Xét xử cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ cố ý làm lộ bí mật Nhà nước
Hôm nay (16/8) TAND tỉnh Khánh Hòa sẽ mở phiên tòa xét xử 2 bị cáo bị truy tố về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.
Bị cáo tại tòa (Ảnh minh họa)
Hai bị cáo trong phiên tòa là Nguyễn Mạnh Hà, 37 tuổi, nguyên cán bộ Cục Giải quyết khiếu nại – tố cáo và thanh tra khu vực II thuộc Thanh tra Chính phủ và Trần Anh Hùng, 55 tuổi, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ hàng hải Tam Đảo ở TP Nha Trang.
Cáo trạng cho hay, ngày 18/6/2010, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành quyết định số 1730/QĐ-TTCP về việc thành lập Đoàn thanh tra, tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo, khiếu nại của công dân đối với dự án khu đô thị mới Phước Long, thuộc phường Phước Long, TP. Nha Trang, Khánh Hòa (DAPL), do ông Trần Quốc Thắng – Trưởng phòng 2, Cục II, Thanh tra Chính phủ (TTCP) làm Trưởng đoàn, Phạm Hùng, Đỗ Thành Luân là thành viên. Sau khi kết thúc thanh tra thực tế tại địa phương, Đoàn TTCP về Hà Nội chuẩn bị bản thảo báo cáo kết luận thanh tra (BCKLTT) để trình lãnh đạo TTCP theo quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra. Bản thảo BCKLTT (DAPL) do ông Thắng soạn thảo trên máy tính xách tay; đến ngày 6/10/2010 các thành viên trong đoàn thanh tra đã thống nhất nội dung dự thảo và in, sao, để 14h cùng ngày báo cáo lãnh đạo Cục II và ông Nguyễn Đức Hạnh – Phó Tổng TTCP.
Theo chỉ định của ông Thắng, Luân đã phô tô 7 bản thảo (tính cả bản gốc là 8 bản) để phát cho những người tham dự cuộc họp vào chiều 6/10/2010; Phạm Hùng thành viên đoàn thanh tra được nhận một bản thảo BCKLTT (DAPL); trong khi chờ họp, Hùng đã dùng bút sửa một số lỗi chính tả vào bản thảo. Do không đủ thành phần, nên cuộc họp bị hoãn, các thành viên tham gia cuộc họp tự bảo quản tài liệu được phát, theo quyết định 1657/2005/QĐ-TTCP ngày 6-9-2005 của Tổng Thanh tra Chính phủban hành quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước trong ngành thanh tra.
Video đang HOT
Trần Anh Hùng trú tại 23A Đống Đa, Tân Lập, Nha Trang, Khánh Hòa lợi dụng mối quan hệ quen biết với Nguyễn Mạnh Hà là thanh tra viên công tác tại phòng 2, cục II TTCP; Hùng nhiều lần điện thoại nhờ Hà tìm cách lấy bản thảo BCKLTT (DAPL); lần đầu khoảng cuối tháng 9/2010 sau khi Hà kết thúc thanh tra thực tế tại tỉnh Quảng Nam về Hà Nội, thì Hùng điện thoại hờ Hà tìm hiểu những người tham gia đoàn thanh tra, bản thảo BCKLTT (DAPL). Đến cuối tháng 10/2010, Nguyễn Mạnh Hà lấy được bản thảo BCKLTT (DAPL) trên bàn, tại phòng làm việc chung với Đỗ Thành Luân, rồi đem đến văn phòng TTCP phô tô một bản cất giữ và trả bản thảo về chỗ cũ. Những lần điện thoại sau, Hùng biết Hà đã có bản thảo nên thúc giục Hà gửi một bản; lúc đầu Hà chỉ đồng ý nói những nội dung mà Hùng quan tâm với lý do đây là tài liệu mật (theo quyết định tại số 588/2004/QQĐ-BCA (A11) ngày 25/6/2004 của Bộ Trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ mật trong ngành thanh tra); tuy nhiên, Hùng lấy nhiều lý do để yêu cầu Hà gửi bản sao, nên ngày 28/10/2010, Nguyễn Mạnh Hà đem bản phô tô bản thảo BCKLTT (DAPL) tiếp tục đi phô tô tại văn phòng TTCP, sau đó xé bỏ tờ đầu, cuối của bản thảo, rồi đến Bưu điện Cống Vị, phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội gửi qua đường chuyển phát nhanh cho Trần Anh Hùng theo địa chỉ 23A Đống Đa, Nha Trang.
