Xét xử lưu động vụ mua bán trái phép pháo nổ
Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn vừa mở phiên tòa lưu động tại UBND xã Phù Lỗ, xét xử vụ án mua bán pháo nổ trái phép do bị cáo Nguyễn Văn Tuyến, SN 1979, trú tại xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc gây ra. Phiên tòa này đã thu hút sự có mặt của hơn 500 người dân.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Sóc Sơn, khoảng 10h sáng 19-12-2012, tại khu Phố Chợ, xã Phù Lỗ, tổ tuần tra Công an huyện Sóc Sơn đã phát hiện, bắt giữ Lê Thanh Tuấn, SN 1989, ở thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh (Hà Nội), đang vận chuyển 3 bánh pháo nổ. Tuấn khai mua số pháo nổ trên của một đối tượng ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, với ý định mang đi tìm mối tiêu thụ.
Qua lời khai của Tuấn, cơ quan điều tra mở rộng khai thác, phát hiện và bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Tuyến, SN 1979, ở thôn Trung Hậu, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Khám nhà đối tượng, cơ quan công an thu giữ 24 bánh pháo nổ. Đối tượng khai đã mua số pháo trên về sử dụng và bán kiếm lời. Công an huyện Sóc Sơn đã thu giữ toàn bộ tang vật gồm 19,814 kg pháo nổ và khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam các đối tượng về hành vi mua bán trái phép pháo nổ. Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Văn Tuyến đã thừa nhận toàn bộ hành vi trên. Căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu thẩm tra tại phiên tòa, Tòa án Nhân dân huyện Sóc Sơn đã tuyên phạt Nguyễn Văn Tuyến 9 tháng tù giam.
Video đang HOT
Theo ANTD
CSGT nào được quyền xử lý phương tiện vi phạm?
PV đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên - Cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt (Bộ Công an) về vấn đề CSGT nào được phép xử lý vi phạm.
CSGT được cấp biển hiệu và giấy chứng nhận tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ mới được phép dừng xe xử lý vi phạm
- PV: Đồng chí có thể cho biết lý do của sự thay đổi biển hiệu này của lực lượng CSGT?
- Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên: Ngày 27/7/2012, Bộ Công an ban hành Thông tư 45 quy định về biển hiệu và giấy chứng nhận cảnh sát TTKS giao thông đường bộ cho lực lượng CSGT. Theo đó, những CBCS CSGT được phép TTKS và xử lý giao thông sẽ phải qua một kỳ sát hạch để được cấp biển hiệu và giấy chứng nhận cảnh sát TTKS giao thông đường bộ. Điều kiện, tiêu chuẩn của CSGT được cấp biển hiệu và giấy chứng nhận được chia ra làm 2 loại. Thứ nhất, đối với CSGT đã được đào tạo chuyên ngành CSGT phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về sức khỏe, phẩm chất đạo đức. Riêng đối với các trường hợp không được đào tạo chuyên ngành CSGT, yêu cầu phải có trình độ từ trung cấp CAND hoặc tương đương trở lên. Những CBCS CSGT được tuyển từ ngành khác vào phải trải qua lớp bồi dưỡng CAND và được tập huấn về TTKS giao thông đường bộ. Những CBCS trên cũng phải đáp ứng đầy đủ những quy định về sức khỏe, phẩm chất đạo đức và có thời gian công tác trong lực lượng CSGT từ 1 năm trở lên. Tất cả CBCS này đều phải qua kỳ sát hạch nếu đạt yêu cầu mới được cấp biển hiệu và giấy chứng nhận cảnh sát TTKS giao thông đường bộ.
Việc cấp biển hiệu và giấy chứng nhận cảnh sát TTKS giao thông đường bộ theo Thông tư 45 không chỉ có ý nghĩa tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước mà còn có tác dụng đảm bảo tính công khai, minh bạch, nâng cao sự giám sát của người dân đối với lực lượng CSGT. Bên cạnh đó, quy định mới cũng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm hoạt động trên tuyến, các đối tượng mạo danh CSGT.
- Những điểm khác nhau của biển hiệu TTKS giao thông đường bộ mới với số hiệu cũ như thế nào, thưa Thiếu tướng?
- Thay vì số hiệu trước chỉ có họ tên, số hiệu CAND thì nay biển hiệu TTKS giao thông đường bộ có hình chữ nhật, được làm bằng chất liệu Polymer có khả năng chống được sự ăn mòn của thời tiết. Nền biển hiệu màu xanh da trời. Hình Công an hiệu được in chìm ở khoảng giữa phần ghi các thông tin cá nhân. Trên biển hiệu được ghi đầy đủ các thông tin như họ tên, cấp bậc, số hiệu, ảnh và đơn vị công tác của CSGT. Các biển hiệu này đều được dán tem chống làm giả.
- Vậy có thể được hiểu, từ nay chỉ có những CSGT được cấp biển hiệu, giấy chứng nhận mới có quyền TTKS, dừng phương tiện xử lý vi phạm?
- Đúng vậy! Từ 1/1/2013, Thông tư 45 có hiệu lực. Những CBCS CSGT ra đường làm nhiệm vụ TTKS phải có biển hiệu và giấy chứng nhận cảnh sát TTKS đường bộ. Riêng đối với CSGT chưa được cấp biển hiệu mới chỉ được làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết giao thông, tham gia hỗ trợ cho lực lượng TTKS trên đường chứ không được phép dừng xe xử lý vi phạm. Nếu người dân nào nhìn thấy CSGT dừng phương tiện kiểm tra, xử phạt mà không đeo biển hiệu thì có quyền phản ánh lên Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc những cơ quan có thẩm quyền khác.
- Hiện nay, ngoài CSGT được phép TTKS và xử lý vi phạm giao thông vẫn còn nhiều lực lượng khác xử lý vi phạm. Những lực lượng này không có biển hiệu, giấy chứng nhận được quy định tại Thông tư 45, như vậy việc xử phạt có đúng không?
- Thông tư 45 chỉ áp dụng cho riêng lực lượng CSGT đường bộ. Hơn nữa, theo khoản 3, điều 87 của Luật Giao thông đường bộ, Chính phủ quy định các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với lực lượng CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát TTATGT đường bộ trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, các Nghị định, Thông tư khác có liên quan như Thông tư 65... cũng đã quy định rất rõ nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của các lực lượng có liên quan. Do vậy, các lực lượng cảnh sát khác như CS113, Công an phường... chỉ được tổ chức xử phạt trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình.
- Cảm ơn Thiếu tướng!
Theo xahoi
Tiểu thương Quảng Ngãi bỏ chợ bán rong Sau vụ cháy chợ trung tâm Quảng Ngãi hồi tháng 2/2012, nhiều tiểu thương nợ nần chồng chất nên đã tự nghĩ cách bán quần, áo lưu động trên vỉa hè các đường phố xung quanh khu vực chợ tạm để mưu sinh. Ngay từ tờ mờ sáng, các tiểu thương kéo sọt quần, áo ra phố bắt đầu ngày bán quần, áo...