Xét nghiệm nhanh – vũ khí sắc bén chống Covid-19 của Hàn Quốc
Năm ngoái, công ty Hàn Quốc SolGent sản xuất 300.000 kit xét nghiệm các loại bệnh, giờ họ cung cấp hơn 300.000 kit xét nghiệm nCoV chỉ trong một tuần.
Hàn Quốc có chính sách sàng lọc người nhiễm nCoV quyết liệt nhất thế giới bằng cách xét nghiệm nhanh chóng trên diện rộng. Các chuyên gia cho rằng đây là một trong số những lý do chính giúp họ kiềm chế dịch, cùng với các biện pháp truy dấu lịch sử tiếp xúc và cách ly bệnh nhân. Thành công đó đã biến Hàn Quốc thành hình mẫu cho các quốc gia trong cuộc chiến chống Covid-19.
Bốt xét nghiệm tại bên ngoài bệnh viện Yangji ở Seoul ngày 17/3. Ảnh: AFP.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói rằng gần 120 quốc gia muốn sở hữu kit xét nghiệm do nước này sản xuất, dưới dạng mua hoặc viện trợ nhân đạo.
Công ty công nghệ sinh học SolGent, một trong 5 doanh nghiệp sản xuất kit xét nghiệm ở nước này, cho biết họ dự kiến tăng sản lượng lên tới 400.000 kit vào tuần tới để phục vụ nhu cầu toàn cầu.
Hàn Quốc đã xét nghiệm gần 400.000 người, ghi nhận hơn 9.700 ca nhiễm và 162 ca tử vong. Hệ thống xét nghiệm của Hàn Quốc là “di sản” sau dịch MERS năm 2015. Nước này khi đó đã chậm trễ phê duyệt bộ xét nghiệm MERS và giao trách nhiệm chẩn đoán cho chưa tới 5 phòng thí nghiệm do nhà nước điều hành. Các phòng thí nghiệm này phải mất 4-5 ngày mới có kết quả, trong khi bệnh nhân có triệu chứng suy hô hấp không được chẩn đoán và vô tình lây nhiễm cho người khác. Hai tháng dịch MERS bùng phát đã khiến 186 người ở Hàn Quốc nhiễm, trong đó 38 người chết.
Seoul sau đó xem xét lại toàn bộ hệ thống ứng phó khẩn cấp và áp dụng những thay đổi quyết liệt nhằm đẩy nhanh tốc độ hành động. Khi Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, giới chức y tế Hàn Quốc ngày 27/1 yêu cầu các công ty công nghệ sinh học trong nước tự phát triển bộ xét nghiệm. Một tuần sau, kit xét nghiệm đầu tiên được phê duyệt. Ba công ty khác cũng nhanh chóng được phê duyệt sản xuất kit sau 10 ngày. Điều đó giúp Hàn Quốc chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất trước khoảng hai tuần.
Nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đang sử dụng kit chẩn đoán nCoV bằng kỹ thuật sinh học phân tử (RT-PCR và real-time RT-PCR). Phương pháp này được coi là có độ chính xác rất cao nhưng đòi hỏi cơ sở vật chất trang thiết bị tương đối hiện đại.
Trong khi đó, test xét nghiệm nhanh từ Hàn Quốc sử dụng phương pháp phát hiện kháng nguyên, có thể lấy nhiều mẫu trong thời gian ngắn và cho kết quả nhanh hơn, trong chưa tới 15 phút, nhưng được cho là không chính xác bằng.
Bộ Y tế Việt Nam lưu ý test nhanh chỉ dùng sau 7 ngày kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh. Trước 3 ngày thì độ nhạy, độ đặc hiệu rất thấp. Do vậy, test nhanh phù hợp vào các trường hợp khẩn cấp cần xác định để khoanh vùng cách ly ngay. Việt Nam nhập 200.000 test xét nghiệm nhanh từ Hàn Quốc, ưu tiên dùng cho người cách ly tập trung, cách ly tại nhà, người từng đến bệnh viện Bạch Mai.
Video đang HOT
Hàn Quốc có khả năng xét nghiệm lên tới 20.000 người mỗi ngày tại 633 địa điểm toàn quốc, bao gồm chương trình xét nghiệm cho tài xế ngay trên ôtô để hạn chế tiếp xúc và đẩy nhanh tốc độ. Ý tưởng này đã nhanh chóng được áp dụng ở một số bang ở Mỹ.