Khi gửi Nguyễn Mạnh Hà dùng tên và địa chỉ người gửi giả, họ và tên lót người nhận giả, viết chữ với tự dạng khác thường lên phiếu gửi nhằm phòng tránh bị phát hiện; khi nhận (ngày 29/10/2010), Hùng thấy bản thảo BCKLTT (DAPL) không có tờ đầu, tờ cuối, nên Hùng tiếp tục yêu cầu Hà gửi tờ đầu và tờ cuối. Ngày 8/11/2010, Hà lấy tờ cuối của bản thảo, dùng bút xóa hết phần hình thức của văn bản bao gồm: nơi nhận và các địa chỉ nơi nhận công văn, phần tên, chức danh của lãnh đạo TTCP; trước khi fax Hà liên lạc với Hùng để xác nhận Hùng là người trực tiếp nhận tài liệu, sau đó mới dùng máy fax số 04.38325990 của Cục II, TTCP fax vào máy fax số 058.3515194 đặt tại nhà Hùng.
Sau khi nhận được tài liệu mật là bản thảo BCKLTT (DAPL), Trần Anh Hùng mang đến đưa Nguyễn Hữu Dinh, nguyên Chủ tịch UBND phường Phước Long, là người bị kiến nghị xử lý xem và gợi ý “chạy tội”; đưa cho Hoàng Minh Trí mượn xem, ông Trí đưa cho Bùi Văn Chương xem; Chương đem phô tô rồi chuyển đến một số người có nhà, đất nằm trong DAPL và báo cho ông Trần Quốc Thắng biết bản thảo BCKLTT (DAPL) đã bị lộ. Trần Anh Hùng tiếp tục phát tán bản thảo đến Phạm Trung Kiên phòng Kinh tế – Ban Thời sự – Đài Truyền hình Việt Nam, Phùng Thế Dũng, phóng viên báo Văn Nghệ trẻ khu vực Nam Trung Bộ để nhờ làm phóng sự về DAPL. Quá trình đưa bản thảo cho Nguyễn Hữu Dinh, Phạm Trung Kiên, Phùng Thế Dũng, Nguyễn Huy Giới xem, Trần Anh Hùng luôn nhắc đây là tài liệu mật, tài liệu đặc biệt của TTCP và yêu cầu không nói cho người khác biết. Nhiều đối tượng lấy nội dung của bản thảo làm đơn tố cáo, vu khống nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo của tỉnh Khánh Hòa và thành phố Nha Trang… đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo của tỉnh Khánh Hòa.
Đến ngày 30/1/2011, Thanh tra Chính phủ mới ban hành kết luận thanh tra chính thức, trong đó có một số nội dung thay đổi so với bản dự thảo. Sau khi vào cuộc xác minh thu thập chứng cứ tài liệu có liên quan, cuối tháng 6/2012, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam hai ông Hà và Hùng cùng về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.
Khi sự việc bị phát hiện, bản sao bản thảo BCKLTP (DAPL) còn lại Nguyễn Mạnh Hà đã hủy sau khi biết Trần Anh Hùng tán phát cho nhiều người ở Khánh Hòa. Từ đó, hành vi của Trần Anh Hùng và Nguyễn Mạnh Hà đã bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa truy tố về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước theo khoản 2, điều 263 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ 5-10 năm tù. Đối với Phạm Hùng – Thanh tra viên công tác tại Phòng 2, Cục II, TTCP làm mất tài liệu, có dấu hiệu vi phạm quy định tại điều 264 BLHS. Tuy nhiên, xét thấy Phạm Hùng có nhân thân tốt, trong quá trình điều tra đã thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với Cơ quan An ninh điều tra, đã bị TTCP xử lý kỷ luật Đảng viên, công chức với hình thức khiển trách; nên cơ quan An ninh điều tra thấy không cần thiết phải xử lý hình sự đối với Phạm Hùng. Còn đối với một số người được Hùng đưa xem bản thảo, xét mức độ chỉ cần xử lý kỷ luật nên Cơ quan An ninh điều tra không tiến hành khởi tố xử lý.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đến bạn đọc kết quả phiên tòa.
