Xét xử “bầu” Kiên: Bẫy doanh nghiệp… treo thòng lọng !
Bộ, ngành soạn thảo và thực thi Luật DN và Luật Các tổ chức tín dụng đã tạo ra sự tù mù, hiểu thế nào cũng được… giải thích sai luật. Như thế thì khác nào đánh bẫy DN, treo thòng lọng trước mọi cá nhân”, luật sư trăn trở
Trong buổi sáng 29-5, phiên tòa tiếp tục diễn ra phần tranh luận. Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Ngân hàng Á Châu (ACB) khẳng định: “ACB không phải là nguyên đơn dân sự trong vụ án này…”. Ít nhất 4 lần trong buổi sáng nay khi các luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên, luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho ACB đang tranh tụng tại phiên tòa, thì tivi truyền tín hiệu từ trong tòa ra căn phòng có hơn 30 phóng viên báo đài tham dự để đưa tin, bỗng phụt tắt đột ngột. Lỗi “kỹ thuật” này xảy ra quá nhiều lần suốt từ ngày đầu xét xử vụ án “bầu” Kiên đến nay.
Nhiều lần luật sư đang tranh luận thì tivi… phụt tắt !
PV báo chí chờ khắc phục “sự cố” từ tivi. Ảnh: Minh Thắng
Sáng 29-5, khi đang trình bày luận điểm của mình để bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên, luật sư Vũ Xuân Nam (Đoàn luật sư Hà Nội) đã nhiều lần “được” HĐXX cắt ngang và cho rằng: “Luật sư bào chữa với quan điểm là nhân viên ACB gửi tiền vào VietinBank và bị Huyền Như rút tiền ra từ VietinBank đúng không ?”, luật sư Vũ Xuân Nam: “Đúng”. “Đề nghị luật sư chuyển sang phần khác”. Tuy nhiên trong buổi tranh luận sáng nay, nhiều lần hệ thống cáp truyền dẫn tìn hiệu ra tivi đặt tại phòng phóng viên báo chí liên tục bị “trục trặc”. Cụ thể vào lúc 8g45, tín hiệu tắt ngúm, kéo dài khoảng 15 phút. Sau đó, trong lúc luật sư Vũ Xuân Nam đang tranh luận, 9g5 thì tivi lại phụt tắt “không có tín hiệu”… đến 9g20 vẫn chưa có tín hiệu trở lại, hơn 30 phóng viên báo chí ngồi trông chờ tín hiệu…
Đến 9g25, tín hiệu tivi truyền dẫn ra phòng phóng viên báo chí lại có trở lại, lúc này cho thấy qua màn hình tivi, chủ tọa phiên tòa đang nhắc luật sư Vũ Xuân Nam, HĐXX cho rằng: “Theo các luật sư, 4 tội danh truy tố bị cáo Kiên là không đúng, đúng không… đề nghị luật sư bổ sung ngắn ngọn”.
9g40, tín hiệu tivi lại phụt tắt trong khi luật sư Trương Thanh Đức (Đoàn luật sư Hà Nội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ACB) đang trình bày quan điểm của mình. Các phóng viên báo chí lại ngồi chờ… tín hiệu ! Tuy nhiên, đến phần tranh luận của các luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng Công thương (VietinBank) thì tín hiệu tivi… tốt, không có trục trặc kỹ thuật gì !
Video đang HOT
Luật sư Nguyễn Như Thái Dũng. Ảnh: Minh Thắng
Luật sư Nguyễn Như Thái Dũng (Đoàn luật sư Hà Nội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho VietinBank) trình bày: “Tôi đồng tình với truy tố của cáo trạng và đồng ý với quan điểm truy tố của vị đại diện VKS. Số tiền 718 tỷ đồng là bị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt, ACB chưa thu hồi được vì bị Huyền Như chiếm đoạt. Lỗi khách hàng gửi tiền, nhân viên ACB gửi tiền theo ủy thác, nhưng không làm đúng theo hợp đồng ủy thác. VietinBank không có lỗi với khoản tiền của ACB”.
ACB khẳng định không mất tiền, không thiệt hại.
