Xét xử đại án VNCB: Phạm Công Danh phản đối bị cách ly thẩm vấn
Sang nay (4.1), TAND Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên phúc thẩm xét xử Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng – VNCB) và các đồng phạm gây thiệt hại 9.000 ty đồng.
Phiên tòa tiếp tục phần hỏi của các luật sư liên quan đến dòng tiền 5.190 ty rút nhưng chứng từ không có chữ ký của chủ tài khoản.
Theo ông Danh, khoản tiền 5.190 ty đồng này “bản chất là việc cá nhân tôi với ông Thanh. Quan hệ là vay mượn không liên quan tiền bạc của ngân hàng”.
Về việc hồ sơ không có chứng từ, không có hồ sơ rõ ràng, ông Danh không trả lời. Nhiều câu hỏi của luật sư, bị cáo Danh từ chối và cho rằng “nếu HĐXX thẩm vấn sẽ trả lời để làm rõ bản chất vụ án dù bị đột quỵ, trí nhớ kém bị cáo cũng sẽ cố gắng trả lời”.
Video đang HOT
Bị cáo Danh được dẫn giải đến phiên toà.
Đáng chú ý rất nhiều lần Danh khẳng định với luật sư chỉ muốn trả lời trước mặt ông Thanh. “Tôi rất muốn gặp ông Trần Quý Thanh, rất muốn trả lời trước mặt ông Thanh” – Danh lớn tiếng nói.
Khi luật sư bảo vệ quyền lợi cho nhóm khách hàng cha con ông Trần Quý Thanh, Trần Ngọc Bích đề nghị cách ly bị cáo Phạm Công Danh để thẩm vấn các bị cáo khác. Danh phản đối: “Tôi không đồng ý và việc luật sư đề nghị không đúng luật, tôi cũng được bình đẳng trước pháp luật”. Chủ tọa chấp thuận ý kiến này của ông Danh.
Và liên quan đến câu hỏi về mối quan hệ với ông Thanh, bị cáo Danh cho là thông qua Trang “Phố núi” để liên hệ với ông Thanh. Ông có nhờ Trang bước đầu để tiếp xúc với ông Thanh. Nhưng quan hệ với Trang “Phố núi” thế nào, bị cáo Danh không trả lời thẳng…
Chiều nay, phiên xử tiếp tục.
Theo Hoang Yên (VNCB)
Hôm nay tuyên án Phạm Công Danh và đồng phạm
Sau nhiều ngày nghị án, hôm nay (9.9) TAND TP.HCM sẽ chính thức tuyên án bị cáo Phạm Công Danh cùng 35 bị cáo khác do có các hành vi gây thất thoát cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) hơn 9000 tỷ đồng.
Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm là một trong những phiên tòa kéo dài nhất từ trước đến nay với thời gian dài lên đến 50 ngày (từ ngày 19.7 đến ngày 9.9).
Tại phiên tòa có đến 36 bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Phiên tòa còn có nhiều tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia.
Các bị cáo trong phần tranh tụng tại tòa
Riêng về luật sư, có đến 45 luật sư bào chữa cho các bị cáo, hoặc bảo vệ quyền lợi cho những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Do phiên tòa có số lượng bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, các luật sư đông nên phiên tòa không kết thúc theo kế hoạch ban đầu là vào ngày 18.8. Tuy nhiên phải đến ngày 30.8, phiên tòa mới tới phần nói lời sau cùng của các bị cáo. Sau đó HĐXX mới bước vào phần nghị án cho đến ngày hôm nay.
Trước đó, trong phần đề nghị mức án, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh (chủ tịch HĐQT VNCB) mức án 30 năm tù cho cả hai tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị cáo Phan Thành Mai (Tổng giám đốc VNCB) bị đề nghị mức án từ 24 - 26 năm tù, Hoàng Đình Quyết (Phó giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn) bị đề nghị mức án 20 - 22 năm tù, Mai Hữu Khương (Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn) 22 - 24 năm tù. Các bị cáo là cán bộ nhân viên ngân hàng VNCB bị đề nghị mức án từ 3 - 7 năm tù. Hầu hết các bị cáo đứng tên các công ty thay Phạm Công Danh bị đề nghị mức án treo. Sau phần tranh tụng, đại diện VKS đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho nhiều bị cáo trong vụ án với các lý do thành khẩn khai báo, hoàn cảnh gia đình khó khăn, chỉ làm công ăn lương không được hưởng lợi từ việc làm của Phạm Công Danh, gia đình có truyền thống cách mạng.
Bên cạnh đó, đại diện VKS cũng đề nghị HĐXX khởi tố bà Hứa Thị Phấn (đại diện cho nhóm cổ đông Phú Mỹ) cùng một số cá nhân khác do có dấu hiệu lừa đảo, đồng thời đề nghị thu hồi 5.190 tỷ đồng bị Phạm Công Danh rút trái phép tại VNCB, đề nghị thu hồi 950 tỷ từ bà Hứa Thị Phấn, thu hồi khoản tiền 500 tỷ liên quan đến khoản vay của công ty Đại Hoàng Phương và công ty Thịnh Quốc,...
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây tổng thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Cụ thể, Danh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại cho VNCB hơn 63 tỷ đồng; lập hồ sơ khống thuê hai trụ sở ở quận 10, TP.HCM gây thiệt hại hơn 581 tỷ đồng và chỉ đạo rút gần 5.500 tỷ đồng không có sự chấp thuận của chủ tài khoản mở tại VNCB; phát hành, ủy thác đầu tư trái phiếu trái quy định, gây thiệt hại cho VNCB hơn 900 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm này sử dụng pháp nhân của 14 doanh nghiệp để lập khống hồ sơ mua bán nguyên vật liệu, nâng giá trị 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh làm tài sản đảm bảo để vay VNCB số tiền là 4.700 tỷ đồng. Theo kết quả thẩm định, khối tài sản thế chấp có tổng giá trị khoảng 2.604 tỷ đồng. Trừ phần thu được từ giá trị của tài sản thế chấp, đến nay VNCB không thu hồi được số tiền 2.100 tỷ đồng.
Theo Danviet
Phạm Công Danh kháng cáo Phạm Công Danh - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh - đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Bị cáo Phạm Công Danh được dẫn giải đến tòa trong phiên xử sơ thẩm. Ảnh: Đào Ngọc Thạch Ngày 25.9, TAND TP.HCM...