Xét xử 50 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC vào ngày 22/7
Trịnh Văn Quyết đã sử dụng sàn HOSE làm phương tiện để bán 391.155.480 cổ phiếu hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, chiếm đoạt 3.621 tỷ đồng.
Lực lượng chức năng khám xét và thu giữ tài liệu tại trụ sở FLC tháng 3/2022. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ra quyết định ngày 22/7 tới sẽ mở phiên tòa xét xử 50 bị cáo trong vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thao túng thị trường chứng khoán; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC).
Hội đồng xét xử gồm 5 người: 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân, do thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa phiên tòa.
Sáu kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (Vụ 5) và Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án. Phiên tòa dự kiến diễn ra nhiều ngày.
Có khoảng 100 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa, trong đó có 4 luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết.
Để chuẩn bị cho phiên tòa, Hội đồng xét xử đã triệu tập bị hại là 30.403 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu (lần bán ra ban đầu) của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (mã chứng khoán ROS); triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là 63.092 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác được tòa án triệu tập.
Trong số 50 bị cáo tại vụ án này, có 13 bị cáo thuộc Tập đoàn FLC gồm: Trịnh Văn Quyết (sinh năm 1975, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC – Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt); Trịnh Thị Minh Huế (sinh năm 1981, Kế toán tổng hợp; em gái bị cáo Trịnh Văn Quyết); Trịnh Thị Thúy Nga (sinh năm 1979, kế toán tổng hợp Tập đoàn FLC; thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS, tiền thân là Công ty Cổ phần chứng khoán FLC; em gái bị cáo Trịnh Văn Quyết); Hương Trần Kiều Dung (sinh năm 1978, Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn FLC, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty BOS); Nguyễn Thiện Phú (sinh năm 1974, Kế toán tổng hợp Tập đoàn FLC; Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng FLC Faros); Trần Thế Anh (sinh năm 1978, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng FLC Faros); Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1987, nhân viên Ban Kế toán); Đỗ Thị Huyền Trang (sinh năm 1991, Phó Trưởng phòng Kế toán); Nguyễn Thanh Bình (sinh năm 1975, cựu thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc); Lê Tân Sơn (sinh năm 1983, cựu Phó Chánh văn phòng, Thư ký Hội đồng quản trị); Đặng Thị Hồng (sinh năm 1991, nguyên Phó trưởng Ban Pháp chế); Trương Văn Tài (sinh năm 1969, Đội trưởng đội xe thuộc Văn phòng Tập đoàn); Phạm Thị Hải Ninh (sinh năm 1985, cựu Phó trưởng Ban Đầu tư).
Tám bị cáo thuộc Công ty Cổ phần chứng khoán BOS (tiền thân là Công ty Cổ phần chứng khoán FLC) gồm: Nguyễn Quỳnh Anh (sinh năm 1980, Tổng Giám đốc); Nguyễn Thị Thanh Phương (sinh năm 1986, Trưởng phòng Dịch vụ chứng khoán); Nguyễn Thị Thu Thơm (sinh năm 1982, Phó Trưởng phòng Dịch vụ chứng khoán); Bùi Ngọc Tú (sinh năm 1993, Phó Trưởng phòng Dịch vụ chứng khoán); Trần Thị Lan (sinh năm 1984, Kế toán trưởng); Quách Thị Xuân Thu (sinh năm 1979, kế toán trưởng); Nguyễn Minh Điềm (sinh năm 1991, nhân viên hành chính nhân sự); Chu Tiến Vượng (sinh năm 1976, cựu Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị).
Tám bị cáo thuộc Công ty Cổ phần xây dựng FLC Faros, gồm: Trịnh Văn Đại (sinh năm 1966, Phó Tổng Giám đốc); Đỗ Như Tuấn (sinh năm 1969, cựu Tổng Giám đốc); Đàm Mai Hương (sinh năm 1976, cựu Kế toán trưởng); Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1960, cựu Trưởng Ban kiểm soát); Đỗ Quang Lâm (sinh năm 1975, Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển nhà Kiên Giang; nguyên Tổng Giám đốc, đại diện pháp luật); Lê Thành Vinh (sinh năm 1979, Luật sư, Giám đốc Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn T nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị); Nguyễn Tiến Dũng (sinh năm 1975, nguyên Tổng Giám đốc, đại diện pháp luật Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư Vĩnh Hà – sau đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros); Nguyễn Bình Phương (sinh năm 1973, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị).