Luật sư Trương Thanh Đức khẳng định: “Theo cáo trạng, thì ACB bị thiệt hại tổng cộng hơn 1.400 tỷ đồng do các hành vi phạm tội gây ra. Chính từ thiệt hại này, nên đã truy tố một loạt lãnh đạo cao cấp của ACB, đồng thời buộc ACB phải trở thành nguyên đơn dân sự trong vụ án. Tuy nhiên, ACB trước sau vẫn khẳng định không mất tiền và không phải là nguyên đơn dân sự”.
Luật sư Trương Thanh Đức. Ảnh: Minh Thắng
Tranh luận của luật sư Trương Thanh Đức: Đối với khoản tiền hơn 687 tỷ đồng liên quan đến việc đầu tư cổ phiếu, thì ACB khẳng định hoàn toàn không bị thiệt hại. Đối với khoản tiền hơn 718 tỷ đồng gửi tại VietinBank thì ACB đang yêu cầu VietinBank hoàn trả. Sự việc đến nay chưa được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực pháp luật, do đó chưa thể xác định ACB bị thiệt hại số tiền này. ACB không có văn bản nào yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vị án này, không phải là nguyên đơn dân sự. Đặc biệt đối với khoản tiền gửi tại VietinBank, thì người bị thiệt hại chỉ có thể là VietinBank, chứ không phải là ACB.
Luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh: “Việc một tổ chức, cá nhân có phải là hay không phải là bị đơn dân sự thì không thể do họ tự quyết định, mà phải là bị đơn theo quy định tại khoản 1, Điều 53 về “Bị đơn dân sự”, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Nhưng việc một tổ chức hay cá nhân nào đó có phải là hay không phải là Nguyên đơn dân sự thì hoàn toàn phải là do ý chí của tổ chức, cá nhân đó, với 2 điều kiện, điều kiện cần là “bị thiệt hại do tội phạm gây ra” và điều kiện đủ là “có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại” theo đúng quy định tại khoản 1, Điều 52 về “Nguyên đơn dân sự”, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Nguyên đơn dân sự và Bị đơn dân sự là một cặp phạm trù tất yếu của một vấn đề trong một vụ án, như thể ngày với đêm, sáng với tối, trắng với đen, tương tự như nếu không có VKS và cáo trạng thì không thể có bị cáo.
Do đó, nếu không có bị đơn dân sự thì cũng không thể có nguyên đơn dân sự, đặc biệt là đối với khoản tiền 718 tỷ đồng gửi tại VietinBank trong vụ án này”.
Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng: “ACB không có cả 2 điều kiện cần và đủ nói trên, vì họ đã không thừa nhận mình bị thiệt hại và cũng không yêu cầu các bị cáo trong vụ án này hay vụ án khác phải bồi thường thiệt hại. Vậy thì Nhà nước không thể bắt ACB phải là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự này khi mà họ không đủ điều kiện để trở thành nguyên đơn dân sự theo quy định của pháp luật, VietinBank không phải là bị đơn dân sự tương ứng và ACB không thừa nhận quyền này”…
Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho ACB kết lại phần tranh luận của mình rằng: “Xin đề nghị HĐXX kiến nghị với các cơ quan lập pháp và hành pháp xem xét lại việc xây dựng, giải thích và áp dụng pháp luật, để tránh gây ra sự hoang mang, lo ngại, khốn khổ, nguy hiểm, oan ức cho các doanh nghiệp và cá nhân; không thể biết phải làm thế nào thì mới an toàn pháp lý; lăn lộn vất vả kinh doanh, nộp thuế cho Nhà nước nhưng không thể biết khi nào thì vi phạm, tù tội. Bộ, ngành soạn thảo và thực thi Luật Doanh nghiệp và Luật Các tổ chức tín dụng đã tạo ra sự tù mù, hiểu thế nào cũng được, thậm chí chính mình cũng không hiểu và hiểu sai, làm sai, giải thích sai luật. Như thế thì khác nào đánh bẫy doanh nghiệp, treo thòng lọng trước mọi cá
Theo Pháp luật Xã hội
Bầu Kiên xin đọc đơn kêu oan tại tòa
Nhận được lệnh bắt giam, khởi tố tội kinh doanh trái phép, tôi thấy trời đất như sụp đổ dưới chân...", bầu Kiên nói tại tòa.
