Xét xử phúc thẩm vụ án ngón tay cái
Theo kế hoạch, ngày 20/9, TAND tỉnh Dak Nông sẽ đưa vụ án hình sự cố ý gây thương tích ở huyện Dak G’long ra xét xử phúc thẩm.
Đây là vụ án gây nhiều tranh luận và kéo dài trong nhiều năm với tình tiết ngón tay cái khiến cơ quan tố tụng tỉnh này chưa thể khép hồ sơ. Trước đó, bị cáo Nguyễn Văn Chung được cấp sơ thẩm tuyên vô tội.
Theo hồ sơ, tháng 4/2008, bị cáo Nguyễn Văn Chung thấy hai nhà tranh chấp một ranh đất dẫn đến đánh nhau nên chạy ra xem. Hiện trường của vụ xô xát là ông S., chủ đất mà Chung làm thuê bị đánh nên bị cáo vào can ngăn.
Sau đó, công an đã khởi tố năm người, trong đó có Chung vì nhiều người trong vụ án bị thương tật từ 1% đến 27 %. Cáo trạng của viện KSND huyện truy tố bị cáo Chung về tội cố ý gây thương tích khi anh này chém đứt ngón tay cái của một người.
Video đang HOT
Tại tòa, Chung một mực kêu oan vì mình không gây án. Trong một tình huống khác, bệnh viện đa khoa huyện Dak G’long có xác nhận một văn bản trái ngược với kết luận điều tra: nạn nhân bị đứt ngón tay do tai nạn lao động, trước ngày xảy vụ xô xát giành đất.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng không xác nhận được Chung gây án với nạn nhân bằng hung khí gì và không ai nhìn thấy hành vi của Chung. Hiện nay thanh niên này đang gặp rất nhiều khó khăn vì không thể đi làm thuê và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của cơ quan công an.
Theo Dantri
Mảnh đất xé nát tình thâm
Khi miếng đất bỗng chốc có giá trị, mối thâm tình, mạch huyết thống trở nên quá mong manh, nhường chỗ cho sự toan tính, tranh giành...
Phòng xử A của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM một ngày cuối tháng 8 diễn ra phiên tòa dân sự xét xử vụ tranh chấp đất đai giữa những người trong cùng dòng họ.
Khi vị chủ tọa đọc xong bản án phúc thẩm, người phụ nữ luống tuổi sải từng bước chân rời phòng xử án. Sau lưng bà, vợ chồng người cháu ngồi thụp xuống, 4 mắt nhìn nhau đau đáu. Rồi như thể cố ngăn dòng nước mắt đang chực trào ra, họ ngửa mặt lên trời..."Chừng nào người ta thi hành án hả anh?", người vợ sực tỉnh, thở dài hỏi chồng. "Trước sau cũng dọn đi, lúc nào thi hành án cũng nghĩa lý gì đâu?", người chồng trả lời vợ mà như nói với chính mình. "Mình đi đâu?", câu hỏi của người vợ bật ra rồi nhanh chóng rơi trong thinh lặng. Không cần cố nữa, cả 2 đưa tay quệt nước mắt. Để có mặt trong phiên tòa này, vợ chồng anh phải chia nhau đi vay mấy trăm ngàn đồng, bắt chuyến xe đầu tiên từ Tiền Giang lên TP HCM để có mặt ở tòa thật sớm.
Toàn bộ miếng đất của bà nội anh rộng đến 3.500 m2 (huyện Gò Công Tây - Tiền Giang) được trao cho người cô ruột theo bản di chúc. 15 năm trước, cha mẹ anh qua đời, bà nội thương cháu nghèo khổ, không nhà nên kêu vợ chồng anh về, cho một miếng đất nhỏ nằm trong khuôn viên phần đất nói trên để cất căn nhà làm chốn ngụ cư. Vợ chồng không nghề nghiệp, ai kêu gì làm nấy nên căn nhà cũng chỉ được dựng bằng gỗ vụn, mái tôn nhặt nhạnh được... Bà nội anh mất, không lâu sau, người cô viết đơn kiện, yêu cầu cháu phải dời đi, trả lại đất.
