Xét xử nhà tù ‘đen’ của CIA
Mạng lưới các nhà tù bí mật khắp châu Âu được Mỹ dùng để thẩm vấn nghi phạm khủng bố lần đầu tiên được đề cập công khai tại Tòa án Nhân quyền châu Âu.
Căn cứ quân sự của Ba Lan ở làng Stare Kiejkuty – Ảnh: Reuters
Tại Strasbourg (Pháp) ngày 3.12 đã diễn ra phiên tòa đầu tiên xét xử các cáo buộc cho rằng Ba Lan cho phép Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) lập nhà tù ở nước này để giam giữ và thẩm vấn các nghi can al-Qaeda, theo Reuters. Nguyên đơn là hai nghi phạm khủng bố đang bị Mỹ giam giữ tại nhà tù ở vịnh Guantanamo, Cuba.
Chương trình dẫn độ đặc biệt
Theo luật sư của các nghi phạm, thân chủ họ đã cáo buộc Warsaw vi phạm nhân quyền khi để tồn tại nhà tù CIA trên lãnh thổ. Các nghi can khẳng định họ là nạn nhân trong chương trình bắt cóc nghi phạm khủng bố và đưa sang nước thứ ba của CIA.
Một trong hai nguyên đơn là công dân Ả Rập Xê Út Abd al-Rahim al-Nashiri (48 tuổi), người bị Mỹ buộc tội khủng bố do tình nghi chủ mưu vụ tấn công của al-Qaeda nhằm vào tàu chiến USS Cole tại Yemen hồi năm 2000, khiến ít nhất 17 thủy thủ thiệt mạng. Trường hợp còn lại là Abu Zubaydah, người Palestine. Nghi phạm 42 tuổi này chưa bao giờ bị buộc tội song bị tình nghi đảm trách vấn đề đi lại cho các “tay chân” của Osama bin Laden, gồm cả những kẻ thực hiện vụ tấn công khủng bố 11.9 ở Mỹ. Một báo cáo giải mật năm 2009 cho thấy CIA xem al-Nashiri và Zubaydah là “tù nhân quan trọng”, điều này có nghĩa họ được giam giữ trong điều kiện an ninh tuyệt đối tại một khu tuyệt mật ở Guantanamo, được gọi là Trại 7.
Video đang HOT
Dùng nghi can khủng bố làm gián điệp Theo tiết lộ mới đây của tờ Telegraph, CIA được cho đã tiến hành chương trình huấn luyện nghi can khủng bố bị giam giữ ở vịnh Guantanamo thành điệp viên hai mang. Chương trình diễn ra tại một cơ sở bí mật ở Guantanamo từ năm 2002-2006. Một số nghi can đã quay trở lại quê hương để kết nối với mạng lưới al-Qaeda. Mục đích là nhằm thu thập thông tin và cung cấp lại cho CIA để giúp cơ quan này xác định địa điểm tiêu diệt các thủ lĩnh al-Qaeda. Đổi lại, các nghi can được Mỹ thưởng hàng triệu USD hoặc trả tự do và có những đặc quyền như được giam giữ tại những nơi riêng biệt đầy sang trọng.
Cả hai nghi phạm khai rằng họ được đưa đến Ba Lan hồi tháng 12.2002, bị giam giữ và đối mặt với các hình thức thẩm vấn khắc nghiệt tại một căn cứ quân sự ở làng Stare Kiejkuty, nằm trong một khu rừng ở miền đông bắc. Chính tại đây, họ trở thành đối tượng của các vụ trấn nước và các thủ thuật tra tấn kinh hoàng khác, theo ông Amrit Singh, một luật sư đại diện cho al-Nashiri. “Vụ việc này là cơ hội để phá vỡ âm mưu im lặng về sự dính líu của một số chính phủ châu Âu trong chương trình thu gom nghi can al-Qaeda của CIA. Những hành vi này xảy ra trên lãnh thổ Ba Lan với sự đồng ý và thông đồng của chính quyền Ba Lan”, theo AFP dẫn lời luật sư Singh.
Ba Lan “bưng bít” vụ việc ?
Tại phiên tòa ở Strasbourg, Ba Lan đã phủ nhận nước này cho phép CIA mở nhà tù tuyệt mật, viện dẫn rằng họ cần điều tra vụ việc. Theo Reuters, công tố viên Ba Lan Janusz Sliwa nói rằng nước này nên được phép hoàn tất cuộc điều tra riêng của mình đối với những cáo buộc trên trước khi chúng được đưa lên Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR). Ông Sliwa đang dẫn đầu cuộc điều tra của chính phủ Ba Lan, được xúc tiến cách đây 5 năm song vẫn chưa có kết quả. Lâu nay, chính phủ Ba Lan luôn bác bỏ cáo buộc cho rằng có nhà tù của CIA trên lãnh thổ của mình. Giữa tháng 11, Warsaw thậm chí yêu cầu ECHR xử kín với lý do bảo vệ an ninh quốc gia, theo Reuters. ECHR thẳng thừng bác yêu cầu trên của Ba Lan song chấp thuận mở một phiên tòa phụ xử kín khác trước phiên xử công khai nói trên.