Chiều 29/5, sau khi luật sư hoàn thành phần nêu quan điểm bào chữa, các bị cáo lần lượt đưa ra quan điểm gỡ tội của mình trước tòa.
Là bị cáo cuối cùng phát biểu, bầu Kiên nói: "Khi nhận được lệnh bắt giam, khởi tố tội kinh doanh trái phép, tôi thấy trời đất như sụp đổ dưới chân. Trong biên bản của cơ quan điều tra, tôi khẳng định không kinh doanh trái phép, việc kinh doanh không ảnh hưởng đến chính sách kinh doanh tiền tệ của nhà nước. Cơ quan điều tra có 3 nội dung ghi không đúng bản chất đó là ghi tôi là chủ sở hữu công ty B&B, ACB Hà Nội, Á Châu là sai hoàn toàn vì tôi là 1 trong 3 người góp vốn ở côn gty B&B, các công ty kia tôi là đại diện góp vốn".
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tại phiên xử chiều 29/5. Ảnh: Đỗ Mến.
Theo bị cáo, việc các công ty này không có chức năng kinh doanh tài chính, mua cổ phần với công ty khác là sai vì nó đúng theo luật đầu tư, không phải hoạt động kinh doanh thuộc mục 1, 2 Luật doanh nghiệp. Các công ty này phát hành trái phiếu thế chấp cổ phiếu khác lấy tiền ảo ảnh hưởng chính sách tiền tệ của Nhà nước là sai lầm. Vì các công ty này khi phát hành trái phiếu đã thực hiện đúng chính sách của Chính phủ. Việc thế chấp và bán trái phiếu theo luật pháp quy định, tạo ra đồng tiền thật và thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ trong việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng trước ngày 30/10/2010.
Bị cáo Kiên xin phép HĐXX đọc đơn kêu oan của mình trước khi phân tích từng ý vì cho rằng đơn này ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình xác lập tội danh, đánh giá chứng cứ, xuyên suốt cả quá trình bào chữa. Tuy nhiên, chủ tọa cho rằng không cần đọc.
Về tội Kinh doanh trái phép, Nguyễn Đức Kiên đề nghị xem xét các công ty đã thành lập có hợp pháp không, không hợp pháp thì căn cứ theo quy định nào của pháp luật.
"Nếu ai còn băn khoản 6 công ty này do Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội và TP.HCM cấp có đúng pháp luật không, tôi nói rằng 30 năm tôi đầu tư trên 100 doanh nghiệp hoạt động gần như toàn diện nền kinh tế. Tất cả các công ty này đều hoạt động an toàn, hiệu quả, góp phần tạo công ăn việc làm, an sinh xã hội. Ngoài ra còn 7 phòng đăng ký kinh doanh khác trên toàn quốc đã cấp phép cho tôi", bầu Kiên nói và cho rằng rất buồn khi luật sư thông báo 2 công ty đã phải thoái vốn.
Bầu Kiên nói, trên đường dẫn giải về trại tạm giam có được nghe đài thông báo ngày làm việc của Quốc hội có nội dung Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Doanh nghiệp năm 2005, xóa bỏ ghi nội dung ngành nghề kinh doanh trên giấy đăng ký kinh doanh. Nếu Quốc hội thông qua đây là niềm lạc quan lớn nhất đối với ông.
Bị cáo 50 tuổi nhấn mạnh, ngay từ đầu đã đề nghị mời phòng đại diện VCCI, vì tổ chức này cần có ý kiến về việc cơ quan điều tra khởi tố ông tội kinh doanh trái phép, bởi lẽ điều này còn liên quan đến hệ thống an toàn của doanh nghiệp Việt Nam. Nguyễn Đức Kiên mong ý kiến của ông tại tòa sẽ được xem xét.
Theo Zing
Bầu Kiên gỡ tội của mình thế nào tại phiên xử? Sau các phần tự gỡ tội cho bản thân, cựu chủ tịch ACB cho rằng nếu cơ quan điều tra thận trọng trong việc đánh giá chứng cứ thì sẽ không xảy ra vụ án Nguyễn Đức Kiên. "HĐXX chỉ ra vi phạm điều nào sẽ nhận tội ngay" Chiều 29/5, bị cáo Nguyễn Đức Kiên tiếp tục tự bào chữa về các...