Bốn bị cáo thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên FLC Land gồm: Nguyễn Văn Mạnh (sinh năm 1977, Trưởng nhóm Vật tư cảnh quan, Phòng Mua sắm và cung ứng vật tư); Hoàng Thị Thu Hà (sinh năm 1980, nhân viên kế toán); Trịnh Tuân (sinh năm 1984, cựu Giám đốc); Lê Văn Sắc (sinh năm 1949, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Alaska kiêm Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên FLC Land).
Bốn bị cáo thuộc các công ty khác trong hệ sinh thái FLC gồm: Trịnh Văn Nam (sinh năm 1991, nhân viên Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt); Trịnh Thị Thanh Huyền (sinh năm 1977, nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh phát triển Bất động sản FLC Homes); Hoàng Thị Huệ (sinh năm 1992, chuyên viên Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ số FLC); Trịnh Thị Út Xuân (sinh năm 1987, nhân viên Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ số FLC).
Video đang HOT
Bốn bị cáo thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Trần Đắc Sinh (sinh năm 1956, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị); Lê Hải Trà (sinh năm 1974, cựu Phó Tổng Giám đốc); Trầm Tuấn Vũ (sinh năm 1975, cựu Phó Tổng Giám đốc); Lê Thị Tuyết Hằng (sinh năm 1976, Giám đốc Phòng Giám sát giao dịch, nguyên Giám đốc Phòng Quản lý và Thẩm định niêm yết).
Sáu bị cáo thuộc lĩnh vực kiểm toán, chứng khoán gồm: Nguyễn Ngọc Tỉnh (sinh năm 1964, Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và kế toán Hà Nội – CPA); Lê Văn Tuấn (sinh năm 1978, Kiểm toán viên Công ty CPA); Trần Thị Hạnh (sinh năm 1977, Phó Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán TTP – trước là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC); Lê Công Điền (sinh năm 1971, Vụ trưởng Vụ Giám sát Công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước); Dương Văn Thanh (sinh năm 1967, Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam); Phạm Trung Minh (sinh năm 1978, Nguyên Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán).
Ba bị cáo còn lại gồm: Nguyễn Quang Trung (sinh năm 1970, lái xe Bệnh viện Đa khoa Hà Thành); Nguyễn Thị Hồng Dung (sinh năm 1972, trú tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội); Phạm Thanh Hương (sinh năm 1984, Kế toán hành chính Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Sevin). Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố các bị cáo: Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga, Hương Trần Kiều Dung, Trịnh Văn Đại, Nguyễn Văn Mạnh, Trịnh Tuân, Nguyễn Thị Hồng Dung về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (theo quy định tại quy định tại Điều 174, khoản 4, điểm a-Bộ luật Hình sự) và tội “thao túng thị trường chứng khoán” (theo quy định tại Điều 211, khoản 2, điểm b-Bộ luật Hình sự).
Các bị cáo: Đỗ Như Tuấn, Đỗ Quang Lâm, Nguyễn Văn Thanh, Đàm Mai Hương, Nguyễn Bình Phương, Hoàng Thị Thu Hà, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Thành Vinh, Nguyễn Thanh Bình, Lê Tân Sơn, Trần Thế Anh, Đặng Thị Hồng, Lê Văn Sắc, Trương Văn Tài, Nguyễn Minh Điểm, Trịnh Thị Út Xuân, Phạm Thanh Hương, Phạm Thị Hải Ninh, Nguyễn Thiện Phú, Nguyễn Ngọc Tỉnh, Lê Văn Tuấn, Trần Thị Hạnh bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại quy định tại Điều 174, khoản 4, điểm a-Bộ luật Hình sự.
Các bị cáo: Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà, Trầm Tuấn Vũ, Lê Thị Tuyết Hằng bị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356, khoản 3-Bộ luật Hình sự.
Các bị cáo: Nguyễn Quỳnh Anh, Chu Tiến Vượng, Nguyễn Thị Thanh Phương, Bùi Ngọc Tú, Nguyễn Thị Thu Thơm, Quách Thị Xuân Thu, Trần Thị Lan, Trịnh Văn Nam, Trịnh Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Nga, Hoàng Thị Huệ, Đỗ Thị Huyền Trang, Nguyễn Quang Trung bị truy tố về tội “Thao túng thị trường chứng khoán” theo quy định tại Điều 211, khoản 2, điểm b-Bộ luật Hình sự.
Ba bị cáo: Lê Công Điền, Dương Văn Thanh, Phạm Trung Minh bị truy tố về tội “cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” theo quy định tại Điều 209, khoản 2, điểm c-Bộ luật Hình sự.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, nhằm chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư để sử dụng vào mục đích riêng của mình, Trịnh Văn Quyết đã sử dụng Công ty Faros làm công cụ, chỉ đạo Doãn Văn Phương và Trịnh Thị Minh Huế thực hiện hành vi gian dối tăng khống vốn góp chủ sở hữu tại Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng sau đó hoàn thiện các thủ tục để niêm yết cổ phiếu tương ứng với giá trị vốn góp khống của Công ty Faros trên sàn chứng khoán; sử dụng sàn HOSE làm công cụ, phương tiện bán cổ phiếu, chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Để chiếm đoạt được tiền, Trịnh Văn Quyết giao Doãn Văn Phương và Trịnh Thị Minh Huế trực tiếp chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động để hợp thức hồ sơ nâng vốn khống; trực tiếp nhờ một số cá nhân đứng tên là cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của Công ty Faros, gồm: Trần Thế Anh, Lê Thành Vinh, Hương Trần Kiều Dung, Nguyễn Thiện Phú, Đặng Thị Hồng, Nguyễn Văn Thanh. Các bị cáo thuộc Công ty Faros, Công ty kiểm toán, người thân quen của Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế… đã thực hiện chỉ đạo của Doãn Văn Phương và Trịnh Thị Minh Huế ký hợp thức các thủ tục nâng khống vốn góp và hợp thức sử dụng vốn góp khống; ghi nhận thông tin gian dối này vào Báo cáo tài chính kiểm toán, Bản cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán.
Các bị cáo thuộc Vụ Giám sát công ty đại chúng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, VSD và sàn HOSE đã sử dụng những thông tin gian dối trên Báo cáo tài chính kiểm toán và hồ sơ tài liệu của Công ty Faros cung cấp để chấp thuận công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn HOSE.
Trịnh Văn Quyết. (Nguồn: TTXVN)
Với động cơ, mục đích, thủ đoạn nêu trên, Trịnh Văn Quyết đã sử dụng sàn HOSE làm phương tiện để bán 391.155.480 cổ phiếu hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, chiếm đoạt 3.621 tỷ đồng.
Để xảy ra hậu quả trên, có sự tham gia giúp sức tích cực của các bị cáo trong vụ án vào quá trình nâng khống vốn góp, ủy thác đầu tư, nhận ủy thác đầu tư, hợp thức dòng tiền từ vốn góp khống; xác định vốn góp khống; chấp thuận niêm yết cổ phiếu để tạo điều kiện giúp Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu được hình thành từ vốn góp chủ sở hữu khống, chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán.
Ngoài ra, Viện Kiểm sát xác định Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga còn có hành vi thao túng thị trường chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 684 tỷ đồng./.
Chân dung những bóng hồng giúp sức Trịnh Văn Quyết thu lợi 723 tỷ
Phó chủ tịch Thường trực HĐQT Tập đoàn FLC Hương Trần Kiều Dung và Tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán BOS Nguyễn Quỳnh Anh cùng bị cáo buộc vai trò đồng phạm với Trịnh Văn Quyết.
Hiểu biết về chứng khoán vẫn thực hiện trái pháp luật
Trong 50 bị can mà Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an đề nghị truy tố liên quan nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty CP Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, các bị can Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh bị cáo buộc là đồng phạm giúp sức cho ông Quyết.
Bà Dung (SN 1978) là Phó chủ tịch Thường trực HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS, còn Nguyễn Quỳnh Anh (SN 1980) là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS.
Các bị can Hương Trần Kiều Dung (trái) và Nguyễn Quỳnh Anh.
Kết luận điều tra nêu rõ, bị can Hương Trần Kiều Dung là người có trình độ hiểu biết về chứng khoán. Từ tháng 1/2018 - 4/2022, khi giữ chức chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty BOS, bà Dung biết công ty có hai lần bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính.
Bị can cũng biết việc cấp hạn mức khống cho nhóm tài khoản VIP của Trịnh Văn Quyết mở tại Công ty BOS là trái quy định, song theo chỉ đạo của ông Quyết, Dung vẫn ký hợp thức biên bản họp HĐQT và ký ban hành nghị quyết ủy quyền cho Trịnh Thị Thúy Nga (em gái Quyết) thao túng các mã cổ phiếu nhóm FLC.