Không giấy tờ chứng minh miếng đất được cho, họ chỉ biết ngậm ngùi khi tòa Tiền Giang mở phiên xét xử sơ thẩm. Trong phần tranh luận của mình, người cô tuyên bố đất nhất định phải lấy lại nhưng bà cũng không đồng ý thanh toán một đồng chi phí di dời căn nhà cũng như giá trị các cây trồng xung quanh mà vợ chồng người cháu đã gieo trồng, chăm sóc 15 năm qua, gồm 9 cây dừa và 5 cây xoài đang đến mùa thu hoạch.
Sau khi nghị án, tòa nhận định phần đất ấy trị giá 16 triệu đồng, tuyên buộc vợ chồng anh trả cho người cô tiền mặt, giữ lại nhà đất để ở. Bản án thấu tình khiến anh vừa mừng vừa lo. Mừng vì còn có nhà để ở, lo vì không biết phải xoay xở làm sao để đủ tiền đưa cô. Nhưng rồi, họ bất ngờ nhận được giấy triệu tập của phiên tòa phúc thẩm. Người cô cần đất chứ không cần tiền.
Tại phiên tòa phúc thẩm, người vợ rưng rưng nói được mỗi một câu: "Con tôi, một đứa chuẩn bị thi đại học, đứa đang lớp 8. Tòa mà xử tụi tôi mất nhà, các con tôi chắc phải nghỉ học để lấy tiền học đi ở trọ chứ biết làm sao?".
Không gian phiên tòa đặc quánh. Hàng chục đôi mắt đổ dồn phía người cô. Có ai đó bất bình, nói trổng: "Cho người ta con đường sống với chứ! Thâm tình chớ nước lã gì cho cam". Lúc này, người cô đứng lên đề nghị: "Thôi được rồi, chỗ thâm tình, tôi có thửa đất khác rộng đến 400 m2 gần đó, cho vợ chồng nó đó". Anh nghe xong, buông tiếng thở dài. Tòa thắc mắc: "Đổi căn nhà xập xệ lấy ngần ấy đất, sao anh lại ưu phiền?". " Dạ, đất đó là một đầm lá mênh mông, sâu hoắm. Muốn ở được phải mua chắc cả ngàn xe đất để lấp. Tiền ở đâu ra?" - anh giải thích. Theo anh, mảnh đất đầm lá ấy vốn bỏ hoang, không có giá trị kinh tế, nhiều năm liền người cô rao bán nhưng chẳng ai mua.
Tòa chất vấn: "Dù sao cũng là cô cháu ruột thịt, nỡ nào bà dứt tình như vậy?". "Nó - bà chỉ vào anh - đâu phải là cháu tôi. Ai cũng nói nó không phải con ruột của em trai tôi. Nhìn nó không giống em tôi điểm nào hết. 400 m2 đất tôi cho đã là tình nghĩa lắm!" - bà rành rọt trả lời. Những lời phủ nhận tình thâm này tòa cho rằng không có cơ sở và không thuộc thẩm quyền xét xử trong vụ án này nhưng dường như cũng đủ làm tổn thương người cháu. Anh sững người, gục đầu lên đôi tay chai sần.
Căn cứ các chứng cứ pháp lý, tòa tuyên vợ chồng anh phải trả lại cho cô ruột phần đất và được nhận 400m2 đất đầm lá từ thiện ý của bà. Bản án có hiệu lực tức thời. Đôi vợ chồng nghèo không biết ngày mai sẽ về đâu...
Theo VNE
Cả gia đình vào tù vì tham... 17 tuổi, cái tuổi mà những đứa trẻ khác đang nuôi biết bao hoài bão cho tương lai thì Đoàn Quang Long, SN 1992, trú tại thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội đã phải đối mặt với mức án dài trong trại giam. Mâu thuẫn bắt đầu từ việc tranh chấp nhà cửa, đất đai khiến cho Long cùng người...