Xét xử 17 thầy cô giáo “bòn rút” hàng tỷ đồng
Ngày 9-7, TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên sơ thẩm, xét xử vụ cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại trường Cao đẳng Nghề Phú Yên đối với các bị cáo Phan Văn Kích (SN 1958, nguyên hiệu trưởng), Nguyễn Hồng Phong (SN 1960, nguyên hiệu phó) và Hồ Thị Bích Hà (SN 1971, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch – Tài vụ).
Theo cáo trạng, từ năm 2002 đến tháng 7-2011, tại trường Cao đẳng Nghề Phú Yên, Phan Văn Kích, Nguyễn Hồng Phong, Hồ Thị Bích Hà lợi dung chức vụ, quyền hạn được giao, thống nhất lập khống chứng từ, đưa vào thanh toán, thu các khoản của trường bỏ ngoài sổ sách kế toán để sử dụng chi trái nguyên tắc, chế độ gây thiệt hại đối với Nhà nước hàng tỷ đồng.
Trong đó, bị cáo Kích gây thiệt hại hơn 735 triệu đồng, bị cáo Phong liên đới gây thiệt hại hơn 335 triệu đồng và bị cáo Hồ Thị Bích Hà liên đới gây thiệt hại trên 571 triệu đồng. Hành vi của các bị cáo Kích, Phong và Hà đã phạm vào tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Video đang HOT
Các bị cáo tại phiên tòa
Liên quan vụ án này còn có 17 cá nhân là cán bộ, công nhân viên chức của trường Cao đẳng Nghề Phú Yên đã có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước. Tuy nhiên, xét mức độ, tính chất phạm tội, Viện KSND tỉnh kiến nghị xử lý hành chính. Riêng đối với một số cá nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên và tỉnh Bình Định đã xuất các hóa đơn không đúng thực tế, tạo điều kiện cho các bị cáo thanh toán, rút tiền sử dụng sai quy định, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước. Viện KSND tỉnh đề nghị cơ quan Thuế xử lý theo quy định pháp luật.
Sau khi đại diện Viện KSND tỉnh kết thúc phần đọc cáo trạng, hội đồng xét xử dành phần lớn thời gian trong ngày xử đầu tiên để xét hỏi, thẩm vấn các bị cáo. Trong phần xét hỏi, các bị cáo Kích, Phong và Hà đều thừa nhận hành vi phạm tội đúng như cáo trạng Viện KSND tỉnh Phú Yên truy tố.
Tuy nhiên, từng bị cáo cũng thừa nhận do nhận thức pháp luật chưa đầy đủ nên đã làm sai, chứ họ không vụ lợi cá nhân. Do đó, xin hội đồng xét xử xem xét động cơ, hành vi phạm tội, hoàn cảnh gia đình cụ thể của từng người để xem xét lượng hình phạt, cũng như việc bồi thường trách nhiệm dân sự.
Sau khi thẩm vấn các bị cáo, gần cuối buổi chiều 9-7, hội đồng xét xử đã tiếp tục xét hỏi, thẩm vấn một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong số 43/56 cá nhân theo giấy triệu tập của tòa.
Hôm nay 10-7, phiên tòa tiếp tục làm việc.
Theo ANTD
Bị can vẫn ung dung làm Chủ tịch UBND xã
Nguyên nhân vụ việc là một số cán bộ tại UBND xã Chàng Sơn bị người dân làm đơn tố cáo việc lợi dụng chức vụ quyền hạn cố ý làm trái để trục lợi cá nhân, tham ô tham nhũng làm thất thoát trên 10.000m2 đất công, trị giá hàng chục tỉ đồng
Ngày 31-3-2012 báo PL&XH đã có bài "Tại sao bị can vẫn ngồi ghế Chủ tịch UBND xã?", phản ánh về việc một cán bộ đã bị khởi tố nhưng vẫn tiếp tục làm Chủ tịch UBND xã. Trước đó, ngày 2-11-2011, CATP Hà Nội có Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 245 về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Ngày 24-2-2012, cơ quan này ban hành các Quyết định khởi tố bị can số: 301, 302, 303 đối với các bị can: Phí Đình Hưng, Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn; Nguyễn Văn Thiết và Chu Văn Quang, nguyên cán bộ địa chính xã Chàng Sơn.