Theo Xahoi
Cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ cố ý làm lộ bí mật Nhà nước bị đề nghị 4 đến 5 năm tù
Tại phiên tòa bị cáo Hùng cho rằng mình bị oan nên không nhận cáo trạng do viện kiểm sát tống đạt.
Bị cáo Hùng và Hà tại phiên tòa.
Ngày 16/8, TAND tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên tòa đưa cựu cán bộ thanh tra Nguyễn Mạnh Hà, 37 tuổi, nguyên cán bộ Cục Giải quyết khiếu nại - tố cáo và thanh tra khu vực II thuộc Thanh tra Chính phủ và Trần Anh Hùng, 55 tuổi, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ hàng hải Tam Đảo ở TP Nha Trang ra xét xử về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước. Sau khi kết thúc thẩm vấn chuyển qua phần tranh luận vị đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị xử phạt Hà từ 4 đến 5 năm tù, Hùng từ 5 đến 6 năm tù.
Theo cáo trạng, ngày 18/6/2010, tổng Thanh tra Chính phủ ban hành quyết định thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo, khiếu nại của công dân đối với dự án Khu đô thị mới Phước Long (P.Phước Long, TP Nha Trang). Khi đoàn thanh tra làm xong dự thảo báo cáo kết luận thanh tra vụ việc (thuộc danh mục tài liệu mật của Nhà nước) trong đó có đề cập một số sai phạm của cán bộ ở địa phương. Trong lúc chờ ý kiến đóng góp của các thành viên trong đoàn thanh tra và người có thẩm quyền xem xét, chỉnh sửa, ngày 28/10/2011, Nguyễn Mạnh Hà đã lấy bản dự thảo kết luận thanh tra gửi từ Hà Nội vào Nha Trang cho Trần Anh Hùng.
Sau đó ông Hùng photocopy phát tán bản dự thảo cho nhiều người, không ít đối tượng tranh thủ trích dẫn nội dung bản dự thảo, gửi đơn tố cáo, vu khống một số cán bộ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và TP Nha Trang, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương.
Đến ngày 30/1/2011, Thanh tra Chính phủ mới ban hành kết luận thanh tra chính thức, trong đó có một số nội dung thay đổi so với bản dự thảo. Sau khi vào cuộc xác minh thu thập chứng cứ tài liệu có liên quan, cuối tháng 6/2012, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam hai ông Hà và Hùng cùng về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.
Đối với Phạm Hùng - Thanh tra viên công tác tại Phòng 2, Cục II, TTCP làm mất tài liệu, có dấu hiệu vi phạm quy định tại điều 264 BLHS. Tuy nhiên, xét thấy Phạm Hùng có nhân thân tốt, trong quá trình điều tra đã thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với Cơ quan An ninh điều tra, đã bị TTCP xử lý kỷ luật Đảng viên, công chức với hình thức khiển trách; nên cơ quan An ninh điều tra thấy không cần thiết phải xử lý hình sự đối với Phạm Hùng. Còn đối với một số người được Hùng đưa xem bản thảo, xét mức độ chỉ cần xử lý kỷ luật nên Cơ quan An ninh điều tra không tiến hành khởi tố xử lý.
