Xét xử nguyên Giám đốc Sở Y tế Long An Lê Thanh Liêm
Trong hai ngày 29-30/10, TAND tỉnh Long An đưa ra xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” đối với nguyên Giám đốc Sở Y tế Long An Lê Thanh Liêm.
Hội đồng xét xử (HĐXX) do Thẩm phán Dương Văn Thành làm chủ tọa.
Nội dung vụ án thể hiện, năm 2014, bị cáo Liêm trong quá trình giữ chức vụ Giám đốc Sở Y tế đã được giao làm chủ đầu tư xây dựng tòa nhà 4 cơ quan Sở Y tế Long An. Ông Liêm dù biết rõ các thiết bị trong gói thầu cung cấp và lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh được nhà thầu đưa về để lắp đặt đã bị thay đổi về xuất xứ hàng hóa và model so với hợp đồng đã ký kết, nhưng không chỉ đạo điều chỉnh đơn giá khi ký phụ lục hợp đồng, vẫn thanh toán 100% so với hợp đồng ban đầu.
Hội đồng xét xử do Thẩm phán Dương Văn Thành làm chủ tọa
Điều đáng nói, tháng 9/ 2019 mới có quyết toán xác định số tiền thất thoát là 911 triệu đồng nhưng vụ án đã được khởi tố từ 11/12/2017. Ông Liêm bị khởi tố, truy tố về tội danh “Cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trước đó, ngày 13/8/2020, vụ án này đã được đưa ra xét xử sơ thẩm, và đã được TAND tỉnh Long An tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Bị cáo Liêm liên tục kêu oan, khẳng định trong dự án này không có hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”, không có “hậu quả nghiêm trọng” nào xảy ra. Bị cáo cho rằng nguồn cơn đến từ việc khi đương nhiệm ông đã không chấp nhận một số DN “sân sau” lũng đoạn ngành y tế địa phương, nên bị trù dập. Trong vụ án này, Sở Tài chính đã 5 lần giám định, cho ra các kết quả khác nhau, nhiều bản KLGĐ vi phạm cả về hình thức lẫn nội dung.
Tại phiên tòa, HĐXX cho biết, tất cả nhân chứng và nhiều người liên quan vắng mặt không lý do. Các LS bào chữa cho ông Liêm đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập những người vắng mặt vì những người này rất quan trọng, ảnh hưởng đến vụ án.
Video đang HOT
Nguyên Giám đốc Sở Y Tế Long An Lê Thanh Liêm tại phiên tòa
Đại diện VKS cho rằng người làm chứng và người liên quan vắng mặt đã có lời khai và đã được triệu tập hợp lệ hai lần nên đề nghị HĐXX vẫn tiếp tục phiên tòa. Tòa chấp nhận đề nghị của VKS.
Trả lời HĐXX, bị cáo Liêm khẳng định: “Khi chỉ huy công trình và Ban quản lý dự án phát hiện một số thiết bị sai về xuất xứ so với hợp đồng thì có báo cáo và ông cho dừng thi công, yêu cầu nhà thầu trả lời. Nhà thầu cho biết thiết bị Sony có chủng loại, model, cấu hình như yêu cầu trong hợp đồng không còn sản xuất tại Nhật mà đã chuyển đến các nhà máy ở Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan và Malaysia; hãng Sony có cam kết dù khác xuất xứ nhưng chất lượng như nhau; và nhà thầu cam kết chịu trách nhiệm chất lượng, bảo hành”.
Về chứng thư thẩm định giá, ông Liêm cho biết phụ lục hợp đồng là bộ phận không thể tách rời hợp đồng. Trường hợp ký lại hợp đồng thì mới thẩm định giá lại. Thời điểm đó, ký điều chỉnh giá thì mới là trái luật. Dự án chỉ hoàn thành khi được quyết toán dự án và được UBND tỉnh phê duyệt, ônng Liêm khẳng định.ÔngCQĐT và cáo trạng sử dụng các quy định về thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán biên độ năm để buộc tội là áp dụng sai luật. Trong khi đó, pháp luật quy định rất rõ về thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán dự án là hai vấn đề khác nhau, riêng biệt; hồ sơ và trình tự thủ tục khác nhau.
