Xét xử “đại án” ngành đường sắt
Đúng như kế hoạch, sáng nay (26/10), TAND TP Hà Nội mở phiên hình sự sơ thẩm đối với nhóm cựu quan chức ngành đường sắt, liên quan đến hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các bị cáo được áp giải tới vành móng ngựa
Đây là một trong những vụ án trọng điểm, thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. 11 tỷ đồng chỉ dùng làm “quà vặt” được xác định là khoản tiền được nhóm quan chức vòi vĩnh nhà thầu Nhật Bản, trong quá trình thi công dự án đường sắt.
Như các vụ đại án khác, an ninh được thắt chặt trong quá trình xét xử. Các phóng viên đến toà thông tin phiên xử được cấp một tấm thẻ ra vào, sau khi đệ trình giấy giới thiệu cùng thẻ nhà báo. Từ 7h, các bị cáo đã được lực lượng chức năng áp giải tới phiên xử để đảm bảo đúng kế hoạch.
Một nguồn tin đáng tin cậy cho hay, để tránh những thiếu sót đáng tiếc xảy ra khi mở toà, trước đó, chủ toạ phiên toà đã thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng việc yêu cầu tạm giam toàn bộ 6 bị cáo.
Đúng 8g50, Chủ tọa phiên tòa công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử
Tài liệu truy tố thể hiện, ngày 31/10/2008, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 (giai đoạn 1). Theo đó, chủ đầu tư dự án được giao cho Ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam (viết tắt là RPMU).
Kèm theo quyết định này, ông Phạm Hải Bằng (SN 1969, Phó giám đốc RPMU) được giao chức trách Chủ nhiệm dự án. Với nhiệm vụ mới, ông Bằng có thẩm quyền là đầu mối quản lý toàn bộ lĩnh vực liên quan đến quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. Ngoài ra, vị Chủ nhiệm dự án còn có chức trách tổ chcs thực hiện và trực tiếp thực hiện các công việc của dự án.
Video đang HOT
Để thuận lợi cho việc triển khai dự án, tháng 9/2009, Tổng công ty đường sắt Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ tư vấn kỹ thuật dự án tuyến số 1 với liên danh do Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (viết tắt JTC) đứng đầu. Hợp đồng này được định giá hơn 2,9 tỷ Yên Nhật Bản, cùng với hơn 320 tỷ đồng.
Vẫn theo tài liệu truy tố, từ tháng 9/2009 đến tháng 2/2014, Phạm Hải Bằng đã trực tiếp thoả thuận với đại diện nhà thầu JTC, với mong muốn JTC hỗ trợ cho RPMU các khoản tiền liên quan đến quá trình triển khai dự án.
Ngay sau khi được “gợi ý”, phía JTC đã nhận lời và chuyển cho Bằng cùng các đồng phạm liên quan 11 tỷ đồng. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định, số tiền trên đã được “chuyển hoá” vào các hạng mục tiếp khách, hiếu hỉ, đi lại, làm ngoài giờ..
Đánh giá mức độ phạm tội của các vị chức sắc ngành đường sắt, Viện KSND Tối cao khẳng định, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thoả thuận ngoài hợp đồng giữa Phạm Hải Bằng cùng thuộc cấp với các nhà thầu đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam, đến mối quan hệ hợp tác truyền thống, lâu đời giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay ODA. Theo nhà chức trách, hiện phía Nhật Bản đã xử lý những sai phạm của JTC, từ đó làm ảnh hưởng, ngưng trệ quá trình triển khai dự án.
Phiên xử dự kiến diễn ra trong 2 ngày. Thẩm phán nhiều kinh nghiệm Trương Việt Toàn – Phó chánh toà Hình sự, TAND TP Hà Nội đảm trách vị trí chủ toạ.
Danh sách các bị cáo Đầu vụ được xác định là Phạm Hải Bằng (SN 1969, ở phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội, cựu Phó giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU), thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam. Ngoài ra, các đồng phạm là Nguyễn Nam Thái (SN 1977, ở phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội, cựu Trưởng phòng thực hiện dự án 3, thuộc RPMU); Trần Văn Lục (SN 1958, ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội, cựu Giám đốc RPMU); Trần Quốc Đông (SN 1964, ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, cựu Phó tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam); Nguyễn Văn Hiếu (SN 1962, ở phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, cựu Giám đốc RPMU) và Phạm Quang Duy (SN 1975, ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, cựu Phó giám đốc RPMU). 6 bị cáo cùng bị xét xử với tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 281 Bộ luật Hình sự.
tienphong.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Hôm nay (26/10), xét xử sơ thẩm 6 cựu quan chức đường sắt
Nhận tiền "lót tay" lên tới 11 tỉ đồng trong quá trình thực hiện dư an đương săt đô thi Ha Nôi (tuyên sô 1), 6 cựu quan chức ngành đường sắt sẽ phải ra tòa trong 2 ngày 26 và 27/10.
Theo tin từ báo Lao động, ngày 26/10, TAND Hà Nội sẽ mở phiên toà xét xử vụ án Trần Quốc Đông và 5 đồng phạm bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" sẽ được đưa ra xét xử sơ thẩm. Chủ toạ là ông Trương Việt Toàn.
Trước ngày mở phiên xử 6 cựu quan chức đường sắt bị cáo buộc nhận "lại quả" 11 tỷ đồng của nhà thầu Nhật Bản, 4 bị can đã bị tạm giam. Lệnh tạm giam được TAND Hà Nội đưa ra với các bị can gồm Trần Văn Lục (57 tuổi, nguyên giám đốc Ban Quản lý các Dự án đường sắt - RPMU, thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam), Trần Quốc Đông (51 tuổi, nguyên phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên giám đốc RPMU), Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi, nguyên giám đốc RPMU), Phạm Quang Duy (40 tuổi, nguyên phó giám đốc RPMU). Các bị can bị tạm giam để đảm bảo cho công tác tổ chức phiên xử.
Bốn ông Lục, Đông, Hiếu, Duy cùng với hai bị can khác Phạm Hải Bằng (56 tuổi, nguyên phó giám đốc RPMU) và Nguyễn Nam Thái (38 tuổi, nguyên trưởng phòng thực hiện Dự án 3 thuộc RPMU), bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Điều 281, khoản 3, với mức án cao nhất là 15 năm.
Các bị cáo có 8 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Theo thông báo, dự kiến phiên xử sẽ diễn ra trong hai ngày (ngày 26 và 27/10).
Đối tượng Bằng, Duy,Thái, Lục (theo thứ tự từ trái qua phải) - Ảnh: Lao động
Liên quan đến vụ việc, nguồn tin từ báo VOV cũng cho biết, cáo trạng thể hiện cuối năm 2008, Bộ GTVT có quyết định phê duyệt dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến số 1 và Ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam (RPMU) được giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư quản lý dự án tuyến số 1.
Đầu năm 2009, Tổ chuyên gia đấu thầu gọi thầu dịch vụ tư vấn kỹ thuật của Dự án tuyến số 1 do Phạm Hải Bằng - Tổ trưởng được thành lập.
Đầu tháng 9/2009, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam ký hợp đồng tư vấn kỹ thuật dự án với Liên doanh do JTC đứng đầu. Tổng giá trị của hợp đồng tư vấn này là hơn 2,9 tỷ Yên Nhật và 320 tỷ VNĐ.
Số tiền chi trả hợp đồng này sử dụng nguồn vốn vay ODA và vốn đối ứng của Việt Nam theo Hiệp định vay JICA lần 1 với giá trị 4.683 tỷ Yên
Sau khi hợp đồng tư vấn được ký kết thì công việc được triển khai từ tháng 10/2009. Tuy nhiên, khối lượng công việc phát sinh nên nhà thầu Nhật Bản đề xuất thay đổi một số nội dung của dự án để phù hợp với thực tế của Việt Nam. Việc điều chỉnh hợp đồng khiến giá trị tiền tư vấn tăng 7.68%.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Phạm Hải Bằng "kêu" việc chi phí triển khai thực hiện dự án RPMU gặp nhiều khó khăn. Để hợp đồng tư vấn được thuận lợi, JTC buộc phải "lót tay" 11 tỷ đồng.
Số tiền này, Bằng giao cho thuộc cấp là Phạm Quang Duy - cựu Phó giám đốc ban quản lý các dự án đường sắt và Nguyễn Nam Thái - cựu trưởng phòng thực hiện dự án nhận tiền từ JTC.
Theo lời khai của Thái, khoảng Tết âm lịch năm 2013, anh ta đã trực tiếp nhận của ông Shimada - Qyền trưởng phòng phát triển bộ phận quốc tế của JTC số tiền 2 triệu Yên Nhật. Ngoài ra, Thái chủ yếu nhận tiền từ Phạm Hải Bằng đưa cho, mỗi lần khoảng 200-300 triệu đồng.
Còn Phạm Quang Duy vào khoảng tháng 8/2009 đã tiếp nhận 3 triệu Yên Nhật từ ông Takagi - Trưởng văn phòng JTC tại Việt Nam với lý do tổ chức lễ ký kết hợp đồng với liên doanh nhà thầu.
Ngoài ra, Duy còn tiếp nhận số tiền có nguồn gốc "lót tay" của JTC từ Phạm Hải Bằng với tổng số lên đến hơn 2,2 tỷ đồng.
Còn đối với Phạm Hải Bằng, ông ta đã nhiều lần trực tiếp chỉ đạo Phạm Quang Duy và Nguyễn Nam Thái lần nhận tiền của JTC hoặc trực tiếp nhận tiền. Tổng số tiền quy đổi từ Yên Nhật sang VNĐ là 11 tỷ đồng.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Sáng 26/10: Xét xử vụ 6 cán bộ đường sắt nhận hối lộ 11 tỉ từ JTC Sáng nay, TAND TP. Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án các quan chức thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam nhận hối lộ ngoài hợp đồng từ nhà thầu Nhật Bản. 6 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (khoản 3, điều 281 Bộ...