Xét xử phúc thẩm vợ nguyên Giám đốc Sở làm giả hồ sơ của tổ chức
Ngày 15/6, Tòa phúc thẩm TAND tỉnh Cà Mau xét xử vụ án làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức đối với bị cáo Nguyễn Cẩm Nhung (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Hưng Điền) và chị ruột là Nguyễn Thúy Sen (nguyên kế toán Công ty Hưng Điền).
Tuy nhiên, do bị cáo Nguyễn Cẩm Nhung đang nằm bệnh viện nên phiên tòa phải tạm hoãn. Được biết, bà Nhung cũng là vợ ông Nguyễn Quốc Định, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Cà Mau.
Theo cơ quan công tố, khi còn là Giám đốc công ty Hưng Điền, bà Nhung và bà Sen đã lợi dụng sơ hở của Ngân hàng Agribank huyện Trần Văn Thời để đánh cắp con dấu đóng vào phía dưới góc phải của nhiều tờ giấy A4. Đồng thời, 2 bị cáo cũng tự đặt làm con dấu tên của Giám đốc Agribank huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) để làm giả hơn 20 chứng thư bảo lãnh của ngân hàng để công ty Hưng Điền được tham gia dự thầu nhiều gói thầu thi công do Sở Xây dựng Cà Mau (thời điểm này chồng bà Nhung là ông Nguyễn Quốc Định còn đương chức Giám đốc Sở – PV) làm chủ đầu tư với tổng giá trị là 36 tỉ đồng.
Ngoài ra, bà Nhung còn trực tiếp làm giả văn bản của Ban Quản lý dự án khu đô thị Đông Bắc (thuộc Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau) và quyết định của chính chồng bà bằng hình thức cắt ghép con dấu dán vào văn bản mà bà đã tự soạn thảo rồi photo lại nhiều lần và đánh cắp con dấu của Ban Quản lý dự án khu đô thị Đông Bắc đóng vào văn bản của bà, sau đó chỉ đạo nhân viên nhái chữ ký.
Trước đó, ngày 5/1/2015, tòa sơ thẩm TAND huyện Trần Văn Thời đã tuyên bị cáo Nhung 30 tháng tù giam, bị cáo Sen 24 tháng tù giam. Tuy nhiên, Viện KSND cùng cấp đã kháng nghị cho rằng tòa sơ thẩm áp dụng điểm b, khoản 2, điều 267 bộ luật Hình sự đối với hai bị cáo trên là chưa thỏa đáng, chưa toàn diện mà phải áp dụng điểm c, khoản 2 điều 267 BLHS (gây hậu quả nghiêm trọng), vì hành vi phạm tội của 2 bị cáo đã gây thiệt hại lớn đến ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các cơ quan Nhà nước.
Tuấn Thanh
Theo Dantri
Video đang HOT
Ghi âm "cuộc yêu" để lấy bằng chứng bác đơn ly hôn
Sau khi tòa chấp nhận yêu cầu ly hôn của chồng, chị M. ghi âm lại "cuộc yêu" giữa hai người để lấy bằng chứng bác lại tòa sơ thẩm.
Sau khi tòa sơ thẩm chấp nhận đơn ly hôn của chồng, trong phiên tòa phúc thẩm, chị T. trú quận Bình Thạnh đã cung cấp một USB làm bằng chứng là cả hai đã có những cố gắng đáng kể để tiến lại hôn nhân.
Theo chị, trong USB này có các file ghi âm chuyện "chăn gối" của hai người. Cụ thể, có 4 file ghi âm được ghi lại từ 4 lần quan hệ vào các buổi sáng và trưa từ ngày 2/3 đến 1/4.
Chị T. kể: "Thường chúng tôi quan hệ ban ngày nhiều hơn vì buổi tối thường ngủ chung cùng 2 con. Cũng có khi vào buổi tối một, hai lần nhưng không ghi âm được vì diễn ra bất chợt. Còn lần gần đây vào ngày 12/4 thì diễn ra vào ban ngày nhưng vì có hai con ở nhà nên tôi không ghi âm được. Đến ngày 14/4 vào buổi trưa thì chúng tôi lại có thêm một lần nữa".
Ghi âm cuộc mặn nồng để làm bằng chứng níu giữ chồng.
