Xét tuyển học bạ vào đại học: Chưa tin cậy về kết quả học tập!
Mặc dù có nhiều tiêu chí đưa ra để chọn lọc thí sinh có năng lực vào đại học, cao đẳng qua hình thức xét tuyển học bạ của nhiều trường đại học, cao đẳng nhưng nhiều ý kiến lo lắng và chưa thực sự tin cậy vào kết quả xét tuyển này.
Lo ngại nảy sinh trường hợp chạy học bạ “đẹp”
Sau khi Dân trí đăng bài “ Xét tuyển bằng học bạ: Rộng cửa vào đại học, cao đẳng“, nhiều bạn đọc gửi ý kiến bình luận cho rằng, thực hiện xét tuyển bằng học bạ là mở đường cho việc chạy điểm, chạy học bạ “đẹp”. Nếu đề án này đi vào thực hiện thì tệ nạn giáo dục ngày càng nhiều hơn, không đánh giá đúng thực chất chất lượng giáo dục; càng xét tuyển học bạ, chất lượng sinh viên càng kém…
Độc giả Phạm Thiên Phú cảnh báo: “Một hai năm đầu sẽ là thời kỳ phát đạt của hầu hết các trường nhưng vài năm sau sẽ là thảm họa đối với các trường. Trường nào chất lượng thì sẽ tồn tại, không thì sẽ phá sản. Chất lượng được đánh giá qua số lượng sinh viên ra trường có việc làm. Hãy để các trường tự ra đề thi, tự cấp bằng. Quy luật sẽ đào thải nếu trường nào không theo kịp”.
Trước ý kiến lo ngại của độc giả, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng chia sẻ, quy định cho phép các trường đại học có quyền được tuyển sinh và đưa ra tiêu chí xét tuyển học bạ là quyền của trường. Nếu nói đến việc tiêu cực thì phải nói đến việc chống tiêu cực chung chứ đừng bảo vì học bạ không chính xác mà các trường đại học không nên tuyển.
Chúng ta nên tách vấn đề này ra 2 khía cạnh, thứ nhất, nếu nói học bạ tiêu cực không cho các trường xét tuyển thí sinh cũng không được. Học bạ là nhà nước quy định; thứ hai, các trường đại học, cao đẳng xét tuyển học bạ thì các Sở, các ngành, các trường cần giám sát việc học bạ này như thế nào. Ví dụ: Sở GD-ĐT hiện nay nên quản lý điểm tới từng học kỳ chứ không phải thanh tra giữa học bạ với quản lý điểm xem có đúng không. Cứ làm rồi mới rút ra được kinh nghiệm.
Chỉ tiêu vào đại học, cao đẳng có hạn chứ không phải tất cả học xong phổ thông là vào được đại học.
E dè thử nghiệm!
Video đang HOT
Nhìn tổng thể trong số hơn 300 trường đại học, cao đẳng công bố đề án tuyển sinh, trong đó có những trường thực hiện 2 phương án xét tuyển, mà có phương án xét tuyển bằng học bạ chủ yếu thuộc về đại học, cao đẳng vùng hàng năm khó tuyển sinh và trường ngoài công lập… chứ không có các trường đại học tốp đầu và rất ít trường tốp giữa tuyển sinh theo phương án này.
Nếu có chăng chỉ có Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thực hiện xét tuyển sơ loại bằng học bạ (thực hiện từ năm 2014) nhưng là để trường loại những thí sinh yếu kém ngay từ trước khi nộp hồ sơ để tránh lãng phí. Tuyển sinh năm 2015, trường cũng thực hiện phương án xét tuyển học bạ và bổ sung thêm điều kiện sơ loại khắt khe hơn là thí sinh đăng ký xét tuyển phải có tổng điểm trung bình của các môn học thuộc tổ hợp 3 môn thi xét tuyển, tính cho 6 học kỳ THPT từ 20 điểm trở lên.
Trường đại học Điện lực năm nay cũng có hình thức xét tuyển bằng học bạ nhưng trường chỉ dành 10% chỉ tiêu để xét. Cụ thể, trường lấy kêt qua hoc tâp trong ba năm hoc THPT va kết quả thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, điểm trung bình chung năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 (hoăc học kỳ I lớp 12 nêu thi sinh tiên hanh đăng ky xet tuyên trươc khi kêt thuc năm hoc) có nhân hệ số cac môn quy định đôi vơi tưng nganh hoc của thí sinh đạt 8,0 trở lên đối với trình độ Đại học và đạt 6,5 đối với trình độ Cao đẳng (ĐTB TC1). Xét điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh. Điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT theo môn thi của thí sinh đạt 7,5 trở lên đối với trình độ Đại học và đạt 6,0 đối với trình độ Cao đẳng (ĐTB TC2). Số lượng môn thi tốt nghiệp hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ông Bùi Đức Hiền, Trưởng Phòng Đào tạo nhà trường cho biết, với hình thức xét tuyển này, nhà trường muốn tuyển chọn thử nghiệm, trong đó tính tiêu chí điểm trung bình chung 3 năm THPT chỉ chiếm tỉ trọng 40%, còn tiêu chí điểm thi tốt nghiệp chiếm tỉ trọng 60%. Xét những thí sinh có điểm trung bình xét tuyển (ĐTB XT) đạt theo nguyên tắc từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu xét tuyển của từng ngành đào tạo.
Chênh lệch kết quả học tập giữa các vùng miền
Mặc dù chỉ dành 10% chỉ tiêu để xét tuyển học bạ nhưng ông Bùi Đức Hiền, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Điện lực vẫn băn khoăn về chất lượng. Ông cho rằng, mặt bằng kết quả học tập của thí sinh sẽ không đồng đều giữa các vùng miền. Thông thường điểm học bạ của học sinh trường chuyên, chất lượng cao sẽ cao hơn, đẹp hơn với học bạ những học sinh ở trường có chất lượng thấp nhưng chúng tôi mong muốn và tin sẽ không có chuyện sửa học bạ, như vậy mới yên tâm tuyển được thí sinh.
Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Hữu Lập, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng: “Với học bạ mà ở các trường phổ thông đánh giá nghiêm túc sẽ tốt. Tuy nhiên, nếu xét học bạ trong cùng 1 trường THPT thì sẽ khách quan tin tưởng vào chất lượng nhưng đây lại xét trên diện tổng thể cả nước thì chất lượng sẽ khác vì chất lượng của các trường THPT khác nhau, thầy cô giáo khác nhau. Chính vì vậy, chúng tôi chưa tin tưởng lắm nên chưa dùng kết quả này”.
Tuyển sinh năm 2015, với các quy định mới mà Bộ GD-ĐT mở ra cho các trường, mở ra cho thí sinh có thêm cơ hội vào đại học.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết: “Tuyển sinh năm nay, thí sinh đăng kí dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ sau khi đã có kết quả thi. Việc đăng ký dự tuyển sau khi đã có kết quả thi sẽ giúp các em tránh được rủi ro là đạt điểm cao nhưng vẫn có thể trượt ĐH như những năm trước đây, các em lựa chọn được những trường ĐH, CĐ phù hợp với năng lực của mình, đáp ứng tốt hơn tính đa dạng về ngành nghề của giáo dục đại học. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các trường phát triển. Các trường muốn tuyển được thí sinh có chất lượng vào học phải xây dựng thương hiệu thông qua chất lượng đào tạo”.
Việc các trường đại học, cao đẳng mở rộng đầu vào cho các thí sinh nhưng không phải là tất cả thí sinh nào đủ điều kiện cũng vào được đại học, cao đẳng. Bởi, hàng năm, Bộ GD-ĐT giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường dựa vào cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo chất lượng của từng trường. Các trường chỉ được tuyển đủ chỉ tiêu mà Bộ GD-ĐT giao chứ không được phép tuyển vượt.
Trong khi đó, hàng năm, số lượng chỉ tiêu vào đại học, cao đẳng chỉ bằng 1/3 số lượng thí sinh cả nước đăng ký dự thi. Do đó, cánh cửa vào đại học, cao đẳng không rộng như nhiều người nghĩ.
Hồng Hạnh
Theo Dantri
Kêu gọi nông dân Trung Quốc phản đối hành động sai trái trên biển Đông
Hành động của Trung Quốc trực tiếp đe dọa cuộc sống của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại các thoả thuận đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và làm tổn thương sâu sắc tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước - TƯ Hội Nông dân Việt Nam khẳng định.
Trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên lãnh hải Việt Nam, ngày 2/6, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã lên tiếng kịch liệt phản đối những hành động ngang ngược, vô nhân đạo của Trung Quốc đối với các tàu Việt Nam.
Theo Hội Nông dân, từ ngày 1/5/2014 đến nay, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 cùng nhiều phương tiện hộ tống, trong đó có tàu quân sự và máy bay đi vào vùng biển Việt Nam; hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngay sau hành động này của Trung Quốc, Việt Nam đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp đấu tranh cả trên thực địa, ngoại giao, tuyên truyền, vận động quốc tế, nhưng phía Trung Quốc không những không rút lui mà còn hung hăng, ngang ngược khiêu khích, đâm va vào tàu các đơn vị cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ chấp pháp hợp pháp, cũng như một số tàu của ngư dân Việt Nam, gây hư hại về vật chất và đe dọa đến tính mạng của con người.
Ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, đọc tuyên bố phản đối Trung Quốc
Trước tình hình trên, Hội Nông dân Việt Nam tuyên bố: Hành động nói trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết
"Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và cuộc sống của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại các thoả thuận đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và làm tổn thương sâu sắc tình hữu nghị giữa nhân dân, đặc biệt là nông dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc cũng như sự tin cậy mà hai bên đã và đang nỗ lực cùng nhau xây đắp", ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khẳng định.
Hội Nông dân Việt Nam cùng toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân vô cùng bất bình và kịch liệt phản đối hành động sai trái, nguy hiểm nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút hết và vô điều kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng các phương tiện hộ tống ra khỏi khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt các hành động phi pháp và đối xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam trên Biển Đông và không lặp lại các hành động tương tự trong tương lai.
Tàu ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm
Hội ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Chính phủ và các lực lượng chấp pháp của Việt Nam bảo vệ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế; kêu gọi ngư dân Việt Nam đoàn kết một lòng, kiên cường bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền và lợi ích của quốc gia.
"Hội Nông dân Việt Nam và toàn thể nông dân Việt Nam luôn coi trọng và làm hết sức mình để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Trung Quốc nói chung, giữa nông dân Việt Nam với nông dân Trung Quốc nói riêng. Song, lãnh thổ là thiêng liêng, Hội Nông dân Việt Nam cùng toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm và bằng mọi biện pháp kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của dân tộc, phù hợp với Luật pháp quốc tế", ông Cường cho biết.
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân Việt Nam kêu gọi nông dân Trung Quốc, nông dân và các tổ chức nông dân, các đối tác trên toàn thế giới lên tiếng bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, yêu cầu Chính phủ Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, rút ngay giàn khoan 981và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Thảo Nguyên
Theo Dantri
Việt Nam là thành viên tin cậy, tích cực của Liên hợp quốc PV: Thưa Thứ trưởng, Việt Nam có kế hoạch như thế nào để tham gia vào việc duy trì gìn giữ hòa bình của LHQ? - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Chúng tôi đã chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho hai sỹ quan sang làm nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan. Đầu tiên, họ phải hoàn...