp dâm khiến em vợ sinh con, anh rể hốt hoảng bỏ trốn Mỗi khi thấy em vợ ở nhà một mình là Hiền lại dở trò đồi bại với bé gái, khiến nạn nhân sinh con khi mới 12 tuổi. Ngày 13/11, TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Hiền (28 tuổi, ngụ tại quận 2) về tội "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi" theo...