Đặc biệt, kèm theo bằng chứng ghi âm "cuộc ân ái" cùng chồng, chị đưa ra một tờ A3 có dòng chữ tiêu đề: "Những điều khắc phục để bảo vệ hạnh phúc" mà theo chị là soạn ra để chiều ý chồng.
Cụ thể như: "Không đi tập thể dục vì mất thời gian chăm sóc gia đình và anh ấy không thấy sẽ buồn, không xài điện thoại vì dễ gây hiểu lầm; chỉ được tụng kinh ở nhà, không đến chùa vì anh ấy sẽ nghĩ thương ai trong chùa...".
Chị còn tự cam kết "Chuyện anh ấy quan hệ hay làm ăn với nữ giới thì không nên gặng hỏi. Đó là công việc mà thôi. Nếu có chỉ là "có qua có lại", không được ghen".
Ngoài ra, chị còn liệt kê nhiều điều chiều chồng khác. Cuối bản cam kết là chữ ký tên chị màu đỏ mà chị T. cho rằng đã ký bằng máu của mình.
Được biết, hồi tháng 11/2014, anh M nộp đơn xin ly hôn tại TAND huyện Bình Chánh trình bày lý do không hạnh phúc vì vợ chồng không hợp nhau, không lo lắng và chăm sóc nhau dẫn đến ly thân lần đầu từ năm 2014.
Tuy nhiên chị T. không đồng ý ly hôn vì thương hai con nhỏ.
Xử tại tòa sơ thẩm, TAND huyện Bình Chánh nhận định không đạt được mục đích hôn nhân nên chấp nhận yêu cầu ly hôn của anh M.
Sau phiên xử sơ thẩm, chị T. làm đơn kháng cáo lên tòa phúc thẩm TP.HCM để bác đơn ly hôn.
Cuối cùng, tòa phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của chị T. bác đơn ly hôn của anh M. Theo tòa, tuy hai vợ chồng có mâu thuẫn song không trầm trọng. Mặt khác, hai con thơ còn cần sự chăm sóc, dạy dỗ của cả cha và mẹ nên cần tạo điều kiện cho hai bên hàn gắn.
Một sự việc tương tự, hồi tháng 12/2014, TAND TP.Đà Nẵng đã xử phúc thẩm một vụ ly hôn mà người chồng xin tòa giải thoát còn người vợ vẫn khăng khăng rất yêu chồng và muốn cùng chồng nuôi dạy con.
Trước tòa, người chồng hiện đang là cán bộ mới về hưu, cho rằng mình làm chồng nhưng cảm thấy "bức bí, ngạt thở", bị coi như bù nhìn, không được quyền quyết định mọi việc trong nhà. Ông cho biết đã dọn về ở với mẹ đẻ suốt 1 năm liền nên nộp đơn ly hôn vì không thể cứu vãn cuộc hôn nhân được nữa.
Vẫn rất yêu chồng, xin bác đơn ly hôn chờ chồng hồi tâm chuyển ý.
Tuy nhiên, người vợ được ông khen ngợi là "đảm đang, tháo bát, thông minh" bình tình xin tòa cho tái hợp. Bà cho rằng do ông mới nghỉ hưu nên tâm tính thay đổi, nghe người ngoài nói thêm vào nên mới có quyết định như vậy.
Bà nói rằng ông là người đàn ông đầu tiên và duy nhất mà bà yêu trong suốt 25 năm chung sống. Bà tin rằng với tình yêu thương của mình, ông sẽ sớm hồi tâm chuyển ý và về lại với vợ con.
Sau khi xem xét, HĐXX đã tuyên bác đơn ly hôn của người chồng, giữ y án sơ thẩm.
Thạch Tú (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Làm con bà chủ có thai, ra tòa đầu bếp xin khắc phục ngay hậu quả Được gia đình bà chủ quý mến, nhưng Huy không biết trân trọng điều đó để làm việc cho tốt. Trái lại, đối tượng còn âm thầm dụ dỗ, rồi hại đời bé gái con chủ nhà hàng, dẫn đến có thai... Chiều nay (13-3), TAND TP Hà Nội đã tiến hành phiên xét xử phúc thẩm đối với Vũ Quang Huy (SN...