Xét xử phúc thẩm đại án 9.000 tỷ: Bị cáo ‘xin lỗi Hội đồng xét xử’
Sáng 6/1, phiên tòa xét xử phúc thẩm Phạm Công Danh và đồng phạm tiếp tục với ngày làm việc thứ 8. Các luật sư tham gia xét hỏi nhóm bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt về phạm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo bản án sơ thẩm, Ngân hàng Xây dựng (VNCB) được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chủ trương phương án “tái cơ cấu”. Với vai trò Chủ tịch HĐQT VNCB, Phạm Công Danh thực hiện chuỗi hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Danh lập ra các công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh đứng tên pháp nhân vay tiền VNCB. Trên thực tế, VNCB đã gián tiếp cho chính Danh vay trong khi Danh không phải là đối tượng được VNCB cấp tín dụng.
Các tài sản đảm bảo, trong đó có sân vận động Chi Lăng và bất động sản tại 209 Trường Chinh được cấp sơ thẩm xác định các bị cáo đã nâng giá cao lên gấp nhiều lần so với thực tế. Từ đó dẫn đến việc VNCB cho vay vượt quá giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay, gây ra thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.
Phạm Công Danh bị Cảnh sát tư pháp áp giải
Tham gia xét hỏi, luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho Phạm Công Danh) hỏi Danh về một số tình tiết liên quan đến tài sản cầm cố là sân vận động Chi Lăng và bất động sản ở 209 Trường Chinh. Danh khai: Đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, được cấp có thẩm quyền đồng ý chủ trương xây dựng khu phức hợp thương mại xây dựng, bản thân bị cáo đã tham gia vấn đề đền bù giải tỏa mặt bằng. Tuy nhiên, Đà Nẵng lại không hoàn thiện việc bàn giao, giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng.
Theo Danh, bị cáo không đồng tình việc cấp sơ thẩm không công nhận việc thẩm định giá mang tính giả định vì Danh cho rằng chính quyền Đà Nẵng đã thông qua việc xây dựng khu phức hợp thương mại xây dựng trên khu đất này. Về vấn đề thẩm định giá bất động sản này, Danh cũng không thừa nhận việc nâng giá đối với tài sản cầm cố. Bị cáo cho rằng nếu bán được khu đất trên thì thừa sức trả lại tiền bị thiệt hại.
Danh khai: “Nhiều đối tác đã có ý định mua khu đất này với giá cao rất nhiều lần”. Bị cáo cho rằng bản thân đã được Tòa tạo điều kiện tiếp xúc với đối tác mua các bất động sản. Theo luật sư Hoài, nếu được sự đồng ý của cơ quan tố tụng thì việc bán tài sản thế chấp này có khả năng khắc phục toàn bộ hành vi “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Video đang HOT
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp xét hỏi Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) về hành vi vi phạm quy định cho vay. Bị cáo Mai cho rằng đối với hành vi trên, cấp sơ thẩm chưa xác định được thiệt hại. Trong tổng số 5.000 tỷ đồng, sau khi khấu trừ tài sản đảm bảo, số thiệt hại được xác định là hơn 2000 tỷ đồng. Mai cho rằng: Trong tổng số 5.000 tỷ đồng, có 2.600 tỷ trả cho VNCB chưa được thu hồi vì nằm trong giai đoạn 2 của vụ án. Do đó, xác định thiệt hại thời điểm này là chưa đúng.
Bị cáo Hoàng Đình Quyết (nguyên Phó giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn) bị cấp sơ thẩm quy kết phạm tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, gây thiệt hại gần 905 tỷ đồng. Trả lời các luật sư, Quyết cho rằng bị cáo không có quyền cấp quyền tín dụng trong việc cho các công ty của Danh lập ra vay tiền. Bị cáo chỉ làm theo đúng chức trách, pháp luật và hành vi này chưa xác định thiệt hại.
Tuy nhiên, bị cáo Hoàng Đình Quyết thừa nhận những sai phạm như không gặp trực tiếp khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ… Theo Quyết, bị cáo không có cơ hội thực hiện việc này dù là người gặp trực tiếp khách hàng thời điểm cho vay. Quyết tỏ ra thành khẩn: “Trong quá trình cho vay, bị cáo có một số hạn chế, bị cáo xin lỗi HĐXX”. Khi bị gọi lên đối chất, Phan Thành Mai khai: “Bị cáo khẳng định lời khai của Quyết là đúng. Trong nội bộ hệ thống, bị cáo ký quyết định giải ngân”.
(Theo Công Lý)
Đại án VNCB: Kiến nghị triệu tập Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam
Nhằm làm rõ số tiền 5.190 tỷ đồng của khách hàng bị "bốc hơi" tại VNCN, các luật sư đã có kiến nghị gửi HĐXX đề nghị triệu tập Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam là đơn vị kiểm toán VNCB trong các năm 2012, 2013.
Bị cáo Phạm Công Danh tại toà phúc thẩm đại án VNCB.
Ngày 6/1, luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên, người bảo vệ quyền lợi cho bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quí Thanh và 15 các nhân khác gửi tiền tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đã có kiến nghị gửi Hội đồng xét xử đề nghị triệu tập Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.
Theo luật sư Uyên, các ngân hàng phải thực hiện việc kiểm toán với Báo cáo tài chính hàng năm. Một trong những công việc của quá trình kiểm toán là công ty kiểm toán phải thực hiện xác nhận số dư tiền gửi, tiền vay, giao dịch với một số đối tác, khách hàng gửi tiền, vay tiền (đặc biệt là các khoản tiền gửi, các khoản tiền vay có số dư lớn). Công ty kiểm toán cũng có thể kiểm tra chi tiết một số hồ sơ giao dịch, tiền gửi, hồ sơ vay vốn.
