Xét nghiệm quyết định bệnh nhân nCoV nhiều hay ít
Một số quốc gia ghi nhận lượng lớn người nhiễm nCoV không có nghĩa tình hình dịch bệnh ở đó nghiêm trọng hơn các nước khác.
Tính đến ngày 15/3, Ai Cập ghi nhận 67 ca, Ấn Độ 83 ca nhiễm vnCoV, những con số quá “bé nhỏ” so với Italy (hơn 21.600) và Hàn Quốc (hơn 8.000).
Tuy nhiên, một số ca Covid-19 cho thấy các số liệu sơ bộ không phản ánh chính xác dịch bệnh có lan rộng ở một quốc gia hay không.
Ngày 11/3, 9 người trong một nhóm du khách Hong Kong từng đến thăm Ai Cập đã được xác nhận nhiễm nCoV. Tuần trước, 2 người Hong Kong khác cũng dương tính nCoV sau chuyến du lịch tới Mumbai, Ấn Độ.
Sự khác biệt ở đây, theo các chuyên gia, chính là công tác xét nghiệm.
Người dân tại Hàn Quốc được xét nghiệm Covid-19. Ảnh: AFP
Giáo sư Benjamin Cowling tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Hong Kong nhận định đại dịch lan rộng đến nhiều nước và sẽ còn tăng trong vài tuần tới. Khi đó, số lượng bệnh nhân thực tế ở một quốc gia phụ thuộc vào năng lực giám sát và năng lực xét nghiệm của nơi đó.
Cowling dẫn chứng, Hàn Quốc có số lượng bệnh nhân nhiều và tăng liên tục. Mặt khác, chính phủ nước này đã tiến hành một số lượng xét nghiệm khổng lồ trong cộng đồng.
Không ít chuyên gia cho rằng một số quốc gia có thể bị ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19 hơn Hàn Quốc, song số liệu thống kê lại thấp vì thực hiện ít xét nghiệm hơn.
Tính đến ngày 12/3, chương trình xét nghiệm sàng lọc hàng loạt của Hàn Quốc đã được áp dụng gần 249.000 công dân, tỷ lệ 4.831 trên một triệu dân. Con số cao hơn nhiều so với các quốc gia khác đã công bố dữ liệu về thử nghiệm. Trong khi đó, tỷ lệ xét nghiệm ở Italy là 1.422 trên một triệu dân.
Video đang HOT
Do vậy, tại một số thời điểm, Hàn Quốc là quốc gia có số ca bệnh cao nhất ngoài Trung Quốc. Vài ngày qua, số bệnh nhân Covid-19 nước này giảm dần và ngày 13/3 lần đầu ghi nhận số bệnh nhân phục hồi cao hơn so với trường hợp mắc mới.
Tại Ai Cập, 45 trong số 67 trường hợp nhiễm nCoV được xác nhận trên một du thuyền ở thành phố Luxor ngày 12/3. Ít nhất 40 du khách đến đất nước Kim tự tháp sau đó về nước đã xét nghiệm dương tính với nCoV, bao gồm các công dân Mỹ, Hy Lạp, Pháp và Hong Kong.
Trong khi đó, hơn 42 quốc gia châu Phi đã được đào tạo để xét nghiệm nCoV. Họ đang có khoảng 60.000 bộ dụng cụ xét nghiệm, ông John Nkengasong, Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) châu Phi, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Viện Sức khỏe Toàn cầu Harvard ngày 13/3. Tuy nhiên, ông Nkengasong cho rằng, thách thức bây giờ là nâng cao năng lực của đội ngũ y tế ở mỗi quốc gia.
Theo ông Nkengasong, nhu cầu lớn nhất của châu Phi là đảm bảo chất lượng xét nghiệm và độ chính xác trong chẩn đoán bệnh. Nhiều người có thể chưa xuất hiện triệu chứng rõ ràng và các bác sĩ khó lòng biết được. Nếu bỏ sót các trường hợp dương tính, bệnh nhân sẽ vô tình khiến virus lây lan trên diện rộng. Đây thực sự là viễn cảnh tồi đối với cộng đồng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gửi các bộ xét nghiệm chẩn đoán virus tới 120 quốc gia, trong đó có các nước khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Nam Mỹ, châu Phi và Đông Âu.
Tiến sĩ Tom Kenyon, người đã làm việc 21 năm tại CDC Mỹ, hiện là Giám đốc y tế của Dự án Y tế phi chính phủ Hope, cho biết châu Phi có thể là “tiền tuyến” tiếp theo trong cuộc chiến chống Covid-19. Ông lo ngại, nếu điều đó xảy ra, khả năng đối phó của các nước ở châu Phi, chẳng hạn như việc xét nghiệm, sẽ là một thách thức lớn.
Tuy nhiên, ông Cowling cho rằng các quốc gia có thể không cần phải kiểm tra từng người có triệu chứng và có thể xem xét giải pháp thay thế thích hợp hơn. Theo ông, các nhà khoa học muốn theo dõi liệu nCoV sẽ còn lan đến đâu và dịch bệnh tiến triển thế nào, nhưng đếm số ca bệnh không phải là cách tốt nhất để làm điều đó.
