Xét nghiệm máu biết nguy cơ tử vong do ung thư vú
Một xét nghiệm máu đơn giản có thể cứu sống các bệnh nhân ung thư vú bằng cách nhanh chóng chẩn đoán liệu họ có phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao hoặc tái phát sau khi trị liệu hay không.
Kết luận trên được các chuyên gia công bố trên tạp chí The Lancet Oncology vào đầu tháng 6 này.
Nhóm nghiên cứu cho biết các tế bào ung bướu trong mẫu máu được lấy từ bệnh nhân bị ung thư giai đoạn đầu là yếu tố dự báo chính xác cho cơ hội sống sót của bệnh nhân. Phát hiện này có thể giúp các bệnh nhân xác định sớm liệu họ có nên thực hiện các liệu pháp trị liệu bổ sung như hóa trị hay không.
Theo các nhà nghiên cứu từ Trung tâm ung thư Anderson thuộc trường đại học Texas, sự có mặt của một hoặc nhiều các tế bào khối u tuần hoàn CTCs ở trong máu sẽ dự đoán sự tái phát sớm và giảm tỷ lệ sống sót. Càng nhiều CTCs được tìm thấy thì tỷ lệ tử vong càng cao. Xét nghiệm CTC trong máu hiện tại không được sử dụng để phân tích khả năng sống sót và đưa ra cách chữa trị bởi vì các khối u ung thư thường được cho là lây lan thông qua hệ thống bạch huyết chứ không phải là đường máu.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện các xét nghiệm trên 302 bệnh nhân được điều trị tại trung tâm ung thư Anderson trong thời gian tháng 2/2005 đến tháng 12/2010. Các bệnh nhân đều là những người bị ung thư vú giai đoạn đầu (trước khi lây lan sang các vùng khác của cơ thể) và không áp dụng bất kỳ liệu pháp hóa trị nào.
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy CTCs ở 1/4 số bệnh nhân trên. Với những người có tế bào u ở trong máu thì 1/7 số bệnh nhân sẽ bị tái phát sau khi điều trị và 1/10 bệnh nhân bị chết trong quá trình thử nghiệm.
Ngược lại, các bệnh nhân có mẫu máu xét nghiệm không có CTCs thì tỷ lệ tương ứng là 3% và 2%.
Trong cuộc họp báo công bố kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cho biết, đối với những bệnh nhân có mật độ CTCs cao hơn thì tỷ lệ tử vong và mắc tái phát lên tới 31%.
Những nghiên cứu trước đã chỉ ra kết quả tương tự ở các bệnh nhân bị ung thư vú.
Theo Justin Stebbing thuộc Cơ quan phẫu thuật và ung thư, trường Cao đẳng Imerial, London (Anh), đây là một nghiên cứu mang tính khả thi và được thực hiện khá thành công. Tuy nhiên, các bác sỹ vẫn còn chưa rõ ràng trong việc xác định liệu mức độ CTC phải được đo vào lúc nào? Trước, trong hay sau phẫu thuật để loại bỏ sự phát triển của ung thư. Ngoài ra, cũng chưa thể hiểu được hóa trị ảnh hưởng gì đến những tác nhân tạo nên CTC.
Theo VNE
Lần đầu áp dụng kỹ thuật phát hiện sớm mẫu máu có bệnh
Kỹ thuật sinh học phân tử lần đầu được Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM đưa vào sử dụng nhằm rút ngắn thời gian phát hiện viêm gan B, viêm gan C và HIV trong mẫu máu của những người hiến máu.
Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM cho biết, kỹ thuật sinh học phân tử Nucleic Acid Testing gọi tắt là NAT đã được Bộ Y tế thông qua và đơn vị ông là cơ sở y tế đầu tiên trong cả nước triển khai.
Xét nghiệm để xác định bệnh trong máu nhằm chọn được sản phẩm máu tốt. Ảnh: Thiên Chương
Theo bác sĩ Dũng, từ mẫu máu thu được của người hiến, kỹ thuật NAT sẽ phân tích và phát hiện ba loại bệnh viêm gan B, viêm gan C và HIV trong thời gian ngắn hơn so với kỹ thuật cũ.
"Kỹ thuật này không chỉ rút ngắn thời gian 'cửa sổ' của bệnh mà còn cung cấp sản phẩm máu tốt hơn so với kỹ thuật huyết sinh học đang được áp dụng", ông Dũng nói. Hiện bệnh viện đã triển khai được 100 mẫu máu đầu tiên bằng kỹ thuật NAT. "Trước mắt chúng tôi chỉ áp dụng ở hình thức dịch vụ. Bệnh viện hoàn tất một số thủ tục để hướng đến triển khai thường quy", ông Dũng cho biết thêm.
Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM là cơ sở y tế đứng đầu Việt Nam trong thu hoạch máu (lượng máu thu được hàng năm chiếm 25% máu thu được cả nước). Nhiệm vụ của bệnh viện là nhận máu từ người hiến (chủ yếu là hiến máu tự nguyện), sàng lọc và cung cấp máu sạch cho khoảng 100 bệnh viện tại TP HCM.
Các thống kê huyết học cho thấy, trong quần thể người cho máu, lượng người mắc HIV là 0,04%, viêm gan C là 0,17% và viêm gan B là 11,4%.
Theo VNE
Xét nghiệm máu mới dự báo cơn đau tim Các nhà khoa học Mỹ tại Viện Nghiên cứu The Scripps ở bang California thông báo áp dụng dạng xét nghiệm máu mới được gọi là "xác định tế bào endothelial luân chuyển" (HD-CEC) để chẩn đoán bệnh nhân có nguy cơ cao bị cơn đau tim. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Physical Biology, GS Pete Kuhn và cộng...