Tại phiên tòa sơ thẩm, để xác định các vấn đề liên quan đến số tiền 5.190 tỷ đồng của bà Trần Ngọc Bích và khoản vay 300 tỷ đồng liên quan đến Trần Hoài Phục, Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung, luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên đã có kiến nghị và được Hội đồng xét xử sơ thẩm chấp thuận cho triệu tập Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, đơn vị thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2012, 2013 của VNCB.
Tại tòa sơ thẩm, cả Công ty kiểm toán và CB đều không có trả lời rõ ràng, chính xác về việc: Có thực hiện kiểm toán các chứng từ giao dịch trên tài khoản của Trần Ngọc Bích hay không? Có thực hiện xác nhận số dư tài khoản của Bà Trần Ngọc Bích, dư nợ tiền vay đối với Ông Trần Hoài Phục, Bà Nguyễn Thị Mỹ Dung, Bà Ngô Bích Thùy Trang không? Có kiểm tra các hồ sơ vay vốn 300 tỷ đồng liên quan Trần Hoài Phục, Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung hay không?.
Công ty kiểm toán và VNCB từ chối cung cấp cho tòa sơ thẩm Thư quản lý phát hành kèm theo Báo cáo kiểm toán năm 2012, năm 2013. Thư quản lý là tài liệu quan trọng thể hiện tình hình hoạt động của CB và các vấn đề cần lưu ý.
Các bị cáo từng là lãnh đạo của VNCB và cũng là đồng phạm đắc lực của bị cáo Phạm Công Danh.
Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, luật sư Uyên cũng đã kiến nghị triệu tập Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, HĐXX có ý kiến trong quá trình xét xử nếu nhận thấy cần thiết thì sẽ cho triệu tập.
Luật sư Uyên cho rằng, qua diễn biến phiên tòa phúc thẩm đến nay cần thiết triệu tập Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam tham dự phiên tòa bởi lẽ các bị cáo đều cho rằng mình không che giấu thông tin liên quan đến số tiền 5.190 tỷ đồng bị hạch toán sai ghi Nợ tài khoản của Trần Ngọc Bích, về khoản vay 300 tỷ đồng liên quan đến Trần Hoài Phục, Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung. Do đó, mục đích của việc triệu tập Công ty kiểm toán để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Đồng thời, luật sư Uyên đề nghị Hội đồng xét xử thu thập chứng cứ là Thư quản lý phát hành kèm theo Báo cáo kiểm toán năm 2012, năm 2013 của VNCB.
"Đây là căn cứ quan trọng để xác định sự thật của vụ án, cũng là quyết tâm của chúng tôi muốn làm sáng tỏ tất cả các những vấn đề về số tiền 5.190 tỷ đồng bị VNCB hạch toán sai, ghi Nợ tài khoản của Trần Ngọc Bích, về khoản vay 300 tỷ đồng liên quan đến Trần Hoài Phục, Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung", Luật sư Uyên nhấn mạnh.
Pham Công Danh xin ban đât đê khăc phuc hâu qua
Bị cáo Phạm Công Danh xin bán đất để khắc phục hậu quả.
Tham gia xét hỏi, luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh) hỏi Danh về một số tình tiết liên quan đến tài sản cầm cố là sân vận động Chi Lăng và bất động sản ở 209 Trường Chinh. Danh khai: Đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, được cấp có thẩm quyền đồng ý chủ trương xây dựng khu phức hợp thương mại xây dựng, bản thân bị cáo đã tham gia vấn đề đền bù giải tỏa mặt bằng. Tuy nhiên, Đà Nẵng lại không hoàn thiện việc bàn giao, giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng.
Theo Danh, bị cáo không đồng tình việc cấp sơ thẩm không công nhận việc thẩm định giá mang tính giả định vì Danh cho rằng chính quyền Đà Nẵng đã thông qua việc xây dựng khu phức hợp thương mại xây dựng trên khu đất này. Về vấn đề thẩm định giá bất động sản này, Danh cũng không thừa nhận việc nâng giá đối với tài sản cầm cố.
Bị cáo Danh khai: "Nhiều đối tác đã có ý định mua khu đất này với giá cao rất nhiều lần". Bị cáo cho rằng bản thân đã được Tòa tạo điều kiện tiếp xúc với đối tác mua các bất động sản. Theo luật sư Hoài, nếu được sự đồng ý của cơ quan tố tụng thì việc bán tài sản thế chấp này có khả năng khắc phục toàn bộ hành vi Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Vưa tra lơi thi bi cao Danh bât ngơ khoc nưc nơ xin ban đât đê khăc phuc hâu qua.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp xét hỏi Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) về hành vi vi phạm quy định cho vay. Bị cáo Mai cho rằng đối với hành vi trên, cấp sơ thẩm chưa xác định được thiệt hại. Trong tổng số 5.000 tỷ đồng, sau khi khấu trừ tài sản đảm bảo, số thiệt hại được xác định là hơn 2000 tỷ đồng. Mai cho rằng: Trong tổng số 5.000 tỷ đồng, có 2.600 tỷ trả cho VNCB chưa được thu hồi vì nằm trong giai đoạn 2 của vụ án. Do đó, xác định thiệt hại thời điểm này là chưa đúng.
Chiều ngày 6/1, HĐXX thông báo kết thúc phần xét hỏi. Ngay lập tức, luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên đã đề nghị HĐXX không kết thúc phần xét hỏi vì còn nhiều yêu cầu kháng cáo của bà Trần Ngọc Bích và các cá nhân chưa được trình bày, làm rõ, nhiều vấn đề luật sư Uyên chưa được hỏi. Tuy nhiên, HĐXX vẫn tuyên bố chuyển qua phần tranh luận.
Trung Kiên - Xuân Duy
Theo Dantri
Đại án VNCB: Kiến nghị làm rõ tài liệu có dấu hiệu làm giả? Phiên tòa phúc thẩm xét xử đại án thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đang diễn ra với khá nhiều "điểm nóng". Trong đó, các luật sư đê nghị cân làm rõ, điêu tra vê nguôn gôc bản fax có dâu hiêu giả mạo. Các bị cáo nguyên là lãnh đạo VNCB và là thuộc cấp của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhân viên quán nhậu bị đâm tử vong ở Long An

