Xét xử phúc thẩm vụ án “bầu” Kiên: Làm rõ tội “kinh doanh trái phép” vàng
Suốt thời gian ngày thứ hai (1.12) xét xử vụ phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, HĐXX đã dành thời gian để làm rõ tội danh “ Kinh doanh trái phép” của các bị cáo. Có lẽ do tính chất quan trọng của lời khai của từng bị cáo nên HĐXX đã tiến hành thẩm vấn cách ly các bị cáo.
“Bầu” Kiên được dẫn giải tới phiên xét xử phúc thẩm ngày 1.12.
Rối rắm vàng, trạng thái vàng?
Vấn đề quan trọng để buộc tội các bị cáo về tội “kinh doanh trái phép” trong vụ án này đó là việc kinh doanh vàng (hoặc trạng thái vàng hoặc giá vàng) của Nguyễn Đức Kiên có trái pháp luật hay không? Mở đầu phiên thẩm vấn, HĐXX đã thẩm vấn đại diện Cty Thiên Nam. Tuy nhiên, khi được hỏi, đại diện Cty Thiên Nam khẳng định rằng, Cty này chỉ tham gia giao dịch trạng thái giá vàng chứ không phải kinh doanh vàng “vì vậy cáo buộc rằng Cty Thiên Nam kinh doanh vàng vật chất trái phép là khiên cưỡng”. HĐXX đã thẩm vấn bị cáo Lý Xuân Hải về việc ACB có mở tài khoản cho Cty Thiên Nam kinh doanh vàng hay không? Bị cáo Hải trả lời: “ACB không mở tài khoản cho Cty Thiên Nam kinh doanh vàng mà ACB tự mở cho mình, ACB tự kinh doanh”. HĐXX cũng đã đặt ra rất nhiều câu hỏi để làm rõ việc kinh doanh trạng thái vàng là thế nào? Bị cáo Lý Xuân Hải đã phải mất rất nhiều thời gian để giải thích cho HĐXX thế nào là kinh doanh vàng vật chất, thế nào là kinh doanh giá vàng và thế nào là kinh doanh trạng thái vàng. “Kinh doanh trạng thái vàng là kinh doanh trên giá vàng, dựa vào giá vàng lên xuống để kinh doanh chứ không phải là kinh doanh vàng vật chất và việc này thì ACB được phép” – bị cáo Lý Xuân Hải biện minh.
Được HĐXX yêu cầu dẫn giải vào tòa để trả lời thẩm vấn sau khi bị cách ly, bị cáo Nguyễn Đức Kiên tiếp tục kêu oan và cho rằng cáo buộc của bản án sơ thẩm là không có cơ sở. Bị cáo Nguyễn Đức Kiên khẳng định toàn bộ quan điểm của mình về vụ án đã được trình bày trong 118 trang viết tay gửi đến TAND Tối cao và 26 trang gửi Viện KSND Tối cao.
Video đang HOT
Khi được HĐXX cho nói, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã trích dẫn quy định của Luật Doanh nghiệp rồi cho rằng: “Tòa sơ thẩm đã cố ý sửa Luật Doanh nghiệp trái phép bằng cách kết luận rằng tôi đã kinh doanh trái phép núp dưới danh nghĩa đầu tư, nhận định của HĐXX là sai với pháp luật”. Kiên lý luận rằng: “Vàng là hàng hoá được phép kinh doanh, không phải tất cả kinh doanh vàng nào cũng cần phải có điều kiện và kinh doanh trạng thái giá vàng không nằm trong nội dung của Thông tư 1168 của NHNN”.
Để làm rõ vấn đề, HĐXX đã đề nghị đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, trong đăng ký kinh doanh của Cty Thiên Nam có đăng ký mã ngành đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa. Vậy mã ngành này có bao gồm kinh doanh trạng thái vàng không? Đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, sẽ có trả lời bằng văn bản vào ngày mai.
Người chết không biết nói
Cũng tại phiên xử HĐXX đã tập trung làm rõ vai trò của bị cáo Nguyễn Đức Kiên trong việc thực hiện các lệnh giao dịch đầu tư tài chính, mua bán thông qua giọng nói. Tại phiên xử, bị cáo Nguyễn Đức Kiên thừa nhận chủ trì cuộc họp HĐQT ngày 5.12.2009 tại Cty Thiên Nam với các nội dung như: Đưa ra quy mô cho phép giao dịch. Tuy nhiên, bị cáo Kiên cho rằng, trách nhiệm chính của việc giao dịch là của người đại diện theo pháp luật cụ thể là ông Lê Quang Trung – Tổng giám đốc Công ty Thiên Nam (Ông Lê Quang Trung đã chết nên không bị truy tố). “Việc kinh doanh của Cty Thiên Nam là thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc, không cần phải thông qua HĐQT. Tuy nhiên, do hệ thống nhận diện giọng nói của ACB không nhận được giọng nói của anh Trung nên anh Trung nhờ tôi thực hiện.
