Xét nghiệm máu phát hiện mức độ nghiêm trọng của Covid-19
Mức tăng dấu ấn sinh học trong máu có thể giúp xác định độ nghiêm trọng, nguy cơ tử vong của bệnh nhân Covid-19.
Các nhà khoa học từ Đại học George Washington (GW) bắt đầu nghiên cứu dựa trên kết quả ban đầu về mối liên quan giữa dấu ấn sinh học và tình trạng diễn tiến xấu của bệnh nhân Covid-19 tại Trung Quốc. Dấu ấn sinh học là chỉ số đo lường mức độ nghiêm trọng hoặc sự hiện diện của một số trạng thái bệnh.
Theo công trình mới đăng trên tạp chí Future Medicine, nhóm phân tích mẫu máu của 299 bệnh nhân Covid-19 điều trị tại viện GW, Mỹ trong thời gian từ ngày 12/3 tới 9/5. Trong đó, họ phân tích kỹ cả 5 dấu ấn sinh học trong máu của 200 người, gồm CRP, D-dimer, IL-6, LDH, và ferritin.
Kết quả, mức tăng của 5 dấu ấn sinh học này có liên quan tới các rối loạn máu và tình trạng viêm, dẫn tới nguy cơ phải điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU), dùng máy thở và tử vong cao. Tỷ lệ tử vong cao nhất khi mức D-dimer cao hơn 3 g/ml và LDH cao hơn 1.200 đơn vị/lít.
Video đang HOT
Mẫu máu của một người dân xét nghiệm âm tính nCoV tại Mỹ. Ảnh: Fox News
“Chúng tôi hy vọng những dấu ấn sinh học này sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, xác định bệnh nhân nào nên được xuất viện, theo dõi bệnh nhân đã xuất viện như thế nào”, Ayanian, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, phó giáo sư y học Đại học Y khoa và Khoa học Y tế GW phát biểu.
Hiện, các bác sĩ xác định nguy cơ tử vong do Covid-19 và mức độ nặng, nhẹ bệnh tiến triển dựa trên tuổi tác và tình trạng các bệnh lý nền như béo phì, bệnh tim, suy giảm hệ miễn dịch. Với phát hiện này, chỉ một xét nghiệm máu đơn giản tại phòng cấp cứu có thể giúp bác sĩ định hướng cách điều trị bệnh nhân, đề ra kế hoạch chăm sóc phù hợp dựa trên thông tin về dấu ấn sinh học.
“Trước những thách thức hiện tại mà nhiều nước gặp phải do đại dịch Covid-19, đặc biệt những cơ sở y tế đang chật vật với lượng bệnh nhân cần nhập viện quá lớn, kết quả này có thể rất hữu ích với các bác sĩ trong việc xác định bệnh nhân nặng, sử dụng nguồn lực hỗ trợ hợp lý”, nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Ayanian và nhóm sẽ tiếp tục phân tích dữ liệu, nhằm giúp các bác sĩ đưa ra quyết định có cơ sở hơn cho bệnh nhân, cũng như hỗ trợ các bệnh viện phân bổ nguồn lực hợp lý.
Tái dương tính nCoV sau nhiều tháng
Người phụ nữ 68 tuổi ở thành phố Kinh Châu dương tính với nCoV sau khi khỏi Covid-19 nhiều tháng trước.
Người phụ nữ trên nhiễm nCoV lần đầu hôm 8/2 nhưng vài tháng trước đã hồi phục, chính quyền thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, hôm nay cho biết. Hôm 9/8, bà có kết quả dương tính trở lại và hiện được cách ly điều trị.
Những người từng tiếp xúc với bệnh nhân này đều có kết quả âm tính.
Giới chức Kinh Châu thêm rằng hiện chưa có bằng chứng về nguy cơ lây nhiễm từ các trường hợp tái dương tính với nCoV.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm của một phụ nữ ở khu dân cư tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, hôm 14/5 khi chính quyền lo ngại về một làn sóng Covid-19 thứ hai. Ảnh: Reuters
Kinh Châu áp đặt lệnh phong toả từ tháng một, ngay sau Vũ Hán, và đến giữa tháng 3 thì nới lỏng hạn chế. Thành phố này ghi nhận 1.580 ca nhiễm nCoV, trong đó 52 ca tử vong.
Trung Quốc gần như đã kiểm soát được Covid-19, với hơn 84.600 ca nhiễm nCoV, trong đó số ca tử vong được duy trì ở mức 4.634 suốt nhiều tháng qua.
Mỹ tăng kỷ lục gần 78.000 ca nCoV một ngày Mỹ ghi nhận thêm 77.638 ca nCoV trong 24 giờ qua, mức tăng cao nhất từ trước tới nay, chủ yếu ở các bang phía nam và phía tây. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins có trụ sở tại bang Maryland, đây là ngày thứ ba liên tiếp số ca nhiễm mới ở Mỹ tăng kỷ lục. Vùng dịch lớn nhất...