Tại phiên tòa bị cáo Hùng cho rằng mình bị oan nên không nhận cáo trạng do viện kiểm sát tống đạt. Bởi bị cáo không có tội, không phải là thành viên trong đoàn thanh tra, không phải là người có chức vụ quyền hạn, tài liệu mình nhận được không có trang đầu, trang cuối và cũng không có... dấu mật. Hơn nữa Hà chuyển cho thì dùng, chứ không ép để Hà gửi hoặc mua bằng tiền, bản dự thảo chỉ là bản nháp tự Hà gửi chứ Hùng không yêu cầu và cũng không quan tâm, tòa hỏi không quan tâm tại sao yêu cầu Hà gửi tiếp trang đầu và trang sau thì Hùng im lặng. Lúc này, tòa cho mời Hà lên thì Hà khai ngược lại hoàn toàn lời khai của Hùng. Tiếp đó, Hùng cũng cho biết sau đó có đưa bản dự thảo này cho Hoàng Minh Trí mượn xem 2 ngày và có bảo đây là tài liệu quan trọng không ngờ Trí phôtô phát tán cho nhiều người trong đó có Phạm Trung Kiên phòng Kinh tế - Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam, Phùng Thế Dũng, phóng viên báo Văn Nghệ trẻ khu vực Nam Trung Bộ để nhờ làm phóng sự về dự án Phước Long...
Tòa hỏi bị cáo Hà tại sao gửi tài liệu vào cho Hùng lại dùng tên và địa chỉ người gửi giả, họ và tên lót người nhận giả, viết chữ với tự dạng khác thì Hà bảo sợ cơ quan kỹ luật. Tòa tiếp sợ kỹ luật sao gửi thì Hà bảo vì là chỗ anh em quan hệ mật thiết, hơn nữa nếu Hùng cẩn thận một tháng sau có kết luận chính thức sẽ không sao, bởi tài liệu này nếu lọt ra ngoài không những bị cáo mà anh Hùng cũng ảnh hưởng nên tin tưởng Hùng. Hà cũng cho biết lấy tài liệu này để tham khảo học cách làm chứ không "ăn cắp" vì dự thảo bao giờ cũng viết rất kỹ, khi hoàn thành bao giờ cũng cắt xén bớt, và lấy trước đó gần một tháng mới chuyển cho Hùng. Khi vụ việc vỡ lỡ, mới biết mình phạm tội và làm ảnh hưởng đến Thanh tra Chính phủ, cũng chỉ vì nể nang mà không nghỉ hậu quả xảy ra giờ thì hối hận. Mặc dù, quanh co không nhận tội nhưng khi tòa công bố lời khai của bị cáo Hùng tại cơ quan điều tra xong thì Hùng mới chịu nhận là lời khai tại cơ quan điều tra là đúng, tòa hỏi vậy tại sao từ sang tới giờ cứ lòng vòng vậy thì Hùng bảo có gì đâu lòng vòng... và vẫn cho rằng mình bị oan.
Luật sư bào chữa cho Hùng cũng cho rằng cáo trạng quy buộc Hùng là kẻ chủ mưu, xúi giục là chưa thỏa đáng, trong vụ án còn bỏ lọt đồng phạm là người làm mất tài liệu... và đề nghị tòa trả hồ sơ để điều tra làm rõ việc này vì trước đó tòa đã một lần trả hồ sơ đề nghị xử lý hành vi này nhưng không được viện kiểm sát làm rõ, do đó vị luật sư này tiếp tục đề nghị tòa xem xét trả hồ sơ để làm rõ cho công bằng, khách quan... Tuy nhiên, viện kiểm sát đã bác bỏ vấn đề này. Sau khi cho các bị cáo nói lời sau cùng tòa đã vào nghị án. Sáng 19-8 tòa sẽ tuyên án.
Theo Xahoi
Vào tù vì trộm dây điện bán phế liệu Sáng 14/8, TAND tỉnh Khánh Hòa đã bác kháng cáo giữ nguyên y án sơ thẩm phạt bị cáo Lê Văn Đông về tội "Hủy hoại tài sản". Bị cáo tại tòa Bị cáo Lê Văn Đông (SN 1969, trú 1A Sao Biển, Vĩnh Hải, Nha Trang, hiện ở TDP Hòa Do 1B, Cam Phúc Bắc, Cam Ranh) bị phạt 1 năm tù...