Xét nghiệm nhanh COVID-19 diện rộng, thành phố ở Anh giảm 1/3 ca nằm viện
Việc sử dụng thiết bị xét nghiệm nhanh COVID-19 để theo dõi người dân của chính quyền thành phố Liverpool (Anh) đã giúp giảm tải sức ép lên hệ thống y tế vào thời điểm quan trọng.
Biển chỉ dẫn của một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Liverpool. Ảnh: Getty Images
Một nghiên cứu vừa công bố cho thấy biện pháp xét nghiệm nhanh (LFT) hàng loạt trong cộng đồng đã giúp giảm đến 32% số người phải nhập viện cũng như giảm áp lực lên Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) khi được thí điểm vào năm ngoái.
Tờ Guardian đưa tin giới chức Liverpool đã triển khai đợt xét nghiệm nhanh trên phạm vi toàn thành phố đầu tiên vào tháng 11/2019, khi biện pháp này vẫn còn gây tranh cãi liệu có đủ chính xác để phát hiện virus SARS-CoV-2 ở những người không triệu chứng hay không.
Dự án này sau đó đã được áp dụng mở rộng toàn bộ khu vực Liverpool. Mọi người dân đều được cấp bộ dụng cụ LFT cho dù họ có triệu chứng mắc COVID-19 hay không. Các lực lượng chủ chốt, ví dụ như lính cứu hỏa, phải tự xét nghiệm hàng ngày trước khi đi làm.
Giờ đây, kết quả phân tích chỉ ra rằng chiến dịch này đã đạt được thành công nhiều hơn những gì mà các nhà khoa học và đội y tế cộng đồng của Liverpool dự đoán, khi so sánh tỷ lệ với các vùng khác của nước Anh.
Video đang HOT
Người đứng đầu về cuộc đánh giá trên, Giáo sư Iain Buchan – Viện trưởng Viện Sức khỏe Dân số – cho biết: “Thời điểm này năm ngoái, khi biến thể Alpha đang tăng mạnh, chúng tôi nhận thấy rằng việc triển khai xét nghiệm sớm trong cộng đồng ở thành phố Liverpool có liên quan đến việc giảm 32% trường hợp nhập viện so với các vùng khác không làm xét nghiệm nhanh”.
Dự án Covid-Smart diễn ra trong giai đoạn từ tháng 12/2020 đến tháng 7/2021 đã ghi nhận 668.243 người tham gia, khoảng 45% trong tổng số 1,5 triệu cư dân của khu. Các lực lượng chủ chốt đã tiết kiệm được 8.292 ngày làm việc bằng cách thực hiện xét nghiệm nhanh thay vì phải cách ly. Trong số 34 trường hợp mắc COVID-19, chỉ có ba trường hợp bị LFT bỏ sót.
Do đó, Giáo sư Buchan cho rằng kết quả này đã chứng minh LFT có thể được sử dụng để giúp NHS duy trì hoạt động ổn định trong làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron hiện nay.
Giới chức Anh cũng đã áp dụng một mô hình tương tự để tránh “pingdemic” (thuật ngữ mới chỉ tình trạng thiếu hụt lao động vì phải cách ly phòng dịch) khi số ca nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 tăng vọt. Tuần trước, Chính phủ Anh thông báo rằng những người đã hoàn thành tiêm chủng nhưng tiếp xúc với người nhiễm Omicron có thể không cần cách ly nếu họ xét nghiệm LFT cho kết quả âm tính trong 7 ngày liên tiếp.
Theo chuyên gia Buchan, để việc xét nghiệm nhanh được hiệu quả, cộng đồng cần hiểu rõ về cách sử dụng cũng như ý nghĩa của các kết quả. Yếu tố thời gian cũng là điểm đặc biệt quan trọng. Bạn có thể lây nhiễm rất nhanh cho nên kết quả xét nghiệm trước khi đi gặp gỡ mọi người sẽ không hữu ích bằng xét nghiệm sau khi gặp gỡ. Ngoài ra, việc khuyến khích những người mà mình sẽ gặp hãy tự xét nghiệm trước khi ra khỏi nhà cũng sẽ giúp giảm bớt nguy cơ cho bản thân.
Hồi tháng 10, nhóm nghiên cứu tại Đại học Cao đẳng London phát hiện rằng LFT có hiệu quả trên 80% khi phát hiện lây nhiễm COVID-19 ở mọi mức độ và 90% ở người có đủ triệu chứng của bệnh.
Xét nghiệm PCR được cho là biện pháp xác định COVID-19 chính xác nhất do có thể phát hiện vật chất di truyền của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể vài tuần kể cả khi một người đã dừng lây nhiễm. LFT chỉ có thể phát hiện vật chất protein bề mặt của virus ở những người vừa lây nhiễm.
Campuchia ghi nhận ngày thứ 14 liên tiếp số ca mắc ở mức thấp
Campuchia ngày 14/10 thông báo ngày thứ 14 liên tiếp, số ca mắc mới COVID-19 trong nước ở mức thấp, chỉ quanh ngưỡng 200 ca/ngày, trong bối cảnh nước này tiến gần hơn tới thời điểm có thể mở cửa trở lại hoàn toàn.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Campuchia xác nhận có thêm 25 ca tử vong và 268 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, bao gồm 24 ca nhập cảnh và 244 ca lây nhiễm cộng đồng. Như vật tính đến ngày 14/10, Campuchia phát hiện tổng cộng 115.875 ca mắc COVID-19, trong đó 109.655 người đã khỏi bệnh và 2.584 người tử vong.
Cách đây một tuần, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã thông báo về khả năng có thể mở cửa trở lại hoàn toàn nền kinh tế - xã hội nếu 10-15 ngày sau Lễ Pchum Ben (diễn ra từ 5-7/10/2021), dịch COVID-19 trong nước vẫn ổn định với số ca mắc mới ở mức thấp khoảng 200 ca/ngày.
Xu hướng giảm số ca mắc COVID-19 tại Campuchia liên quan đến chính sách mới của nước này về tính số ca mắc mới dựa trên kết quả xét nghiệm PCR và giảm xét nghiệm nhanh. Đây được coi là bước đi đầu tiên trong nỗ lực chuyển sang sống chung với dịch COVID-19 tại Campuchia. Tuy nhiên, việc ngừng thông báo số ca mắc mới tại các tỉnh cũng như các ca nhiễm biến thể Delta đồng nghĩa với việc rất khó để nắm bắt tình hình lây nhiễm COVID-19 thực tế tại Campuchia.
Báo Khmer Times ngày 14/10 đưa tin với vị trí vững vàng thứ hai ở Đông Nam Á về tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 trên tổng số dân (sau Singapore), số người được tiêm phòng COVID-19 tại Campuchia tiếp tục tăng thêm khi có thêm nhiều triệu liều vaccine của Trung Quốc được chuyển đến nước này.
Theo thống kê mới nhất của Campuchia, tính đến ngày 13/10, nước này đã tiêm phòng đủ 2 mũi cho 12.131.297 người (trên tổng số dân khoảng 16 triệu người) ở ba nhóm tuổi, gồm người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên, thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi và trẻ em từ 6-12 tuổi.
The phóng viên TTXVN tại Sydney, giới chức y tế New Zealand ngày 14/10 cho biết hơn 83% người New Zealand đủ điều kiện đã được tiêm ít nhất một liều vaccine và 61% đã được tiêm đủ hai liều.
Phát biểu trước báo giới, Phó Thủ tướng New Zealand Grant Robertson cho biết nước này ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 hằng ngày cao nhất trong hơn sáu tuần, với 71 trường hợp mới vào ngày 14/10. Tất cả các ca nhiễm mới này đều được phát hiện ở Auckland, khiến thành phố này nhiều khả năng sẽ phải gia hạn lệnh phong tỏa, dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 19/10.
Theo ông Robertson, các cuộc tụ họp bất hợp pháp là nguyên nhân chính gây ra sự gia tăng đột biến số nhiễm mỗi ngày.
Kể từ khi đại dịch bắt đầu, New Zealand đã ghi nhận tổng cộng 4.472 ca mắc bệnh, bao gồm 1.790 ca trong đợt bùng phát hiện nay.
Những chìa khoá để thế giới chấm dứt đại dịch COVID-19 Sự kết thúc của đại dịch có thể đã ở trong tầm mắt, và dưới đây là những chìa khoá để chúng ta có thể đẩy lùi cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng toàn cầu này. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Khi làn sóng lây nhiễm do biến thể Delta...