Tài liệu điều tra còn xác định, từ năm 2014 đến tháng 9/2016, các cổ đông chỉ góp hơn 1.197 tỷ đồng vốn điều lệ vào Công ty Faros, nhưng với mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Hương Trần Kiều Dung và nhiều lãnh đạo FLC, nhân viên Công ty Faros và người khác lập, ký khống hồ sơ góp vốn.
Qua đó, các bị can nâng khống hơn 3.102 tỷ đồng làm tăng vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ lên tận 4.300 tỷ đồng.
C01 cáo buộc bà Hương Trần Kiều Dung biết hành vi nâng khống vốn này là trái pháp luật, song thực hiện chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết, Dung vẫn đứng tên cá nhân và đứng tên đại diện ba công ty ký 6 hợp đồng nhận chuyển nhượng khống trên 53 triệu cổ phần.
Khi đã trở thành cổ đông của Công ty Faros, bà Hương tiếp tục làm theo chỉ đạo của ông Quyết, thực hiện nhiều hành vi chuyển nhượng, góp vốn lòng vòng làm tăng vốn khống điều lệ của công ty này. Cuối cùng, hàng chục triệu cổ phần của Hương tại Công ty Faros (do chuyển nhượng khống mà có, không phát sinh thanh toán tiền) về tay ông Quyết.
Với những hành vi trên, C01 xác định Phó chủ tịch Thường trực HĐQT Tập đoàn FLC giữ vai trò đồng phạm giúp sức cho Trịnh Văn Quyết thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán.
Thao túng chứng khoán, đút túi 723 tỷ đồng
Đối với Nguyễn Quỳnh Anh, kết luận điều tra nêu nữ bị can cũng từng có hai lần bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính; biết bị can Trịnh Thị Thúy Nga hàng ngày cấp hạn mức khống cho nhóm tài khoản VIP của Trịnh Văn Quyết mở tại Công ty CP Chứng khoán BOS là trái quy định.
Tuy nhiên, Quỳnh Anh đã che giấu vi phạm, cùng đồng phạm ký 300 ủy nhiệm chi chuyển tiền từ các tài khoản khác của Công ty Chứng khoán BOS đến tài khoản ngân hàng. Qua đó thanh toán hơn 9.900 tỷ đồng cho các lần khớp lệnh liên quan nhóm tài khoản VIP (không có tài sản đảm bảo) của ông Quyết để thao túng thị trường chứng khoán.
Cũng giống như Hương Trần Kiều Dung, Nguyễn Quỳnh Anh bị cơ quan điều tra cáo buộc là đồng phạm giúp sức Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán. Hiện nữ bị can này đang được tại ngoại, cấm rời nơi cư trú.
Bộ Công an xác định ông Quyết và đồng phạm thu lợi bất chính 723 tỷ đồng.
Tại họp báo Chính phủ chiều 2/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, cơ quan điều tra phát hiện việc thao túng thị trường chứng khoán của FLC thể hiện qua hai hành vi.
Thứ nhất là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi bị can Trịnh Văn Quyết chỉ đạo lập, ký khống hồ sơ góp vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng FLC FAROS nâng khống 3.102 tỷ đồng, tăng vốn từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ đồng. Sau đó, hợp thức hóa hồ sơ để cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán chấp nhận đăng ký. Từ đó, thực hiện các hành vi lừa đảo và chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng.
Thứ hai là hành vi thao túng thị trường chứng khoán, Quyết chỉ đạo mượn giấy tờ cá nhân của 400 người thân trong gia đình, lập khống 20 công ty nhưng không hoạt động kinh doanh, sử dụng danh nghĩa pháp nhân để mở ra 500 tài khoản chứng khoán, tiến hành các hành vi thao túng chứng khoán.
Từ ngày 26/5/2017-10/1/2022, nhóm này đã sử dụng 190 tài khoản để thực hiện hành vi thao túng, thu lợi bất chính 723 tỷ đồng.
Lương 6 triệu đồng/tháng, tài xế ông Trịnh Văn Quyết từng có 230 tỷ đồng? Được sự nhờ vả của em gái ông Quyết, Trương Văn Tài đã ký Hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần/Giấy nộp tiền để sở hữu 23 triệu cổ phần Công ty Faros, tương đương 230 tỷ đồng. Trong vụ án Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, VKSND Tối cao cáo buộc tài...