Theo ông Phạm Hồng Thái, Kế toán trưởng của Sở Y tế Long an: Gói thầu chỉ có duy nhất một điểm không trùng khớp là xuất xứ một số thiết bị, nhưng hãng Sony đã trả lời những thiết bị này không còn sản xuất tại Nhật, nên thuộc tình huống bất khả kháng. Hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành được tiếp nhận đủ và đúng quy định. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ thanh toán, ông Liêm không chỉ đạo can thiệp gì. Hồ sơ bộ phận kế toán là ký thanh toán cho nhà thầu theo đúng quy định pháp luật.
Sau đó, các cơ quan thanh tra, kiểm toán, quyết toán vào cuộc và thấy số tiền nhà thầu đã lãnh có dư so với khối lượng hợp đồng thì thu hồi sau khi dự án được tỉnh quyết toán. Vấn đề này pháp luật cho phép, ông Thái cho biết.
Tại phiên tòa hôm nay, HĐXX công bố lời khai của đại diện nhà thầu, ông Trần Nguyên Vũ, cho thấy sau khi được Sở Y tế yêu cầu cung cấp hai bảng giá để khảo sát lại, ông Vũ đã yêu cầu nhân viên làm giả. Hai bảng báo giá do nhân viên ông Vũ thiết kế trên máy tính, kể cả con dấu.
Luật sư cho biết, hành vi như trên có dấu hiệu của tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” quy định của BLHS. Kể cả trường hợp CQĐT có khởi tố điều tra hành vi này, thì Sở Y tế cũng không liên quan. Trong trường hợp này Sở Y tế là nạn nhân vụ án. Tuy nhiên, tại phiên tòa hôm nay ông Vũ không có mặt.
Chiều nay 30/10, phiên tòa đến phần tranh tụng của luật sư và đại diện VKS.
Chốt ngày xét xử vụ Trần Bắc Hà
TAND TP Hà Nội đã có quyết định đưa vụ Trần Bắc Hà ra xét xử vào ngày 26/10.
Dự kiến phiên tòa kéo dài 10 ngày, kể cả thứ bảy, chủ nhật. Thẩm phán Vũ Quang Huy ngồi ghế chủ tọa. Giữ quyền công tố và kiểm sát xét xử là 3 kiểm sát viên thuộc Viện KSND TP Hà Nội.
Bị hại trong vụ án được xác định là Ngân hàng BIDV. Tòa triệu tập 34 người làm chứng.
Ông Trần Bắc Hà
Có tổng số 29 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, bị hại và đương sự.
Tòa triệu tập hơn 80 cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, 34 người làm chứng đến tham dự phiên tòa.
Trong đó có đại diện UBND tỉnh Hà Tĩnh; các thành viên HĐQT, Phân ban Quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư, Hội đồng tín dụng Trung ương, Hội đồng Quản lý tín dụng và Tổ thẩm định của BIDV.
Có 8 bị cáo bị truy tố tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, gồm các cựu Phó TGĐ BIDV: Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng.
Ngoài ra còn có các bị cáo Kiều Đình Hòa (cựu Phó giám đốc BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (cựu Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh), Ngô Duy Chính (cựu Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Thành), Nguyễn Xuân Giáp (cựu Phó giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Thành), Phạm Hồng Quang (cựu Trưởng phòng Quan hệ khách hàng 1, BIDV - Chi nhánh Hà Thành), Đặng Thành Nam (cựu cán bộ quản lý khách hàng BIDV - Chi nhánh Hà Thành).
4 bị cáo bị truy tố tội Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản gồm: Đoàn Hồng Dũng (cựu Giám đốc Công ty Trung Dũng), Trần Anh Quang (cựu TGĐ công ty Bình Hà), Đinh Văn Dũng (cựu TGĐ công ty Bình Hà), Nguyễn Thị Thanh Sơn (cựu Giám đốc công ty Hà Nam).
Theo cáo trạng, từ năm 2011 - 2016, lợi dụng chức trách được giao, ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV) đã chỉ đạo cấp dưới cho vay trái quy định, gây thất thoát 1.664 tỷ đồng.
Trong vụ án này, ông Trần Bắc Hà được xác định là chủ mưu, cầm đầu về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Tháng 7/2019, ông Trần Bắc Hà tử vong trong trại giam vì bệnh hiểm nghèo nên CQĐT đã đình chỉ bị can.
Giám đốc Trung tâm Đấu giá Thái Bình cùng nữ đại gia Nguyễn Thị Dương hầu tòa TAND tỉnh Thái Bình sáng nay xét xử vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ đối với 4 cán bộ Sở Tư pháp; Sở TN và MT tỉnh Thái Bình và Nguyễn Thị Dương. Sáng nay (18/9), TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn...