Xét xử ‘đại án’ AIC Đồng Nai: Dẫn giải các bị cáo đến tòa bằng xe cỡ lớn
Do số lượng bị cáo trong “đại án” AIC Đồng Nai đông, lực lượng hỗ trợ tư pháp đã phải dùng một xe chuyên dụng cỡ lớn để đưa các bị cáo đến tòa, phục vụ phiên xét xử.
Sáng nay 21.12, TAND TP.Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, Công ty CP Tiến Bộ Quốc Tế (viết tắt là Công ty AIC) và một số đơn vị liên quan.
Sáng 21.12, TAND TP.Hà Nội xét xử sơ thẩm 36 bị cáo trong “đại án” AIC Đồng Nai. ẢNH TRẦN CƯỜNG
Vụ án có 36 bị cáo, trong đó, ông Trần Đình Thành, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai và ông Đinh Quốc Thái, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, bị truy tố tội “nhận hối lộ”.
Ông Phan Huy Anh Vũ, cựu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, bị truy tố tội “nhận hối lộ” và “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bà Bồ Ngọc Thu, cựu Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Đồng Nai, bị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Khoảng 7 giờ sáng nay 21.12, hơn 10 bị cáo được dẫn giải tới tòa.ẢNH TRẦN CƯỜNG
Các bị cáo còn lại bị truy tố về các tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trong số này có 8 người đang bỏ trốn, trong đó có bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty AIC. Bà Nhàn bị truy tố về các tội “đưa hối lộ” và “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Video đang HOT
Lực lượng hỗ trợ tư pháp dùng cả xe chuyên dụng cỡ lớn để chở bị cáo tới tòa. ẢNH TRẦN CƯỜNG
Phiên tòa dự kiến kéo dài 20 ngày, kể cả thứ 7, chủ nhật, do thẩm phán Mai Văn Quang làm chủ tọa. Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử có 5 kiểm sát viên chính thức và 1 kiểm sát viên dự khuyết.
Để chuẩn bị cho phiên tòa, HĐXX đã triệu tập các cơ quan, đơn vị có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong đó có đại diện UBND tỉnh Đồng Nai, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty AIC, Công ty Cổ phần bất động sản AIC… HĐXX cũng triệu tập khoảng 70 người tham gia tố tụng tại phiên tòa.
An ninh đã được siết chặt tại TAND TP.Hà Nội trước khi các bị cáo được dẫn giải tới. ẢNH TRẦN CƯỜNG
Có hơn 30 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo. Riêng 8 người đang bỏ trốn, bị truy nã được tòa án chỉ định luật sư bào chữa.
Khoảng 7 giờ sáng 21.12, lực lượng hỗ trợ tư pháp đã bắt đầu dẫn giải các bị cáo từ nhà tạm giam đến tòa để phục vụ xét xử.
Lực lượng chức năng cũng có mặt từ sớm tại tòa để đảm bảo an ninh trật tự cho phiên xét xử.
Đa số các bị cáo bị còng tay khi dẫn giải tới tòa. ẢNH TRẦN CƯỜNG
Theo cáo buộc, dù biết rõ Công ty AIC của mình không đủ năng lực, nhưng để trúng thầu tại dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã thiết lập quan hệ với lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở KH-ĐT và các sở, ngành khác của tỉnh Đồng Nai rồi câu kết, thông đồng với chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế… thiết lập “quân xanh” tham gia đấu thầu và trúng 16 gói thầu, thu lợi bất chính gần 150 tỉ đồng.
Để được sự giúp đỡ, bà Nhàn đã trực tiếp và chỉ đạo cấp dưới nhiều lần đưa hối lộ cho ông Thành 14,5 tỉ đồng, ông Thái 14,5 tỉ đồng và ông Phan Huy Anh Vũ 14,8 tỉ đồng. Bà Nhàn còn nhiều lần biếu quà và tặng 1 tỉ đồng cho bà Bồ Ngọc Thu trong các dịp lễ, tết.
Lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải các bị cáo tới tòa. ẢNH TRẦN CƯỜNG
"Đại án" 200 triệu lít xăng lậu: "Ông trùm" xin giảm nhẹ hình phạt cho người tình
Ngày 24/11, phiên tòa xét xử "đại án" buôn lậu 200 triệu lít xăng tiếp tục với phần tranh luận tội danh, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo trong việc tiêu thụ xăng nhập lậu tại thị trường Việt Nam.
Tại tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hữu Tứ cũng như bản thân Tứ đều đồng ý với tội danh cơ quan tố tụng đã truy tố đối với bị cáo nhưng đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt. Luật sư của Tứ cũng cho rằng cần được tính giá xăng thấp hơn so với giá cáo trạng đã truy tố Nguyễn Hữu Tứ bởi giá xăng thực tế trong giai đoạn các Tứ buôn lậu thấp hơn so với giá xăng mà VKSND tỉnh Đồng Nai tính toán.
Nguyễn Hữu Tứ trình bày trước HĐXX.
Cũng theo luật sư thì hành vi phạm pháp của bị cáo Tứ là không phạm tội có tổ chức nên xem xét giảm nhẹ mức án cho bị cáo này. Nguyễn Hữu Tứ bày tỏ sự hối hận với hành vi mà mình đã thực hiện và tự nguyện làm đơn xin Cơ quan điều tra lấy các sổ tiết kiệm của mình có trong ngân hàng nộp khắc phục hậu quả để bị cáo được hưởng khoan hồng của pháp luật.
Ngoài ra, Tứ cũng xin cho người tình là bị cáo Trần Ngọc Thanh (SN 1975), ngụ tỉnh Đồng Tháp được hưởng mức án nhẹ nhất bởi lẽ Thanh chỉ vì sống chung như vợ chồng với Tứ mà giúp cho Tứ thanh toán tiền buôn lậu xăng chứ không được hưởng lợi. Tứ cho rằng quá trình sống chung, Tứ có mượn tiền của Thanh nên chỉ trả lại tiền mượn chứ không phải là tiền bị cáo trả công cho Thanh khi giúp sức trong quá trình buôn lậu.
Theo Đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai, hành vi của Tứ đã cho thấy bị cáo phạm tội có tổ chức như: Các bị cáo đã bàn bạc, thỏa thuận mua bán xăng lậu, thuê kho Nam Phong tại tỉnh Long An, vận chuyển, tiêu thụ xăng nhập lậu, giá bán ra, chiết khấu, lợi nhuận trong quá trình mua bán xăng. Ngoài ra việc để lại tàu Nhật Minh 06 là một ụ nổi chứa xăng lậu cũng đã có sự bàn bạc của các bị cáo với nhau từ trước đó.
Việc tính giá xăng để xác định số tiền buôn lậu và thu lợi bất chính của các bị cáo trong vụ án là đã xem xét trên nguyên tắc có lợi cho bị cáo với mức giá xăng thấp nhất trong thời điểm các bị cáo buôn lậu. Do đó cơ quan công tố bảo lưu quan điểm luận tội đối với các bị cáo Tứ và Thanh.
Về số tiền 12 tỷ Tứ chuyển cho Thanh, theo đại diện VKS, trong quá trình điều tra và thông qua lời khai đã thể hiện rõ số tiền 2 tỷ đồng/tháng mà Tứ chuyển cho Thanh là tiền trả công Thanh giúp sức cho Tứ thanh toán tiền mua bán xăng lậu. Do đó số tiền này không phải là vay tiền mượn mà là trả công nên việc tịch thu, sung công quỹ Nhà nước là phù hợp.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Thị Thanh Vân (SN 1968), ngụ tỉnh Bình Dương và bị cáo Lê Thanh Tú (SN 1966, chồng Vân) cũng cho rằng, mức án như trọng luận tội cho 2 bị cáo này là quá nặng. Theo luật sư, Vân do thiếu hiểu biết về pháp luật, không nhận thức được hành vi phạm pháp khi mua bán xăng. Trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra, do khó nhập nguồn xăng nên Vân mua xăng của Phan Thanh Hữu (SN 1957, ngụ quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) để phục vụ khách hàng. Ngoài ra Vân cũng bị bệnh ung thư, đã nộp bệnh án cho HĐXX. Do đó luật sư đề nghị cho bị cáo này được hưởng án phạt tiền. Đối với các bị cáo giúp sức cho Vân đưa xăng lậu ra ngoài bán, luật sư bào chữa cho rằng các bị cáo không nhận thức được hành vi mua bán xăng này là buôn lậu. Vai trò của họ là mờ nhạt, không phải là giúp sức tích cực cho bị cáo Vân nên đề nghị HĐXX cân nhắc cho các bị cáo này được hưởng án treo.
Về các vấn đề này, đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai cho rằng, trong luận tội đã nhận định hành vi, xem xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo. Do đó, không có cơ sở xem xét mức án tù treo hoặc án phạt tiền đối với bị cáo Vân và Tú trong vụ án.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có bị xét xử vắng mặt nếu không ra đầu thú? Theo luật sư, nếu tòa án thấy có đủ căn cứ, quá trình tố tụng diễn ra đúng quy định và việc bị cáo vắng mặt không ảnh hưởng tới xét xử thì có thể xét xử vắng mặt đối với bà Nhàn. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố...