Xét nghiệm nhanh Covid-19 tại sân bay Nội Bài
Hành khách có nhu cầu xét nghiệm nhanh nCoV để đi các chuyến bay có thể thực hiện tại nhà ga T1 sân bay Nội Bài.
Sáng 10/7, Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn (Hà Nội) bắt đầu phục vụ hành khách xét nghiệm nhanh Covid-19 tại quầy A28-A32 nhà ga hành khách T1. Nhiều khách đến lấy mẫu và có kết quả để đáp ứng điều kiện đi tàu bay trong thời điểm hiện nay. Chi phí dịch vụ xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế là 238.000 đồng mỗi lần, kết quả có sau 30 phút xét nghiệm.
Hành khách lấy mẫu xét nghiệm tại sân bay. Ảnh: Anh Duy.
Theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam, từ 9/7, tất cả hành khách trên các chuyến bay đến TP.HCM và ngược lại đều phải có giấy xét nghiệm âm tính với nCoV trong 72 giờ.
Để phục vụ hành khách chưa có kết quả xét nghiệm, sân bay Nội Bài đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn lấy mẫu xét nghiệm phục vụ hành khách ngay tại sân bay từ 7h đến 17h hàng ngày. Đơn vị này lưu ý hành khách cần đến sân bay đủ thời gian để lấy mẫu.
Ngoài đến TP HCM, hành khách đến một số sân bay khác như Cam Ranh, Rạch Giá, Phú Quốc, Liên Khương, Cần Thơ cũng phải có giấy xét nghiệm âm tính theo quy định của địa phương.
Hiện nay lượng khách bay chặng Hà Nội – TP HCM và ngược lại chiếm khoảng 30% trong tổng số khách đi và đến sân bay Nội Bài. Ngày 9/7, khi áp dụng quy định hạn chế số ghế trên đường bay này, lượng khách đi, đến sân bay chỉ có 960 người (gồm 288 khách đi, 672 khách đến).
2 triệu liều vắc xin Mỹ tặng đã về đến Việt Nam
Theo thông tin từ Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), 2 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 loại Moderna đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Mỹ tặng Việt Nam số vắc xin này thông qua cơ chế COVAX.
Video đang HOT
Lô vắc xin loại Moderna đã về đến sân bay Nội Bài qua cơ chế COVAX - Ảnh: UNICEF
4h30 sáng 10-7, chiếc máy bay của hãng hàng không Quatar mang số hiệu A7-BFN đã đáp xuống sân bay Nội Bài , vận chuyển 2 triệu liều vắc xin Moderna.
Được biết, đây là lô vắc xin được Mỹ tài trợ cho một số quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, thông qua chương trình COVAX (sáng kiến nhằm tăng cường bình đẳng trong tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19, có 92 quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia).
Đây là một phần trong 80 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 do Tổng thống Joe Biden cam kết hỗ trợ thế giới và là những liều vắc xin đầu tiên được gửi đến Đông Nam Á.
Theo USAID, việc chuyển giao số lượng lớn vắc xin do công ty Mỹ sản xuất như "một phần cam kết kiên định của chúng tôi trong việc phối hợp với các nước đối tác tại Đông Nam Á nhằm đối phó đại dịch COVID-19".
Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhấn mạnh: "Chúng tôi tự hào hỗ trợ Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch này và chúng tôi tin tưởng rằng phối hợp cùng nhau, chúng ta sẽ chiến thắng COVID-19".
Hãng tin AFP trước đó dẫn lời một viên chức chính quyền Biden khẳng định, việc viện trợ vắc xin cho Việt Nam nằm trong chiến lược nhằm "chấm dứt đại dịch ở mọi nơi", chứ không phải "ngoại giao vắc xin" để đối phó với Trung Quốc và Nga. Viên chức này nhấn mạnh Mỹ chia sẻ vắc xin mà không kèm theo điều kiện nào.
Theo thông cáo của UNICEF Việt Nam ngày 10-7, phát biểu tại buổi lễ tiếp nhận lô vắc xin trên, ông Christopher Klein - đại biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam - chia sẻ: "Lô vắc xin này mang đến cho chúng ta hy vọng về một hồi kết cho cuộc chiến chống COVID-19. Nó mang đến cho chúng ta hy vọng rằng chúng ta sẽ có thể quay trở lại cuộc sống bình thường".
Theo tổ chức UNICEF, Việt Nam đã thành công trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, do nguồn cung vắc xin hạn chế trên toàn cầu, tỉ lệ tiêm chủng ở Việt Nam còn ở mức thấp. Cho đến nay, chỉ khoảng 4% dân số đã được tiêm vắc xin trong khi số ca lây nhiễm đang tăng mạnh trong một vài tuần qua.
Cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) và Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) đồng khởi xướng với UNICEF là đối tác triển khai chính.
Lô vắc xin loại Moderna đã về đến sân bay Nội Bài qua cơ chế COVAX - Ảnh: UNICEF
Tổng thống Mỹ Joe Biden từng tuyên bố sẽ tặng 80 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 cho nhiều nước trên thế giới trước cuối tháng 6. Trong đó, 75% số vắc xin này sẽ được chia sẻ thông qua cơ chế COVAX, và 25% còn lại dành cho các bên được ưu tiên và những bên khác.
"Mỹ sẽ là kho vắc xin trong cuộc chiến của chúng ta chống lại COVID-19, giống như Mỹ từng là kho vũ khí của nền dân chủ trong Thế chiến 2" - ông Biden phát biểu hồi đầu tháng 6-2021.
Chính phủ Mỹ, thông qua USAID, đã đóng góp khoản ngân sách ban đầu trị giá 2 tỉ USD cho cơ chế COVAX. COVAX đã cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam 4,1 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19.
Trong một công bố cách đây 4 ngày, USAID cho biết: "Chúng tôi dựa trên nền tảng mối quan hệ hợp tác lâu dài trong lĩnh vực y tế để giúp tăng cường năng lực của Việt Nam trong ứng phó đại dịch COVID-19".
Theo đó, Mỹ đã đóng góp hơn 13 triệu USD để giúp Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, bao gồm hỗ trợ trong các lĩnh vực giám sát ca bệnh, củng cố hệ thống phòng xét nghiệm, an ninh/an toàn sinh học, quản lý và hoạt động trong các tình huống khẩn cấp, đào tạo và phát triển nhân lực, các bệnh có nguồn gốc từ động vật, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm, truyền thông về các mối nguy cơ và huy động sự tham gia của cộng đồng.
Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 4 loại vắc xin, bao gồm gần 4,4 triệu liều AstraZeneca từ Chương trình COVAX và nguồn mua; cùng với đó là 1,4 triệu liều do Chính phủ Nhật Bản trao tặng; 2.000 liều vắc xin Sputnik V do Chính phủ Nga trao tặng, 500.000 liều Vero-Cell của Sinopharm do Chính phủ Trung Quốc viện trợ và vào ngày 7-7 vừa qua, lô vắc xin Pfizer đầu tiên đã về đến Việt Nam với số lượng gần 100.000 liều.
Cũng ngày 7-7 trước đó, lô vắc xin Pfizer đầu tiên trong hợp đồng cung cấp 31 triệu liều vắc xin cho Việt Nam đã đến sân bay Nội Bài và sau đó được chuyển về kho của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Dự kiến các lô vắc xin kế tiếp sẽ về hằng tuần.
Hồi đầu tháng 6, bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cho biết Việt Nam đã đóng góp 500.000 USD cho Chương trình COVAX, thể hiện đánh giá cao hiệu quả phòng chống đại dịch của sáng kiến toàn cầu này.
Lô vắc xin 2 triệu liều của hãng Moderna đã tới sân bay Nội Bài, Hà Nội sáng sớm 10-7 - Ảnh: NAM TRẦN
Đây là lô vắc xin thứ 3 Việt Nam nhận của COVAX. Trước đó vào tháng 4 và tháng 5, Việt Nam đã nhận 2 lô vắc xin AstraZeneca do COVAX cung cấp, với tổng số khoảng 2,5 triệu liều - Ảnh: NAM TRẦN
Các nhân viên sân bay vận chuyển từng thùng vắc xin từ khoang máy bay xuống máy kéo để vào kho - Ảnh: NAM TRẦN
Trong tháng 7 này, Bộ Y tế sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19, với khoảng 8 triệu liều được tiếp nhận từ nguồn nhập khẩu và nguồn viện trợ từ COVAX - Ảnh: NAM TRẦN
Theo thỏa thuận, COVAX sẽ cung cấp cho Việt Nam khoảng 39 triệu liều vắc xin, đủ sử dụng cho 20% dân số - Ảnh: NAM TRẦN
Nhân viên sân bay nội bài dùng máy kéo di chuyển lô vắc xin về kho của sân bay - Ảnh: NAM TRẦN
Hà Nội lên kế hoạch xét nghiệm toàn bộ người đến từ TP.HCM Bên cạnh khuyến cáo cách ly tại nhà, CDC Hà Nội dự kiến xét nghiệm nhanh cho toàn bộ người đến từ TP.HCM tại Sân bay Nội Bài. Với việc ghi nhận hơn 10 ca mắc Covid-19 trong chưa đầy 3 ngày, Hà Nội đang đối mặt nhiều thách thức trong việc thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phát triển kinh tế, ổn...