Xét xử đối tượng tự xưng sư thầy Thích Tâm Phúc
Nguyễn Minh Phúc được nhiều người biết đến vì nổi tiếng trên mạng xã hội với danh xưng là “sư thầy” Thích Tâm Phúc.
Dù không có khả năng và cũng không có mối quan hệ nào để có thể làm thủ tục tách thửa nhưng “sư thầy” vẫn đồng ý nhận làm thủ tục tách thửa đất.
Sáng 6/8, TAND huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Minh Phúc (SN 1983, ngụ xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Phiên tòa từng được mở vào ngày 8/7 nhưng HĐXX đã có quyết định tạm hoãn vì bị hại và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt.
Theo cáo trạng, năm 2021, bà L.T.H.T. (ngụ huyện Hóc Môn) có mua một thửa đất 420,3m2 (nằm trong thửa đất diện tích 892,9m2) tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi với giá 2,4 tỷ đồng, nhưng chưa làm thủ tục tách thửa được.
Thông qua ông L.V.V. (ngụ huyện Củ Chi) bà L.T.H.T quen biết Phúc. Tháng 10/2022, bà L.T.H.T có nhờ Phúc làm thủ tục tách thửa đất trên thành hai thửa, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) riêng. Mặc dù không có khả năng và cũng không có mối quan hệ nào để có thể làm thủ tục tách thửa nhưng Phúc vẫn đồng ý nhận làm thủ tục tách thửa đất theo yêu cầu của bà T.
Phúc thỏa thuận với bà T. và ông V. làm thủ tục tách thửa đất với chi phí 135 triệu đồng. Phúc nhận trước 70 triệu đồng. Thông qua mạng xã hội, Phúc thuê làm hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả. Sau đó, Phúc đưa cho bà T. một giấy chứng nhận QSDĐ, còn một giấy giả và một giấy chứng nhận QSDĐ thật của bà T. thì Phúc cất, đợi đến khi bà T. đưa 65 triệu đồng còn lại Phúc mới đưa giấy giả thứ 2 cho bà.
Video đang HOT
Vụ án thu hút được sự quan tâm của dư luận vì bị cáo nổi tiếng trên mạng xã hội.
Sau khi hành vi bị phát hiện, Phúc bỏ trốn sang Thái Lan. Ngay khi Phúc vừa về lại Việt Nam, Công an huyện Củ Chi đã triệu tập Phúc để làm việc. Sau nhiều lần quanh co, Phúc đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Quá trình điều tra, Phúc đã nộp cho Cơ quan CSĐT Công an huyện Củ Chi nhiều giấy tờ giả gồm: bằng thạc sĩ luật kinh tế, một số giấy tờ liên quan đến tôn giáo, giấy chứng nhận tăng ni và giấy chứng điệp thọ giới…
Nguyễn Minh Phúc – người xưng “đại đức Thích Tâm Phúc” tỏ vẻ mất bình tĩnh, khóc khi được dẫn giải tới tòa. Tại phần thủ tục phiên tòa, bị cáo khai “trình độ học vấn tiến sĩ, nghề nghiệp tu sĩ”. Ông này bị cáo buộc thuê người làm giấy tờ, bằng cấp giả nhằm tạo lòng tin, nhận tách thửa đất rồi chiếm đoạt tiền
Bắt tạm giam người tự xưng Thích Tâm Phúc về tội lừa đảo
Công an huyện Củ Chi vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Minh Phúc (tự xưng Thích Tâm Phúc) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ông Nguyễn Minh Phúc bị bắt tạm giam - Ảnh: Công an cung cấp
Ngày 6-12, đại diện Phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Củ Chi (TP.HCM) đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Minh Phúc (tự xưng Thích Tâm Phúc, 40 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức".
Công an xác định năm 2021, bà L.T.H.T. (50 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) mua một thửa đất diện tích 420,3m 2 tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi do ông N.V.T. và bà N.T.C.N. làm chủ với giá 2,4 tỉ đồng nhưng chưa làm thủ tục tách thửa được.
Ngày 7-10, bà T. thông qua L.V.V. (33 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) giới thiệu và quen biết Nguyễn Minh Phúc để nhờ làm thủ tục tách một thửa đất thành hai thửa đất, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng.
Dù không có chức năng để làm thủ tục tách thửa đất và cũng không có mối quan hệ nào để làm thủ tục tách thửa nhưng Phúc vẫn đồng ý nhận làm thủ tục tách thửa đất theo yêu cầu của bà T..
TP.HCM chỉ đạo làm rõ nhân thân người tự xưng 'đại đức Thích Tâm Phúc'ĐỌC NGAY
Phúc thỏa thuận với bà T. và V. làm thủ tục tách thửa đất với chi phí 135 triệu đồng. Phúc nhận trước tổng cộng 70 triệu đồng, sau đó thuê làm hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả trên mạng xã hội.
Khi nhận được hai giấy chứng nhận giả, Phúc đưa cho bà T. một giấy, còn giấy giả và một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thật của bà T., Phúc cất vào két sắt, đợi khi nào bà đưa hết số tiền 65 triệu đồng còn lại mới đưa giấy chứng nhận giả thứ hai.
Sau khi bị phát hiện, Phúc trốn sang Thái Lan và ngay khi vừa về lại Việt Nam, đã bị Công an huyện Củ Chi triệu tập làm việc.
Sau nhiều lần khai báo quanh co, Phúc đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như trên. Cơ quan điều tra đã khám xét khẩn cấp nhà Phúc và thu giữ một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả và một giấy chứng nhận thật của bà T..
Ông Phúc tại cơ quan công an - Ảnh: Công an cung cấp
Được biết, Phúc giả danh tu sĩ Phật giáo. Nơi Phúc cư ngụ không phải cơ sở tôn giáo. Tên "Chùa Hoằng Pháp Trung Ương" chỉ là bảng hiệu do Phúc tự ý dựng. Chính quyền địa phương cũng đã đề nghị Phúc tháo dỡ. Hiện trên địa bàn huyện Củ Chi không có cơ sở Phật giáo tên Chùa Hoằng Pháp Trung Ương.
Ngày 11-1-2022, UBND xã Tân Phú Trung đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với Phúc về hành vi "khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác" với số tiền 2,5 triệu đồng, Phúc đã nộp phạt.
Đầu năm nay, Phòng Nội vụ huyện Củ Chi đã mời làm việc và yêu cầu Phúc cam kết không phát ngôn sai sự thật, không chia sẻ những thông tin trái với quy định của pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Công an TP.HCM khuyến cáo trong thời đại 4.0 như hiện nay, rất nhiều người sử dụng mạng xã hội để câu like, câu view... rất nhiều người lợi dụng lòng tin vào tôn giáo để làm điều trái đời, ngược đạo gây ảnh hưởng xấu đến uy tín trong tôn giáo và vi phạm pháp luật.
Đề nghị người dân phải thật cẩn thận để không góp phần tiếp tay cho tội phạm, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự xã hội.
Buôn hồng phiến, người đàn bà lĩnh 20 năm tù Hám lợi, Lô Thị Vân ngược lên huyện miền núi để tìm mua ma túy. Kết cục, thiếu phụ này 'lãi' đến 20 năm tù vì gieo rắc 'cái chết trắng'. Ngày 5/8, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự xét xử bị cáo Lô Thị Vân (38 tuổi) trú xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương (Nghệ...