Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán sớm mất trí nhớ
Xét nghiệm cho phép phát hiện 10 dấu hiệu rối loạn mỡ máu, giúp dự đoán nguy cơ mắc bệnh trong 3 năm tới với độ chính xác tới 90%.
Trong nghiên cứu kéo dài 5 năm, các nhà khoa học ĐH Georgetown (Washington DC, Mỹ) đã thu thập và phân tích mẫu máu từ 525 người trên 70 tuổi. Sau đó, họ xem xét mẫu máu của 53 người có dấu hiệu phát triển bệnh Alzheimer hoặc suy giảm nhận thức dạng nhẹ và so sánh với mẫu máu của 53 người bình thường.
Phương pháp chẩn đoán sớm mất trí nhớ bằng xét nghiệm máu được đánh giá là “một bước tiến to lớn”, hỗ trợ tích cho việc điều trị từ giai đoạn đầu, kiềm chế bệnh phát triển. Ảnh: bbc.
Kết quả cho thấy có sự khác biệt về nồng độ của 10 loại lipid (chất béo) giữa 2 nhóm. Điều này giúp các nhà nghiên cứu dự đoán ai có khả năng mắc các chứng sa sút trí tuệ trong những năm kế tiếp.
Các chuyên gia đánh giá, đây là “một bước tiến to lớn”, hỗ trợ tích cho điều trị ngay từ giai đoạn đầu để kiềm chế bệnh phát triển.
Tiến sĩ Simon Ridley từ Tổ chức nghiên cứu Alzheimer Anh quốc cho rằng, phương pháp này còn hữu ích trong kiểm tra hiệu quả của các loại thuốc điều trị bệnh mất trí nhớ.
“Để kiểm tra hiệu quả của những loại thuốc mới, điều quan trọng là thuốc phải được thử nghiệm lâm sàng trên những người mắc bệnh ở giai đoạn đầu. Xét nghiệm này sẽ là công cụ đắc lực trong chẩn đoán sớm Alzheimer, cho phép mọi người mắc bệnh có được điều trị kịp thời”, ông nói.
Theo thông tin đăng trên tập san Nature Medicine, phương pháp chẩn đoán sớm mất trí nhớ bằng xét nghiệm máu sắp được đưa vào thử nghiệm lâm sàng ở quy mô lớn hơn. Đồng thời, các nhà khoa học sẽ tiếp tục đào sâu nghiên cứu để nâng cao hiệu lực của phương pháp này, nhằm phát hiện bệnh sớm hơn nữa.
Hiện nay, trên thế giới có 44 triệu người phải chung sống cùng hội chứng suy giảm trí nhớ. Con số này dự đoán tăng lên gấp 3 lần vào năm 2050.
Video đang HOT
Hội chứng suy giảm trí nhớ (Dementia) là thuật ngữ mang tính khái quát về khoảng 100 căn bệnh, trong đó các tế bào não bị hủy hoại với số lượng rất lớn. Bệnh gây tổn thương trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, khả năng hiểu và đánh giá thông tin cũng như sự linh hoạt về tâm thần. Trong số đó, Alzheimer là dạng phổ biến nhất, chiếm 62% trường hợp. Bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn theo thời gian, khiến nạn nhân phải lệ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác.
Nguy hiểm hơn, căn bệnh lặng lẽ tấn công não bộ con người hơn 10 năm trước khi người bệnh xuất hiện triệu chứng. Do đó, việc điều trị bằng thuốc không mang lại kết quả như mong đợi bởi hầu hết bệnh nhân đều được phát hiện quá muộn. Vì vậy, phát triển một phương pháp dự đoán nguy cơ mắc bệnh ngay từ sớm luôn là ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu điều trị căn bệnh này.
Theo VNE
7 cách giúp phổi luôn khỏe mạnh
Phổi giữ vai trò như 2 "nhà máy" lọc thải các chất, khí độc hại trong cơ thể và đẩy ra ngoài cơ thể. Nếu phổi khỏe mạnh thì việc lọc thải các chất độc mới đạt hiệu quả cao, giảm thiểu nguy cơ tích tụ chất độc hại trong cơ thể và giảm nguy cơ gây bệnh. Dướ
1. Không hút thuốc
Hút thuốc là điều tệ hại nhất cho hai lá phổi của bạn. Càng hút thuốc nhiều thì bạn càng có nguy cơ cao mắc phải bệnh ung thư phổi. Không chỉ người hút thuốc bị ảnh hưởng, mà những người xung quanh phải hút thuốc thụ động cũng chịu những nguy cơ về sức khỏe. Không chỉ bỏ thuốc lá, hãy bỏ cả xì-gà, cần sa, và tẩu thuốc cũng nên tránh xa để giữ được sức khỏe hai lá phổi.
2. Hít thở không khí trong lành
Trên thế giới, vẫn còn hàng trăm triệu người đang phải hít thở nguồn không khí ô nhiễm. Không khí ô nhiễm là mối đe dọa lớn đến sức khỏe con người, không chỉ gây ra những chứng bệnh như hen xuyễn mà còn có thể gây tử vong. Hãy chú trọng đến việc bảo vệ bầu không khí sạch bằng những hành động vĩ mô như tuân thủ các luật về bảo vệ môi trường, cho tới những việc nhỏ tại gia đình như giảm tiêu thụ điện năng, không đốt rác bừa bãi, hạn chế đi xe...