Tuyên án chung thân nữ bị cáo lừa đảo 81 tỷ đồng

Đại úy công an TPHCM cầm đầu đường dây buôn lậu hơn 210 tỷ đồng

Lừa "chạy án", người phụ nữ chiếm đoạt 256 triệu đồng

Xét xử cựu Phó Vụ trưởng gợi ý DN chi tiền đổi nhà sang biệt thự ở Tây Hồ

2 bà nội trợ giúp sức cho tổng giám đốc lừa đảo hơn 100 tỷ đồng

Tạm giữ hình sự đối tượng chống người thi hành công vụ khiến Đại úy Công an hy sinh

Khởi tố 10 đối tượng gây rối trật tự công cộng ở Thanh Hóa

Hậu quả khôn lường khi xem người nghiện ma túy là bệnh nhân (bài cuối)

Trộm xe máy rồi "gạ" chủ xe chuộc lại

Tạt xăng đốt nhà hàng xóm vì mâu thuẫn việc hỗ trợ tiền chích ngừa phòng bệnh dại

Chiêu trốn thuế bằng 2 hệ thống kế toán của đường dây sản xuất sữa bột giả
Có thể bạn quan tâm

3 nghệ sĩ rời phố thị về Thạch Thất sống an yên tại nhà vườn rộng lớn, có nữ NSND mới 43 tuổi
Sao việt
13:48:30 16/04/2025
USD suy yếu, đồng rúp Nga trở thành đồng tiền có lợi nhuận nhất thế giới
Thế giới
13:46:46 16/04/2025
BoA trả lời người hâm mộ sau tranh cãi về việc livestream khi say xỉn
Sao châu á
13:46:12 16/04/2025
TikToker quen mặt quảng cáo sữa không rõ nguồn gốc bị "bế" lên VTV: Tự đặt "dấu chấm hết" khi đang nổi tiếng?
Netizen
12:56:34 16/04/2025
'Dưới đáy hồ': Kay Trần bị rêu nuốt, Karen đối đầu bản sao tà ác ở tầng hồ sâu thẳm
Phim việt
12:53:34 16/04/2025
Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo
Tin nổi bật
12:49:04 16/04/2025
Trải nghiệm máy tính bảng Xiaomi Pad 7 kèm bàn phím và bút stylus
Đồ 2-tek
12:45:48 16/04/2025
Bellingham gửi lời cảnh báo tới Arsenal
Sao thể thao
12:41:59 16/04/2025
Khám phá quốc đảo đẹp mê hồn ở Nam Âu
Du lịch
12:38:22 16/04/2025
'Kappa: Ác Linh dưới đáy hồ': Câu chuyện về thủy quái đáng sợ nhất trong truyền thuyết kinh dị xứ Phù Tang
Phim âu mỹ
12:31:19 16/04/2025