Xét nghiệm huyết thanh – niềm hy vọng phát hiện sớm dịch bệnh
Với hơn nửa triệu lọ huyết tương, tiến sĩ Michael Mina tiến hành xét nghiệm huyết thanh với hy vọng tìm ra con đường nCoV lây lan vào Mỹ.
Mùa hè năm ngoái, 500.000 lọ huyết tương từ mẫu máu của người dân trên khắp nước Mỹ được gửi tới phòng thí nghiệm của tiến sĩ Michael Mina, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan. Những mẫu máu được công ty hiến tặng huyết tương Octopharma thu thập từ đầu tháng 1/2020, khi Covid-19 chưa bùng phát mạnh mẽ.
Mina và các cộng sự sử dụng các mẫu huyết tương cho dự án thử nghiệm Global Immunological Observatory (Quan sát Miễn dịch Toàn cầu). Bằng phương pháp xét nghiệm huyết thanh, nhóm hy vọng tìm ra con đường nCoV lây lan vào nước Mỹ theo từng tuần. Mục tiêu thứ hai là tạo hệ thống giám sát khổng lồ có khả năng kiểm tra mẫu máu trên khắp thế giới, từ đó phát hiện sự hiện diện của các kháng thể với hàng trăm loại virus trong thời gian ngắn. Khi đại dịch tiếp theo càn quét nhân loại, các nhà khoa học đã nắm trong tay thông tin chi tiết, cập nhật về số người đã từng nhiễm virus, phản ứng cơ thể.
Xét nghiệm huyết thanh có thể giúp các nhà khoa học nắm tổng quan một người đã nhiễm những virus nào từ khi còn nhỏ. Những virus chưa từng khiến cơ thể xuất hiện triệu chứng vẫn được phát hiện.
“Cơ thể giống như chiếc máy lưu trữ dữ liệu nhỏ, theo dõi các virus từng xâm nhập cơ thể một cách vô thức”, Mina nói.
Theo Derek Cummings, nhà dịch tễ học tại Đại học Florida, xét nghiệm huyết thanh cho ra những kết quả mà xét nghiệm chẩn đoán nhiễm virus thông thường không thể. Với lượng cơ sở dữ liệu lớn và thông tin lâm sàng chi tiết, các nhà nghiên cứu có thể chỉ ra sự khác nhau giữa phản ứng miễn dịch của người không biểu hiện triệu chứng và người bệnh. Xét nghiệm huyết thanh cũng có thể dự đoán mức độ, thời gian đạt miễn dịch cộng đồng trước khi virus lây lan, làm bùng phát dịch.
Video đang HOT
“Chúng ta đều muốn biết điều gì đã xảy ra trong một cộng đồng, và họ chuẩn bị như thế nào cho một mầm bệnh trong tương lai”, Cummings nói.
Tiến sĩ Michael Mina, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Ảnh: NY Times
Phương pháp cũng có thể phát hiện những diễn biến thường bị bỏ qua trong virus. Năm 2015, một nhóm bác sĩ phát hiện dịch Zika sau khi chú ý nhóm trẻ sơ sinh có đầu nhỏ bất thường, chào đời 7-9 tháng sau khi người mẹ nhiễm bệnh. “Nếu có dữ liệu từ xét nghiệm huyết thanh, chúng ta đã có thể phát hiện mầm bệnh trước khi dịch bùng phát”, ông giải thích.
Các cuộc khảo sát huyết thanh học thường có quy mô nhỏ và khó tổ chức do cần lấy mẫu máu từ tình nguyện viên. Một vài năm gần đây, nhóm nghiên cứu của Mina đang thảo luận tổ chức một hệ thống giám sát tự động lớn, sử dụng mẫu bệnh phẩm sót lại từ các xét nghiệm thông thường tại phòng thí nghiệm.
“Nếu thiết lập hệ thống từ năm 2019 thì khi nCoV xuất hiện tại Mỹ, chúng tôi đã có sẵn trong tay dữ liệu cho thấy virus đã lây lan ở New York và các bang như thế nào mà không cần các phương pháp khác”, Mina chia sẻ.
Ông cho biết dù “quan sát miễn dịch” không thể phát hiện nCoV, nó vẫn hé lộ số ca nhiễm virus họ corona cao bất thường, đã tương tác với hệ miễn dịch bệnh nhân theo cách ngoài dự đoán. Đây có thể là những tín hiệu để chuyên gia y tế bắt đầu giải trình tự gene các mẫu bệnh phẩm, tìm ra “thủ phạm”, tạo cơ sở đóng cửa thành phố New York sớm hơn.
Thiết lập một “đài quan sát miễn dịch” có thể gặp trở ngại tài chính, số tiền ước tính lên tới 100 triệu USD. Đồng thời cần sự đồng thuận giữa các bệnh viện, ngân hàng máu và các nguồn cung máu khác, sự đồng ý của bệnh nhân, người hiến máu.
