Xét xử phúc thẩm “đại án” Huyền Như vào ngày 15/12
- VKSND TP.HCM đã ký quyết định kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm xử theo hướng tăng hình phạt đối với Võ Anh Tuấn và Đào Thị Tuyết Dung. Phiên xử phúc thẩm sẽ được Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM mở vào ngày 15/12.
Huỳnh Thị Huyền Như bị tuyên án chung thân.
Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 4.000 tỷ đồng do Huỳnh Thị Huyền Như (36 tuổi, nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh TP.HCM) cùng đồng phạm thực hiện vào ngày 15/12.
Trước đó như tin tức trên Người lao động, vào ngày 13/2, VKSND TP.HCM đã ký quyết định kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm xử theo hướng tăng hình phạt đối với Võ Anh Tuấn (nguyên cán bộ Văn phòng VietinBank Chi nhánh TP HCM) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và Đào Thị Tuyết Dung (SN 1969, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân) về 2 tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cho vay nặng lãi”.
Theo VKSND TP.HCM, dù trong phiên sơ thẩm, đại diện VKS giữ quyền công tố đã đề nghị mức án từ 18,5 năm tù đến 21 năm tù đối với bị cáo Đào Thị Tuyết Dung và tù chung thân đối với Võ Anh Tuấn nhưng TAND cùng cấp chỉ xử phạt Dung 12 năm tù và Tuấn 20 năm tù.
VKSND TP.HCM cho rằng, với tính chất và mức độ phạm tội trong hành vi của các bị cáo này, thì mức án tòa tuyên là chưa phù hợp. Bởi hành vi phạm tội của các bị cáo này là đặc biệt nghiêm trọng, được diễn ra trong một thời gian dài, với các cách thức lừa đảo khác đã gây ra một vụ bê bối không nhỏ, làm thất thoát số tiền lớn của Doanh nghiệp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều cá nhân, tổ chức.
Đặc biệt, hậu quả của nó còn làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Ngân hàng Vietinbank, tạo ra tâm lý hoang mang lo ngại cho khách hàng tham gia giao dịch đối với các chi nhánh của hệ thống ngân hàng này.
Video đang HOT
Xem liên quan:
“Siêu lừa” Huyền Như thuật lại mánh khóe rút tiền của ACB
Trước đó, trong buổi tuyên án ngày 27/1 của phiên xét xử vụ đại án tham nhũng ngành Ngân hàng xảy ra tại Ngân hàng Vietinbank, Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu cũng đã khẳng định, hành vi phạm tội của nhóm các bị cáo này đã nguy hiềm cho Xã hội, xâm phạm đến nhiều khách thể, tài sản của các ngân hàng, gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt đời sống xã hội, do đó cần trừng trị nghiêm khắc.
Do đó, Tòa đã tuyên phạt siêu lừa 36 tuổi Huỳnh Thị Huyền Như án chung thân, Võ Anh Tuấn 20 năm tù, chị gái Huyền Như là Huỳnh Thị Mỹ Hạnh lĩnh án 14 năm tù, “nữ đại gia” Thiên Lý nhận án 2 năm (tổng hợp hình phạt trước đó 4 năm là 6 năm tù). Các bị cáo còn lại nhận mức từ 1 – 20 năm.
Theo nguồn tin từ VietNamNet, tính đến ngày 10/2, đã có hơn 10 bị cáo trong “đại án” Huyền Như gửi đơn kháng cáo đến tòa.
Trong đó, 3 bị cáo gồm Nguyễn Thị Phúc Ngân, Bùi Ngọc Quyên và Lương Thị Việt Yên có đơn kháng cáo kêu oan. Các bị cáo còn lại kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
VIỆT HƯƠNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Huyền Như khóc xin lại nhà cho mẹ già, con thơ
Ngày cuối cùng của thời hạn kháng cáo, Huyền Như - chủ mưu vụ lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng đã có đơn kháng cáo phần dân sự đối với bản án hình sự mà TAND TPHCM đã tuyên để xin nhận lại một căn nhà cho mẹ già, con thơ có nơi trú ngụ.