Nguyên nhân vụ việc là một số cán bộ tại UBND xã Chàng Sơn bị người dân làm đơn tố cáo việc lợi dụng chức vụ quyền hạn cố ý làm trái để trục lợi cá nhân, tham ô tham nhũng làm thất thoát trên 10.000m2 đất công, trị giá hàng chục tỉ đồng. Đến ngày 29-2-2012, VKSND TP Hà Nội phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can nói trên. Theo luật sư Vũ Lợi, Giám đốc Cty luật Hòa Lợi, khi đã bị khởi tố bị can, đối tượng bị khởi tố phải bị tạm đình chỉ các chức danh về Đảng và chính quyền.
Vì sao bị can vẫn được làm Chủ tịch UBND xã?
Tưởng rằng sau khi có Quyết định khởi tố bị can, những "con sâu" làm rầu "nồi canh" tại xã Chàng Sơn sẽ bị đưa ra ánh sáng. Thế nhưng sự công minh của pháp luật vẫn đang được người dân xã Chàng Sơn "dài cổ" đợi. Bởi đến gần 1 tháng sau (ngày 22-3) Huyện ủy Thạch Thất đã ra quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp ủy đối với 2 đảng viên Phí Đình Hưng và Nguyễn Văn Thiết. Nhưng đến ngày 28-3 thì UBND huyện Thạch Thất mới có Quyết định số 781/QĐ-UBND tạm đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND xã 15 ngày đối với bị can Phí Đình Hưng.Sau khi ra Quyết định tạm đình chỉ 15 ngày, đến ngày 12-4 UBND huyện Thạch Thất lại tiếp tục quyết định đình chỉ thêm 15 ngày đối với bị can Phí Đình Hưng. Thời hạn tạm đình chỉ công tác đối với Phí Đình Hưng đã hết 30 ngày, CQCA vẫn đang điều tra đối với bị can thì đại diện UBND huyện Thạch Thất đã về thông báo bằng... miệng: "Thời hạn đình chỉ đã hết, ông Phí Đình Hưng - Chủ tịch tiếp tục điều hành UBND xã Chàng Sơn"?
Như vậy, hiện nay Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn vẫn là một bị can trong một vụ án. Người dân xã Chàng Sơn bất bình trước việc một bị can đang điều hành công việc của xã mình. Rồi bao nhiêu loại văn bản giấy tờ của xã này sẽ đảm bảo tính khách quan, công minh trước pháp luật thế nào khi được ký ban hành bởi một bị can?
Tiếp xúc với PV, một người dân tại thôn 7, xã Chàng Sơn lo ngại: "Bị can Phí Đình Hưng bị khởi tố, cả làng biết. Tôi có người nhà định làm hồ sơ đi xin việc, nhưng cứ nghĩ đến hồ sơ của con em mình bị một bị can ký xác nhận, nơi tiếp nhận sẽ từ chối nên chúng tôi lại thôi".
Điều đáng nói là theo phản ánh của người dân xã Thạch Thất, đơn tố cáo về hành vi tham nhũng của những người đứng đầu UBND xã Chàng Sơn đã được gửi đến UBND huyện Thạch Thất trước khi diễn ra bầu cử HĐND khóa 18, nhưng UBND huyện Thạch Thất đã "bỏ xó" những lá đơn tố cáo đó để người tham nhũng (nay là bị can Phí Đình Hưng) vẫn ung dung vào ngồi ghế Chủ tịch UBND xã. Và cho đến nay, sau khi đã bị khởi tố thì bị can vẫn ung dung là một Chủ tịch UBND xã, một điển hình hết sức phản cảm trong cơ cấu tổ chức cán bộ tại địa phương. Vậy đâu là nguyên nhân một cán bộ lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái pháp luật trong nhiều năm không bị UBND huyện Thạch Thất xem xét giải quyết? Khi một người đã bị khởi tố nhưng UBND huyện vẫn "chịu thua" để một bị can vẫn giữ vai trò chủ chốt trong bộ máy chính quyền ở xã Chàng Sơn?
Theo PLXH
Giám đốc, phó giám đốc cùng "bòn rút" tiền của nhà nước Ngày 31-5, TAND tỉnh Quảng Ngãi đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng đối với nguyên giám đốc Xí nghiệp đá Mỹ Trang ở huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) Bị cáo Lâm Ngọc Lợi và Võ Đình Hồng tại phiên tòaTheo...