Mỹ đã thừa nhận có triển khai mạng lưới nhà tù bí mật của CIA trên khắp thế giới để giam giữ các nghi can al-Qaeda sau sự kiện 11.9. Thế nhưng Washington chưa bao giờ tiết lộ các địa điểm được gọi là “điểm đen” này. Ngoài Ba Lan, CIA được cho đã mở nhà tù tại Romania, Lithuania… song các nước này luôn phủ nhận thông tin trên. Trước sức ép của quốc tế, Tổng thống Barack Obama đã ký sắc lệnh đóng cửa các nhà tù này sau khi ông nhậm chức hồi năm 2009.
TBN bị ép trả tự do cho kẻ hiếp dâm hàng loạt
Tòa án Nhân quyền châu Âu đã ép Tây Ban Nha phải trả tự do cho nhiều tội phạm nguy hiểm, trong đó có kẻ hiếp dâm hàng loạt.
Các tòa án ở Tây Ban Nha vừa buộc phải thả một loạt những tên tội phạm nguy hiểm, trong đó có một tên hiếp dâm giết người hàng loạt ra khỏi nhà tù trước thời hạn sau khi Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) bác bỏ chính sách kéo dài án tù của Tây Ban Nha đối với các tội phạm này.
Phán quyết này của các thẩm phán ở Strasbourg đã vấp phải sự phản đối dữ dội của các nạn nhân khi họ gọi hành động này là "phản bội công lý", và nhà chức trách Tây Ban Nha đã bày tỏ lo ngại rằng những tên tội phạm được tha tù trước thời hạn này đang gây ra nguy hiểm cho xã hội.
Bà Angel Juanes, chánh án tòa án tối cao Tây Ban Nha đã cảnh báo rằng việc thả tự do cho nhiều tù nhân như vậy sẽ là một sự "báo động xã hội", tuy nhiên bà thừa nhận rằng chính phủ và các quan chức tư pháp Tây Ban Nha đều bất lực trước phán quyết của ECHR.
Hôm thứ Sáu tuần trước, tên Miguel Ricart, kẻ bị kết án vào năm 1997 với tội danh bắt cóc, cưỡng hiếp và sát hại 3 cô gái trẻ ở Tây Ban Nha đã được thả tự do chỉ sau 16 năm ngồi tù, mặc dù bà Angel cho rằng điều này rất nguy hiểm cho xã hội.
Kẻ hiếp dâm giết người hàng loạt Miguel Ricart được ra tù trước thời hạn
Ricart đã phải nhận 3 mức án nối tiếp nhau với tổng cộng 170 năm tù cho các tội ác mà hắn gây ra, song theo luật của Tây Ban Nha thì mức án tối đa của một phạm nhân là 30 năm và có thể được giảm án khi cải tạo tốt.
Từ năm 2006, để ngăn chặn tình trạng các đối tượng nguy hiểm được ra tù quá sớm, tòa án Tây Ban Nha đã áp dụng một chính sách gọi là học thuyết Parot. Theo đó, bất cứ hình thức giảm án nào đều được trừ vào tổng số năm chịu án của phạm nhân chứ không phải trừ vào mức 30 năm. Với chính sách này, những tên tội phạm nguy hiểm nhất vẫn sẽ phải ngồi tù đủ 30 năm.
Tuy nhiên một luật sư của Ines del Rio, một sát thủ của tổ chức khủng bố Eta bị kết án gần 4000 năm vì tham gia vào 23 vụ giết người đã đệ đơn kiện chính sách này của Tây Ban Nha lên ECHR. Nữ sát thủ này đáng lẽ được ra tù vào năm 2008, tuy nhiên nhà chức trách Tây Ban Nha đã áp dụng học thuyết Parot để tiếp tục giam giữ cô ta cho đến năm 2017.
ECHR đã coi chính sách này là sai trái vì nó vi phạm nguyên tắc thời gian ngồi tù của phạm nhân không thể ngày càng tăng. Với quan điểm này, ECHR tuyên bố Tây Ban Nha phải thả tự do cho hơn 50 tên tội phạm khét tiếng, trong đó có những kẻ hiếp dâm hàng loạt và các thành viên tổ chức khủng bố Eta trong vài tuần lễ. Riêng Ines del Rio đã được ra tù ngay sau khi tòa ECHR ra phán quyết.
Khoảng 200.000 người đã tham gia một cuộc biểu tình rầm rộ do Hội Nạn nhân Khủng bố Tây Ban Nha tổ chức ở thủ đô Madrid để phản đối phán quyết của ECHR sau khi chính phủ xác nhận họ đã phải thả tự do 93 tội phạm khủng bố và 37 kẻ hiếp dâm, giết người khác.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã công khai chỉ trích phán quyết của ECHR, tuy nhiên ông cho rằng chính phủ không còn cách nào khác ngoài việc tuân thủ phán quyết đó, mặc dù đó là phán quyết "bất công và sai trái".
Trước đó, Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã kêu gọi cải cách tòa án ECHR và cảnh báo rằng Anh có thể sẽ rút khỏi Hiệp định Nhân quyền châu Âu sau một loạt các phán quyết của tòa án nhân quyền cho phép hàng chục tên tội phạm nước ngoài được tiếp tục ở lại nước Anh.
Theo Telegraph
Rúng động chuyện ăn thịt người ở Đức Dư luận Đức những ngày qua chấn động về các vụ ăn thịt đồng loại sau khi một cảnh sát bị bắt vì tội giết người rồi ăn dần. Khám xét nơi chôn thi thể nạn nhân trong khu đất của Detlev G và Armin Meiwes (ảnh nhỏ)- Ảnh: Reuters Nghi phạm là một cảnh sát ở thành phố Dresden, miền đông nước...