Một số bệnh viện yêu cầu bệnh nhân vào một không gian kín giống bốt điện thoại, nhân viên y tế đứng ở phía ngoài, sử dụng găng tay cao su dài gắn trên cửa nhựa trong suốt để lấy mẫu bệnh phẩm. WHO đã khen ngợi Hàn Quốc vì những sáng tạo trong chiến lược xét nghiệm người nhiễm nCoV.
Xét nghiệm ngay trên xe “cho cảm giác thuận tiện và an toàn hơn”, Kim Soo-jeong, một người phụ nữ ở Seoul nói khi lái xe rời khỏi trạm xét nghiệm.
Nếu một cá nhân được bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm hoặc có liên quan đến ca nhiễm đã được xác nhận, người này sẽ được miễn phí. Những người tự yêu cầu xét nghiệm trả phí khoảng 150.000 won (125 USD).
“Hành động nhanh chóng là quyết định quan trọng nhất mà Hàn Quốc đưa ra”, Hwang Seung-Sik, giáo sư Đại học Y tế Công cộng thuộc Đại học Quốc gia Seoul, nói.
“Xét nghiệm nhanh là yếu tố trọng yếu vì giúp phát hiện sớm ca nhiễm, giảm thiểu lây lan và nhanh chóng điều trị bệnh nhân”, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha nói.
Phương Vũ
Hàn Quốc 'thần tốc' xét nghiệm nCoV thế nào?
Tuần trước, khi đi làm về, Kang Min-kyung nhìn thấy một tờ thông báo được dán ở cửa trước: "Chúng tôi mời cô đi xét nghiệm nCoV".
Một người sống trong cùng tòa chung cư với cô đã dương tính với nCoV. Giới chức quận khuyên cô đi xét nghiệm trong vòng 48 giờ và cung cấp địa chỉ cơ sở y tế lân cận. Kang, nhân viên văn phòng 30 tuổi sống ở Seoul, đi ngay tối hôm đó, xét nghiệm chỉ mất 10 phút.
Chiều hôm sau, cô nhận được tin nhắn điện thoại thông báo cô âm tính. "Tôi thấy nhẹ nhõm", Kang nói. "Tôi có thể tiếp tục sinh hoạt như bình thường".
Y tá làm việc tại một trạm xét nghiệm ở bên ngoài bệnh viện Yangji ở Seoul ngày 17/3. Ảnh: AFP.
Hàn Quốc có chính sách sàng lọc người nhiễm nCoV quyết liệt nhất thế giới và các chuyên gia cho rằng đây là lý do chính khiến số ca nhiễm mới tại nước này giảm trong thời gian gần đây. Thành công đó đã biến Hàn Quốc thành một hình mẫu cho các quốc gia học theo.
Tính đến 16/3, Hàn Quốc đã xét nghiệm khoảng 250.000 người, tức là cứ khoảng 200 người dân thì một người được làm xét nghiệm, cao hơn nhiều so với Mỹ và châu Âu.
Cách tiếp cận này gặp ít trở ngại khi được triển khai ở Hàn Quốc, quốc gia có hệ thống bảo hiểm y tế theo cơ chế một nguồn và luật về bệnh truyền nhiễm toàn diện, giúp đẩy nhanh phản ứng với Covid-19. Nếu một cá nhân được bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm hoặc có liên quan đến ca nhiễm đã được xác nhận, người này sẽ được miễn phí xét nghiệm.
Chính phủ Hàn Quốc phê duyệt bộ kit xét nghiệm đầu tiên vào ngày 4/2, do công ty công nghệ sinh học Kogene có trụ sở tại Seoul sản xuất, khi nước này mới chỉ ghi nhận 16 ca. Baek Myo-ah, giám đốc điều hành của Kogene, cho biết họ bắt đầu phân phối hàng ba ngày sau đó.
Ba công ty khác cũng nhanh chóng được phê duyệt sản xuất bộ kit sau 10 ngày. Điều đó giúp Hàn Quốc chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất trước khoảng hai tuần. Trong vòng hai tuần, số ca nhiễm đã tăng vọt từ 31 vào ngày 18/2 lên gần 5.000.