Song, Jessica Metcalf, nhà dịch tễ học tại Princeton, thành viên nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh đây là một dự án đáng đầu tư. Cách đây một vài năm, trong một khảo sát nhỏ, bà và các đồng nghiệp phát hiện khả năng miễn dịch với sởi của người dân Madagascar thấp đáng lo ngại. Dịch sởi bùng phát tại đây năm 2018 đã cướp đi mạng sống của hơn 10.000 trẻ em.
Với lượng mẫu huyết tương khổng lồ trong các tủ chứa, tiến sĩ Mina đang bắt đầu làm xét nghiệm huyết thanh, tập trung vào nCoV. Trong thời gian chờ thiết lập cơ sở thử nghiệm tự động và quy trình xử lý các mẫu, nhóm đã dành thời gian thử nghiệm những lô huyết tương đầu tiên.
“Ý tưởng lớn lao của chúng tôi là thế giới không còn phải chi quá nhiều tiền để thực hiện công việc này. Chúng ta nên tiến hành xét nghiệm huyết tương thường xuyên”, Mina nói.
Xét nghiệm tìm kháng thể không phản ánh chính xác tỷ lệ mắc COVID-19
Các cuộc khảo sát để xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bằng cách xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể có thể không đáng tin cậy, bởi các protein chống các tác nhân gây bệnh này thường có "tuổi thọ" ngắn.
Đây là kết luận được đưa ra trong nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) tiến hành và công bố ngày 25/11.
Nghiên cứu để sản xuất vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm của Novavax ở Gaithersburg, bang Maryland, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tới nay, câu hỏi liệu sự suy giảm các kháng thể chống virus SARS-CoV-2 có làm tăng nguy cơ tái nhiễm hay không vẫn còn bỏ ngỏ. Người ta cho rằng nếu tái tiếp xúc với virus SARS-CoV-2, hệ miễn dịch của hầu hết mọi người sẽ tạo ra các kháng thể mới, cũng như các tế bào miễn dịch có khả năng tiêu diệt các tế bào đã bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của CDC đã nêu bật một hạn chế quan trọng của các nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh dựa trên xét nghiệm huyết thanh vốn đang được thực hiện trên khắp thế giới, qua đó hiểu rõ hơn về số người thực sự nhiễm các loại virus không làm xuất hiện triệu chứng.
Máu gồm hai thành phần chính là các tế bào máu và huyết tương. Huyết tương sau khi được loại bỏ các yếu tố đông máu sẽ trở thành huyết thanh. CDC đã thu thập các mẫu huyết thanh từ các nhân viên y tế tuyến đầu tại 13 bệnh viện trong thời gian từ 3/4 - 19/6 năm nay và theo dõi khoảng hai tháng sau đó. Tính chung, 194 trong số 3.248 người tham gia khảo sát (tương đương 6%) có kháng thể có thể phát hiện được với virus SARS-CoV-2 ngay lần đầu tiên được xét nghiệm.
Trong số những người tham gia khảo sát có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, 156 người đồng ý xét nghiệm lại trong khoảng thời gian sau 50 - 91 ngày. Trong nhóm này, 94% ghi nhận mức kháng thể sụt giảm, trong đó có 28% không sản xuất kháng thể chống virus SARS-CoV-2 đủ đến ngưỡng được coi là dương tính.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng kết quả này cho thấy xét nghiệm huyết thanh tại một thời điểm duy nhất có khả năng không phản ánh hết số người từng nhiễm virus SARS-CoV-2, và người có kết quả xét nghiệm huyết thanh âm tính không có nghĩa là chưa từng nhiễm virus này. Những người có xuất hiện triệu chứng mắc COVID-19 có mức kháng thể ban đầu cao hơn những người bị nhiễm mà không có triệu chứng.
Ở hầu hết những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, cơ thể đều sản sinh kháng thể trong một vài tuần tiếp theo, trong đó những người mắc bệnh ở thể nhẹ hơn hoặc không có triệu chứng lại sản sinh ít kháng thể hơn. Do đó, kết quả của nghiên cứu trên đặt ra câu hỏi đối với quan niệm sử dụng các kết quả xét nghiệm huyết thanh của cá nhân để xác định từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay chưa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có hạn chế trong việc sử dụng hiệu quả "huyết tương dưỡng", được lấy từ bệnh nhân mắc COVID-19 đã bình phục, trong điều trị bệnh.
Bệnh nhân Covid-19 thoát nguy kịch nhờ được hiến huyết tương Người phụ nữ Mỹ từng chuẩn bị sẵn cho sự ra đi mãi mãi nhưng nhanh chóng bình phục chỉ sau vài ngày nhờ huyết tương chứa kháng thể chống virus nCoV. Mới đây, bà Gail Murray (sống ở bang Florida, Mỹ) đã chia sẻ quá trình bình phục thần kỳ của mình sau khi nhiễm Covid-19. Khi mới nhập viện, bà Murray...