Bên cạnh đó, nấu bạn ở đô thị thì bạn nên thường xuyên đến những nơi có bầu không khí trong lành để hít thở, điều đó vùa giúp giảm gánh nặng, áp lực lọc chất khí độc cho phổi vừa giúp bạn có tinh thần thoải mái, thư giãn khi được hòa mình vào thiên nhiên.
3. Cải thiện không khí trong nhà
Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề ngoài trời mà có thể xuất hiện trong nhà. Vì vậy, bạn cũng cần loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm, cải thiện khả năng thông khí và sử dụng thiết bị lọc không khí để ngăn ngừa ô nhiễm không khí trong nhà.
4. Ăn thực phẩm tốt cho phổi
Những thực phẩm giàu chất chống ô-xi hóa rất tốt cho hai lá phổi của bạn. Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên dùng thực phẩm họ rau cải như bắp cải, xúp lơ (bông cải),... thì nguy cơ bị ung thư phổi giảm một nửa so với những người khác. Những chất chống ô-xi hóa có trong những thực phẩm có tác động tích cực và lớn đến sức khỏe của hai lá phổi
5. Tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục không trực tiếp làm cho lá phổi của chúng ta khỏe hơn, nhưng tập thể dục mang lại lợi ích cho lá phổi và toàn bộ cơ thể nói chung. Khi bạn tập thể dục, lượng ô-xi được đưa vào cơ thể cao hơn, phổi làm việc tốt hơn.
Tập thể dục thường xuyên sẽ khiến phổi hoạt động nhịp nhàng, cung cấp ô-xi cần thiết cho tim và cơ bắp. Hãy thường xuyên tập thể dục để có lá phổi và cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn mắc những chứng bệnh về hô hấp như hen xuyễn, khi tập thể dục hãy chú ý không để hít phải nhiều khí lạnh bằng cách dùng một khẩu trang hoặc một chiếc khăn.
6. Sử dụng sản phẩm an toàn
Nhiều hoạt động trong nhà như dọn vệ sinh, tu sửa nhà có thể khiến lá phổi nhiễm khí độc hại. Bảo vệ chính mình bằng cách lựa chọn những sản phẩm an toàn, làm việc trong một khu vực thông gió tốt và luôn luôn sử dụng mặt nạ bụi. Tránh sử dụng sơn dầu, mà giải phóng các chất hữu cơ dễ bay hơi, thay vào đó chọn các loại sơn gốc nước. Làm sạch các sản phẩm có thể chứa hóa chất độc hại như amoniac và thuốc tẩy. Hãy chắc chắn đọc kỹ nhãn hiệu trước khi bạn mua chúng.
7. Một số thực phẩm tốt khác cho phổi
Cá: Cá cung cấp vitamin D. Vitamin D có một liên kết trực tiếp đến sức khỏe của. Sự thiếu hụt vitamin này làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng phổi. Mỡ cá và dầu cá là nguồn cung cấp vitamin D phong phú, do đó rất tốt cho phổi.
Cà rốt: Cà rốt rất giàu vitamin A và vitamin C. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ phổi. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng giúp phổi tự chữa lành các tổn thương nhỏ. Cà rốt cũng có lycopene, falcarinol, beta-carotene, lutein và zeaxanthin, tất cả các chất này đều là tác nhân chống ung thư mạnh mẽ, trong đó có cả ung thư phổi.
Trà xanh: Rất giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là catechin và có thể hỗ trợ trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch, tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn, kể cả quá trình lọc thải ở phổi.
Tỏi: Theo các nhà khoa học ở Birmingham (Anh), chỉ cần một liều nhỏ allicin - một hoạt chất trong tỏi - có thể cải thiện tình trạng máu lưu thông trong tổ chức phổi, giúp cho hoạt động hô hấp trở nên dễ dàng hơn.
Hành tây: Chất quercetin có trong hành tây là một chất chống oxy hóa tự nhiên. Qua nhiều năm nghiên cứu, người ta đã công nhận quercetin giúp ngăn ngừa các bệnh về phổi bao gồm cả ung thư phổi.
Táo: Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc phổi có thực hiện tốt các chức năng hay không có liên quan mật thiết với nồng độ các vitamin C, E và beta-carotene. Và táo là một loại quả rất giàu các vitamin nói trên. Những người ăn nhiều táo thì phổi của họ cũng hoạt động tốt hơn.
Theo Ngoisao.vn
Xét nghiệm máu biết nguy cơ tử vong do ung thư vú Một xét nghiệm máu đơn giản có thể cứu sống các bệnh nhân ung thư vú bằng cách nhanh chóng chẩn đoán liệu họ có phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao hoặc tái phát sau khi trị liệu hay không. Kết luận trên được các chuyên gia công bố trên tạp chí The Lancet Oncology vào đầu tháng 6 này....