Xét xử phúc thẩm vụ án Vifon: Đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm
Xét thấy còn nhiều vấn đề chưa rõ về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của nguyên Tổng giám đốc công ty Vifon nên đại diện Viện KSND Tối cao đã đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm.
Tiếp tục phiên xử vụ tham nhũng xảy ra tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm (Vifon), trong phần luận tội, đại diện Viện KSND tối cao đã đề nghị huỷ án đối với bị cáo Nguyễn Bi (nguyên Tổng giám đốc, kiêm chủ tịch HĐQT công ty Vifon) và bị cáo Nguyễn Thanh Huyền (nguyên Phó tổng giám đốc công ty Vifon) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Do xét thấy tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo Nguyễn Bi chưa rõ nên đại diện Viện công tố đề nghị hủy án với tội danh này.
Các bị cáo tại tòa
Đại diện Viện KSND tối cao cũng đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm bác đơn kháng cáo về tội “tham ô tài sản” đối với bị cáo Nguyễn Thanh Huyền và tội “cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đối với bị cáo Nguyễn Bi, y án sơ thẩm về các tội danh này.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Bi đã chứng minh khoản tiền 7,9 tỷ đồng đó đã được Bộ Công Thương có văn bản để cho công ty sử dụng, bởi lẽ Vifon làm ăn có lãi lớn, Bộ Công Thương đã thu đầy đủ các khoản và trích ra 7,9 tỷ đồng để thưởng cho cán bộ công ty. Trong đó, một phần dùng để thưởng cho lãnh đạo có công đem lại lợi nhuận cho công ty, còn 2,3 tỷ đồng sẽ chi cho toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty Vifon. Hơn nữa, Bộ Công Thương cũng không có văn bản nào thu hồi khoản tiền này. Về phía đại diện công ty Vifon cũng khẳng định đó là tiền riêng của công ty mình vì Bộ Công Thương cho phép sử dụng.
Video đang HOT
Trong phần tranh luận, các luật sư bảo vệ cho bị cáo Huyền cho rằng, cần phải hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, bởi lẽ đã có nhiều vi phạm trong tố tụng. Cụ thể cấp sơ thẩm đã xác định nguyên đơn dân sự là Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Công ty Vifon, nhưng cả Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đều từ chối tư cách nguyên đơn dân sự và không yêu cầu bồi thường. Đến khi phiên tòa phúc thẩm lần này diễn ra thì Bộ Công Thương cũng có đơn vắng mặt.
Các luật sư tranh tụng vào khoản tiền 7,9 tỷ đồng thuộc sở hữu của Nhà nước hay của công ty Vifon là chưa rõ. Theo các luật sư, điều này chưa được các cơ quan tố tụng ở cấp sơ thẩm xác định chính xác.
Trước đó, trong suốt 3 ngày xét hỏi của HĐXX cũng như các luật sư đã đặt ra cụ thể chi tiết từng vấn đề, từng khoản tiền có liên quan. Và HĐXX chỉ nhận được nhiều câu trả lời về khoản tiền 7,9 tỷ đồng quỹ phúc lợi của Vifon là tài sản của Công ty chứ không phải của Nhà nước.
Đại diện công ty Vifon cũng khẳng định đó là tiền riêng của công ty mình vì Bộ Công Thương đã cho sử dụng.
Cũng trong phần luận tội, đại diện ViệnKSND Tối cao còn đề nghị bác đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt đối với các bị cáo: Đàm Tú Liên, Ka Thị Thu Hồng và Dương Thị Mẫn.
Phiên tòa sẽ tiếp tục tranh luận.
Theo ANTD
Phúc thẩm vụ tham nhũng tại Vifon, Bộ Công Thương tiếp tục xin vắng mặt
Sáng nay (12.5), Tòa phúc thẩm - TAND Tối cao tại TPHCM đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ tiêu cực tại Cty CP kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon). Trong phiên phúc thẩm này, đại diện nguyên đơn dân sự là Bộ Công Thương tiếp tục có đơn xin vắng mặt.
Các bị cáo tại phiên phúc thẩm.
Trước đó, ngày 24.3, phiên tòa phúc thẩm được mở nhưng đã phải hoãn lại vì sự vắng mặt của bị cáo Nguyễn Bi - nguyên chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc công ty Vifon.
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Thanh Huyền bị HĐXX tuyên phạt 20 năm tù về tội "tham ô tài sản"; 15 năm tù về tội "lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", tổng hợp hình phạt là 30 năm tù. Ngoài ra, bị cáo này còn phải bồi thường cho Bộ Công Thương số tiền 9,8 tỷ đồng; công ty Vifon số tiền 1,379 tỉ đồng.
Bị cáo Nguyễn Bi bị tuyên phạt 15 năm tù về tội "cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; 7 năm tù về tội "lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", tổng hợp hình phạt là 22 năm tù. Ngoài án tù, bị cáo Bi còn buộc phải bồi thường cho Vifon số tiền 2,2 tỉ đồng.
Nguyên Kế toán trưởng Vifon - bị cáo Đàm Tú Liên bị phạt 8 năm tù; nguyên Kế toán thanh toán bị cáo Dương Thị Mẫn bị phạt 7 năm tù; Ka Thị Thu Hồng bị phạt 7 năm tù đều với tội "cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng".
Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, các bị cáo trên đã làm đơn kháng cáo. Trong đó, bị cáo Nguyễn Thanh Huyền kháng cáo kêu oan, đề nghị Tòa phúc thẩm xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm về cả hai tội danh mà mình bị buộc tội.
Do đại diện Bộ Công Thương là nguyên đơn dân sự trong vụ án này có đơn xin vắng mặt tại nên các luật sư đề nghị HĐXX xem xét hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, sau khi hội ý, HĐXX vẫn cho tiếp tục phiên tòa với lý do sự vắng mặt của nguyên đơn dân sự không làm ảnh hưởng đến quá trình xét xử trong phiên phúc thẩm này.
Theo theo hồ sơ vụ án, Công ty Vifon được thành lập năm 1993, là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập. Từ 2002 - 2006, là giai đoạn cổ phần hóa nên các bị cáo Thanh Huyền và Nguyễn Bi đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc chỉ đạo, thực hiện hạch toán sai tài khoản, sai nguồn vốn, lấy tiền của Nhà nước và cổ đông để đưa vào huy động vốn cá nhân rồi sau đó rút ra chiếm đoạt, gây thiệt hại cho Nhà nước và các cổ đông số tiền 18,2 tỷ đồng.
Theo lịch, phiên phúc thẩm vụ án này sẽ kéo dài trong khoản thời gian 5 ngày (12 đến 16.5).
Theo Laodong
Bắt 2 cán bộ cơ quan tố tụng Ngày 9-5, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao, có sự phối hợp của Công an tỉnh Bắc Giang và Viện KSND tỉnh Bắc Giang đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Trần Nhật Luật, điều tra viên Công an tỉnh Bắc Giang; và...