Ông đề xuất, biện pháp tốt hơn là tiếp cận có hệ thống và ước tính số người bị nhiễm bệnh theo thời gian.
Minh Ngân (Theo SCMP)
Theo vnexpress.net
COVID-19: Thủ tướng Israel đi xét nghiệm, Đức ghi nhận 11 ca tử vong
Theo tuyên bố của cơ quan trên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không có triệu chứng nhiễm bệnh trước khi được tiến hành xét nghiệm SARS-CoV-2.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Reuters đưa tin, Văn phòng Thủ tướng Israel ngày 15/3 cho hay, ông Benjamin Netanyahu đã được xét nghiệm virus corona (SARS-CoV-2) như một biện pháp phòng ngừa.
Theo tuyên bố của cơ quan trên, Thủ tướng Netanyahu không có triệu chứng nhiễm bệnh trước khi được tiến hành xét nghiệm. Hoạt động này cũng được áp dụng cho các quan chức làm việc gần Thủ tướng Israel.
Công tác xét nghiệm cần có thời gian và tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel chưa cung cấp thông tin về bất cứ kết quả nào.
Trong khi đó, truyền thông châu Phi ngày 15/3 dẫn nguồn Bộ Y tế Guinea Xích đạo cho biết, quốc gia này đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo thông báo, trường hợp đầu tiên nhiễm SARS-CoV-2 tại quốc gia Trung Phi này là một phụ nữ Guinea Xích đạo 42 tuổi, trở về nước từ thủ đô Madrid của Tây Ban Nha.
Mặc dù không có có triệu chứng nghi ngờ, song người này có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Hiện giới chức y tế Guinea Xích đạo đã xác định và giám sát chặt chẽ những người có tiếp xúc với bệnh nhân này.
Trước đó, Chính phủ Guinea Xích đạo đã thông báo triển khai hàng loạt biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19 trên toàn quốc, trong đó có hoạt động kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu trên bộ, bến cảng và sân bay.
Bên cạnh đó, tất cả những người đến từ các vùng dịch đều phải cách ly trong vòng 2 tuần dù có triệu chứng nhiễm bệnh hay không.
Cùng ngày, Hy Lạp thông báo sẽ cấm các tuyến đường trên bộ, trên biển, và hàng không tới Albania và CH Bắc Macedonia, đồng thời cấm các chuyến bay tới và từ Tây Ban Nha nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Hy Lạp cũng kéo dài lệnh hạn chế đi lại tới Italy, trong đó cấm các chuyến tàu chở khách từ quốc gia láng giềng này, ngoại trừ các tàu chở hàng.
Bên cạnh đó, sau khi áp đặt lệnh cấm tụ tập đông người, đóng cửa các quán càphê, quán rượu và phòng tập, Hy Lạp cũng sẽ bắt đầu kiểm tra khách vào siêu thị từ ngày 16/3 để tránh tình trạng quá đông.
Ngoài ra, Ủy ban Olympic Hy Lạp cho biết lễ trao đuốc của Olympic Tokyo 2020, dự kiến diễn ra vào ngày 19/3 tới tại thủ đô Athens, sẽ được tổ chức mà không có khán giả hay phóng viên.
Đức cũng đã quyết định đóng cửa biên giới với 3 nước Áo, Pháp và Thụy Sĩ trong nỗ lực hạn chế tình trạng bùng phát của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bởi số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 đang liên tục tăng theo cấp số nhân.
Báo Hình ảnh (Bild) đưa tin, Thủ tướng Angela Merkel, Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer và thủ hiến 3 bang của Đức gồm Bayern, Baden-Wrttemberg và Saarland đã điện đàm và nhất trí đóng cửa biên giới với 3 nước láng giềng phía Tây Nam bắt đầu từ 8h sáng ngày 16/3 (theo giờ địa phương).
Tại cuộc họp trực tuyến khẩn cấp nêu trên, các ý kiến đã nhất trí siết chặt kiểm soát vùng biên giới và đưa trả lại các trường hợp ra ngoài biên giới Đức, ngoại trừ việc vận chuyển hàng hóa vẫn đảm bảo lưu thông.
Hiện các trường học ở 16 bang của Đức đều ngừng hoạt động, trong khi đa số các quán bar, nhà hàng, vũ trường và các cơ sở công cũng đã bị đóng cửa.
Tính đến 15 giờ ngày 15/3 (theo giờ địa phương), trên cả nước Đức đã ghi nhận 5.426 ca nhiễm SARS-CoV-2, với 11 ca tử vong./.
Theo vietnamplus.vn
Bộ trưởng Giao thông nhiễm virus corona, Tổng thống Indonesia phải xét nghiệm Sau khi Bộ trưởng Giao thông Indonesia nhiễm virus corona, Tổng thống Joko Widodo cùng nhiều Bộ trưởng trong nội các nhanh chóng xét nghiệm. Reuters đưa tin, Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 15/3 thực hiện xét nghiệm virus corona chủng mới, trong khi một số bộ trưởng cũng thực hiện các xét nghiệm tương tự sau khi Bộ trưởng Giao thông...