Chiều 14/2, Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Quyền Trưởng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, Chi nhánh TPHCM của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank) đã có đơn kháng cáo gửi đến tòa án. Nội dung đơn kháng cáo của bị cáo vừa bị TAND TPHCM tuyên án chung thân không đề cập đến phần hình sự, xin giảm án phạt tù mà chỉ xin HĐXX cấp phúc thẩm xem xét cho lại bị cáo Như một căn nhà đã bị kê biên trong quá trình điều tra vụ án.
Lý do Huyền Như xin lại một căn nhà là để cho mẹ già của mình và đứa con thơ sinh trong trại giam có nơi trú ngụ, nương tựa vào nhau và mưu sinh.
Trước đó, trong phiên xét xử sơ thẩm, siêu lừa Huyền Như cho biết, ngay khi vụ việc bị phát hiện, Huyền Như đã tự nguyện giao nộp 8 tỷ đồng để khắc phục một phần hậu quả. Cô đã hối hận rất nhiều về những gì mình đã gây ra cho gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp.
Huyền Như an phận với án tù chung thân?
Nguyên cán bộ ngân hàng VietinBank này đã bật khóc khi kể về gia cảnh mẹ già, con thơ của mình. Trong phần tự bào chữa, Huyền Như cũng đã cho rằng, khi cô bị bắt, khởi tố, cơ quan điều tra đã thực hiện lệnh tịch thu, kê biên đối với tất cả các động sản, bất động sản mà Huyền Như đứng tên. Chính vì vậy, mẹ của Huyền Như, một cán bộ cách mạng lão thành ở tuổi "thất thập cổ lai hi" đã phải sống trong cảnh thiếu thốn mọi bề. Con của Huyền Như chào đời khi mẹ mình đang bị tạm giam đến nay vẫn chưa làm giấy khai sinh.
"Hiện tại bị cáo không có tài sản gì để nuôi con nhỏ dưới 36 tháng. Thực sự, bây giờ hoàn cảnh của bị cáo rất khó khăn. Kính mong VKS và HĐXX xem xét giúp đỡ, tạo điều kiện về kinh tế để bị cáo nuôi con trong trại giam", Huyền Như khóc nức nở khi nói về gia cảnh của mình tại phiên tòa sơ thẩm.
Tuy nhiên, lời thỉnh cầu của Huyền Như không được tòa chấp nhận. Bản án sơ thẩm đã tuyên Huỳnh Thị Huyền Như mức án tù chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 6 năm tù về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức", tổng hợp hình phạt là tù chung thân. Ngoài ra, HĐXX còn tuyên buộc Huyền Như cùng các đồng phạm bồi thường gần 4.000 tỷ đồng cho các cá nhân, đơn vị.
Các bị cáo khác đồng loạt nộp đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt
Tính đến chiều 14/2, 21 bị cáo liên quan trong vụ án này đều đã có đơn kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt. Hai bị cáo không kháng cáo vì mức án nhẹ, bằng thời hạn tạm giam nên được tại ngoại ngay khi bản án sơ thẩm tuyên. Ngoài ra, các nguyên đơn dân sự, bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan như Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB, Ngân hàng Nam Việt - Navibank, Công ty An Lộc, Chứng khoán Phương Đông... cũng đã có đơn kháng cáo phần dân sự trong bản án hình sự sơ thẩm mà TAND TPHCM đã tuyên ngày 27/1 vừa qua.
Huyền Như từng bị tòa sơ thẩm bác bỏ yêu cầu xin lại căn nhà cho mẹ già, con thơ trú ngụ
Song song với việc kháng cáo của các đương sự, VKSND TPHCM cũng đã ký quyết định kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm tăng án đối với Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc VietinBank chi nhánh Nhà Bè) và Đào Thị Tuyết Dung (SN 1969, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân). Hai bị cáo này bị tòa sơ thẩm tuyên mức án lần lượt là 20 và 12 năm tù. Theo VKS, mức án mà cấp sơ thẩm đã tuyên phạt đối với 2 bị cáo trên chưa phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội của các bị cáo.
Công Quang
Theo Dantri
Ngày 15.12, xét xử phúc thẩm vụ án Huyền Như Tin từ Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM cho biết, ngày 15.12, Tòa phúc thẩm sẽ đưa vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" do bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank chi nhánh TP.HCM) cùng 22 đồng phạm ra xét xử phúc thẩm....