Hàn Quốc có khả năng xét nghiệm lên tới 20.000 người mỗi ngày tại 633 địa điểm toàn quốc, bao gồm các trạm xét nghiệm không cần xuống xe và những cơ sở mới được thiết lập khi có tòa nhà ghi nhận người nhiễm. Các mẫu bệnh phẩm được vận chuyển bằng xe van trong thùng kín 4 độ C đến 118 phòng thí nghiệm, nơi khoảng 1.200 chuyên gia y tế làm việc để phân tích kết quả.
Bộ kit cho kết quả sau 6 giờ và bệnh nhân thường nhận được kết quả trong vòng một ngày. "Quá trình diễn ra rất nhanh chóng", Son Young-rae, quan chức y tế cao cấp của Hàn Quốc, nói.
Hiệu quả từ biện pháp thử nghiệm "ồ ạt" của Hàn Quốc càng trở nên nổi bật khi so sánh với phản ứng chậm chạp ở Mỹ và châu Âu. Tuần trước, Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, thừa nhận hệ thống hiện tại của Mỹ không thể giúp tất cả người dân được xét nghiệm dễ dàng và gọi đây là một thất bại.
Vì không thể xét nghiệm được nhiều người, giới chức phải "mò mẫm trong bóng tối" vì không xác định được mức độ lây lan của nCoV. "Xét nghiệm rất quan trọng", Yvonne Maldonado, giáo sư tại trường y thuộc Đại học Stanford, nói. "Nếu bạn có thể cách ly những người nhiễm sớm hơn thì sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề hơn".
Chỉ khoảng 3% xét nghiệm nCoV của Hàn Quốc cho kết quả dương tính, trái ngược với Italy, nơi cứ 6 người làm xét nghiệm thì một người nhiễm.
Một trong những nguyên nhân khiến Hàn Quốc thực hiện tốt chính sách này là chính phủ được gia tăng thẩm quyền sau đại dịch MERS 5 năm trước. Các nhà điều tra có quyền tiếp cận giao dịch thẻ tín dụng, dữ liệu điện thoại thông minh và camera an ninh, giúp họ xác định lịch sử tiếp xúc của bệnh nhân, từ đó khoanh vùng và xét nghiệm kịp thời.
Giới chức y tế thực hiện hai cuộc họp báo một ngày để thông báo tình hình dịch. Người dân nhận được thông báo bằng tin nhắn mỗi khi giới chức phát hiện ca nhiễm mới ở khu vực họ sống hoặc làm việc.
Các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân đi làm xét nghiệm nếu họ bị sốt, có triệu chứng hô hấp hay viêm phổi không xác định nguyên do sau khi đến 11 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.
Kể cả những người tự yêu cầu xét nghiệm cũng không gặp trở ngại. Moon Seok-jin, 29 tuổi, bị ho nhẹ và tức ngực, nhưng gần đây anh không đến Trung Quốc và không bị sốt. Dù vậy, ngày 22/2, Moon vẫn đến một bệnh viện gần Seoul để xin được xét nghiệm.
Ba nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ lấy mẫu của anh và chụp X-quang với chi phí 150.000 won (khoảng 125 USD), số tiền này sau đó được bảo hiểm tư nhân của Moon thanh toán. Anh được thông báo rằng xe cứu thương sẽ đến đón nếu anh nhiễm bệnh.
Cuối cùng, kết quả xét nghiệm cho thấy Moon âm tính với nCoV. "Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi nhận được kết quả rất nhanh", Moon nói.
Chống nCoV kiểu Hàn Quốc 148 Giáo chủ bị tố 'hai mặt' của Tân Thiên Địa 35 Các nước chi trả phí điều trị Covid-19 thế nào? 41
Phương Vũ (Theo WSJ)
Theo vnexpress.net
Nhân viên giả vờ nhiễm Covid-19 khiến công ty "sập tiệm" 5 hôm Anh Jeffrey Travis Long, 31 tuổi, ngụ ở South Carolina (Mỹ) - đã giả vờ nhiễm Covid-19 khiến công ty ngừng hoạt động 5 hôm liền. Long vốn là tổng đài viên của Sitel Corporation, trụ sở chính ở Hạt Spartanburg. Anh này bị cáo buộc "gian dối, cố tình gây hoảng loạn trong thời điểm nhạy cảm". Cụ thể hơn thì, anh...