Xét xử hàng loạt cán bộ liên quan đến sai phạm đất đai
Sáng 26/5, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã mở phiên tòa xét xử vụ án sơ thẩm đối với 13 bị cáo liên quan đến dự án Khu dân cư thương mại Phước Thái tại phường Tam Phước, TP Biên Hòa về tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất…
Đa số các bị cáo nguyên là cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) và UBND TP Biên Hòa. Có nhiều bị cáo là cựu cán bộ như Giám đốc Sở TNMT Đồng Nai Lê Viết Hưng, Phó Chủ tịch UBND TP Biên Hòa Nguyễn Tấn Long; Giám đốc Chi nhánh Trung tâm phát triển Quỹ đất TP Biên Hòa Nguyễn Tấn Tài, Trưởng phòng TNMT TP Biên Hòa Nguyễn Tấn Vinh, Phó Trưởng phòng TNMT TP Biên Hòa Hồ Bá Minh và một số cán bộ khác của Trung tâm phát triển quỹ đất Đồng Nai, cán bộ phường Tam Phước…
Các bị cáo đều bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gây thiệt hại ngân sách tổng số tiền gần 79 tỉ đồng.
Theo cáo trạng, năm 2015 Trương Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty CP đầu tư và kinh doanh nhà Phước Thái có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất điều chỉnh quy hoạch khu đất gần 9ha tại phường Tam Phước cho một doanh nghiệp trong nước và đối tác nước ngoài quản lý từ đất công nghiệp sang khu dân cư thương mại. Tiếp đó, Tuấn ký hợp đồng với doanh nghiệp trong nước để thỏa thuận bồi thường số tiền hơn 35 tỉ đồng nhằm được nhận chuyển nhượng khu đất nói trên.
Biết doanh nghiệp này chưa được đăng ký quyền sử dụng đất nên Tuấn bàn với Nguyễn Văn Đức, lúc này là Phó Chủ tịch UBND phường Tam Phước, hợp thức hóa để cho em ruột của Đức là Nguyễn Hữu Thành đứng tên chủ sở hữu khu đất trên. Sau đó, nâng giá trị kinh phí bồi thường và Thành được nhận tiền bồi thường, rồi đưa lại cho Tuấn.
Video đang HOT
Vụ việc được thực hiện trót lọt còn có sự tham gia làm sai các quy định liên quan đến đất đai của các nhiều cán bộ quản lý Nhà nước. Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
Phạt tù kẻ lừa chạy vào trường công an với "phí" 1 tỷ
Ngày 21/2, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Tô Thanh Dung (SN 1982, trú tại phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo này 11 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Về trách nhiệm dân sự, TAND TP Hà Nội tuyên buộc bị cáo Dung phải bồi thường 750 triệu đồng cho bị hại.
Theo bản án sơ thẩm, năm 2018, chị Vũ Thị T (SN 1979, ở quận Bắc Từ Liêm) có nguyện vọng cho con trai đang học lớp 11, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên được thi vào Học viện CSND.
Qua bạn học, chị T gặp Dung khi đó đang là cán bộ một trường trung cấp. Dung nói với chị T là có khả năng xin cho con trai chị trúng tuyển Học viện CSND kỳ thi năm 2019.
Dung cam kết, nếu không trúng tuyển thì sẽ học một trong các trường trung cấp lực lượng CAND. Dung ra giá "chạy trường" khoảng 800 triệu đồng và đợi con trai chị T học xong lớp 12 sẽ làm việc cụ thể.
Đầu năm 2019, chị T thông báo cho Dung biết việc con trai chị đánh nhau phải nghỉ học ở nhà một năm và chuyển đến học lại lớp 11 tại trường Trung cấp công nghệ và kinh tế đối ngoại nên sẽ thay đổi kỳ thi sang năm 2020.
Lúc này, Dung nói sẽ lo được cho con chị T thi đỗ Học viện CSND. Hai bên thỏa thuận, chi phí cho việc này là 1 tỷ đồng.
Tháng 5/2019, Dung gọi điện thoại yêu cầu chị T đưa trước 350 triệu đồng "đặt cọc" và 200 triệu đồng để tiếp tục lo việc cho con chị.
Cuối tháng 3/2020, con trai chị T nộp hồ sơ sơ tuyển vào Học viện CSND tại Công an quận Tây Hồ thì biết điểm trung bình ba môn Toán, Văn, Sử các năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12 không đạt 7 điểm. Do đó, hồ sơ của con chị T không đủ điều kiện sơ tuyển theo quy định.
Thấy sự việc không thành, chị T yêu cầu Dung trả lại tiền thì Dung nói sẽ xin nâng điểm các môn học với giá 50 triệu đồng. Chị T đồng ý và đưa bảng điểm bản photo cho Dung. Ngày 16/5/2020, chị T đưa thêm cho Dung 50 triệu đồng để nhờ Dung xin nâng điểm.
Hai ngày sau, Dung đưa lại bảng điểm năm học của con chị T đã thay đổi điểm các môn học Toán, Văn, Sử đạt 7 điểm có xác nhận và hình dấu của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cho chị T.
Với bảng điểm này, con chị T đã nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển tại Công an quận Tây Hồ, Hà Nội.
Tháng 6/2020, điểm học kỳ 2 lớp 12 của con chị T vẫn không đủ điều kiện để sơ tuyển vào Công an. Lúc này chị T yêu cầu Dung phải hoàn trả số tiền 750 triệu đồng đã nhận nhưng Dung khất lần không trả.
Ba tháng sau, chị T rút học bạ của con tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thì phát hiện điểm trong học bạ không trùng với bảng điểm mà Dung đưa cho chị.
Sau khi tìm hiểu, chị T biết Dung đã chuyển công tác. Do nghi ngờ Dung có hành vi gian dối nên chị đã tố cáo sự việc ra cơ quan Công an...
Tại cơ quan điều tra, Dung khai nhận không liên hệ với ai và không làm gì mà sử dụng tiền chiếm đoạt để chi tiêu cá nhân. Về việc sửa điểm, Dung khai nhận đã nhờ người tên Mai Thúy Giang thực hiện và không biết người này sửa điểm như thế nào. Do Giang đang vắng mặt tại địa phương nên cơ quan Công an quyết định tách hành vi này của Dung và Giang để tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý sau.
Qua xác minh tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (nơi con trai chị T theo học), cơ quan Công an xác định, không có việc sửa chữa điểm của con trai chị T và không có cá nhân nào liên hệ để sửa điểm.
Nguyên Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk cùng các đồng phạm lĩnh án Sau gần 3 ngày đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, chiêu 17/2, HĐXX đã tuyên án 16 bị cáo nguyên lãnh đạo, cán bộ, nhân viên y tế tỉnh Đắk Lắk. Các bị cáo bị xét xử về các tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"....