Tất cả thông báo của tôi tới ngân hàng ACB được anh Trung ký bằng văn bản. Tôi chỉ thực hiện hộ anh Trung” – bị cáo Kiên tự biện hộ. HĐXX hỏi: “Bị cáo gọi điện đặt lệnh ACB vào thời điểm nào và gọi cho ai?”. Bị cáo Kiên cho biết: “Tôi gọi điện trung tâm điều hành vàng của Ngân hàng ACB. Người nhận lệnh có thể là bất kỳ ai. Trước khi thực hiện lệnh họ sẽ kiểm tra phiếu lệnh của anh Trung. Nếu không chính xác, ngay lập thức họ huỷ lệnh”. HĐXX tiếp tục hỏi bị cáo Kiên về hoạt động mua trái phiếu ngân hàng, mua cổ phần của công ty khác đang tồn tại trên thị trường khác và phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Những hoạt động này nhằm mục đích gì. Bị cáo Kiên cho biết: “Việc mua trái phiếu của ACB để là chủ sở hữu của ACB trong lâu dài. Việc phát hành trái phiếu là huy động vốn chứ không phải đầu tư. Còn các khoản mua cổ phiếu trên sàn, các công ty này không bán cho đến khi tôi bị bắt”.
HĐXX cũng đề nghị Ủy ban chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản 2 nội dung gồm: 5 Công ty của bầu Kiên có đến đăng ký phát hành trái phiếu tại Ủy ban chứng khoán về phát hành trái phiếu ra công chúng không; UBCK là cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán, thì Cty CP đầu tư ACB HN có là đối tượng được phép phát hành trái phiếu theo qui định tại Điều 1, khoản 1 của nghị định 52.
Theo NTD
Bầu Kiên đề nghị có đại diện của Bộ Tư pháp trong phiên phúc thẩm
Đề nghị có đại diện của Bộ Tư pháp. Đề nghị xem xét thay đổi tư cách tham dự phiên tòa của anh Trần Đình Long và Trần Tuấn Dương", bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói với HĐXX.
Sáng nay (28/11), tại trụ sở Tòa án Nhân dân Tối cao đã diễn ra phiên phúc thẩm Vụ án Nguyễn Đức Kiên (tức "bầu" Kiên) cùng đồng phạm phạm tội Kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (mặc áo trắng)
Phiên tòa phúc thẩm do Thẩm phán Đặng Bảo Vĩnh làm chủ tọa. Ngoài chủ tọa HĐXX gồm ba thẩm phán, có một thẩm phán dự khuyết. Hai kiểm sát viên gồm đại diện VKSNDTC Nguyễn Hoài Nam, Lê Thư Vĩnh.
Sau phần kiểm tra căn cước, chủ tọa phiên toà phổ biến quyền và nghĩa vụ của các bị cáo. Ngoài các ý kiến của luật sư, bị cáo Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã có một số đề nghị với HĐXX.
Trước hết bị cáo Nguyễn Đức Kiên đề nghị phải có mặt của đại diện của Bộ Tư pháp. Đề nghị xem xét thay đổi tư cách tham dự phiên tòa của ông Trần Đình Long và Trần Tuấn Dương. Tòa triệu tập với tư cách là nhân chứng, đề nghị chuyển thành người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, vì đây là những người tham gia thỏa thuận, thực hiện hợp đồng.
Bầu Kiên đề nghị HĐXX triệu tập đại diện Bộ Tư pháp vì một số Hồ sơ pháp lý có liên quan đến quy định của Bộ Tư pháp. Đồng thời bị cáo Kiên đề nghị HĐXX mởi đến tòa đại diện Phòng đăng kí kinh doanh của các tỉnh thành Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Nai. Theo bị cáo Kiên, vì các công ty của bị cáo là được các phòng đăng kí kinh doanh này cấp phép.
Đồng thời bầu Kiên cũng đề nghị tòa cho phép chuyển các câu hỏi của mình tới luật sư, để các luật sư hỏi giúp những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan "vì tôi biết tôi không được quyền đặt câu hỏi", bị cáo Kiên nói.
Theo Đời sống Pháp luật
Phúc thẩm "bầu" Kiên: Bị cáo Trần Ngọc Thanh ngất xỉu tại tòa Chiều 28/11, phiên tòa phúc thẩm Vụ án "bầu" Kiên cùng đồng phạm tiếp tục được diễn ra tại TAND tối cao, bị cáo Trần Ngọc Thanh bị ngất phải đưa đi cấp cứu. Sau buổi sáng hoàn tất việc kiểm tra căn cước của các bị cáo và ý kiến của các luật sư, bị cáo và phản hồi của HĐXX, đến...