Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ loại bỏ những phôi bất thường – phương pháp giúp các mẹ thụ tinh trong ống nghiệm sinh con khỏe mạnh
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ có thể giúp các cặp vợ chồng có nguy cơ mắc các bệnh lý di truyền có cơ hội sinh con khoẻ mạnh mà không phải bỏ thai khi phát hiện bệnh lý ở thai.
Trong thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON), xét nghiệm di truyền tiền làm tổ có thể giúp loại bỏ được những phôi có bất thường di truyền ngay từ đầu, giúp chọn lựa được những phôi bình thường để chuyển vào buồng tử cung người mẹ. Từ đó cho phép các cặp vợ chồng có nguy cơ mắc các bệnh lý di truyền có cơ hội sinh con khoẻ mạnh mà không phải bỏ thai khi phát hiện bệnh lý ở thai khi thực hiện chẩn đoán tiền sản sau khi mang thai.
Bác sĩ CK.I Nguyễn Vạn Thông – Phó Trưởng khoa Di truyền – Bệnh viện Hùng Vương đã tư vấn thêm về kỹ thuật này, giúp các cặp vợ chồng an tâm hơn khi quyết định có con bằng TTTON kết hợp xét nghiệm di truyền tiền làm tổ.
Thưa bác sĩ, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ là gì?
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (Preimplantation genetic testing – PGT) là kỹ thuật được sử dụng trong y học sinh sản để xác định những bất thường về mặt gen di truyền ở các phôi được tạo ra qua quá trình TTTON (IVF – ICSI). Từ đó giúp tránh việc chuyển phôi mang các bất thường nhiễm sắc thể nghiêm trọng vào tử cung người mẹ.
Vậy thưa bác sĩ so với các phương pháp khác thì ưu điểm của kỹ thuật PGT là gì?
PGT được coi là một công cụ bổ sung cho việc đánh giá phôi truyền thống (dựa vào hình thái phôi) trong TTTON hiện nay. Kỹ thuật này giúp tăng tỷ lệ làm tổ, giảm tỷ lệ sẩy thai, tăng tỷ lệ thai diễn tiến, tăng tỷ lệ trẻ sinh sống, giảm tỷ lệ buộc phải ngừng thai kỳ do các di tật di truyền; giúp nhiều cặp vợ chồng sinh ra những em bé khỏe mạnh, giảm thời gian để có thai, đồng thời giúp các trung tâm tự tin khi chuyển 1 phôi.
PGT thường được chỉ định cho những đối tượng nào?
Tuỳ từng trường hợp sẽ được chỉ định thực hiện loại PGT thích hợp. Nhìn chung, sự thành công của chẩn đoán tiền làm tổ có thể mở ra một hy vọng cho phụ nữ sảy thai nhiều lần (50% trường hợp sảy thai là do bất thường nhiễm sắc thể), những cặp vợ chồng bị thất bại nhiều lần trong TTTON nhưng không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, chẩn đoán tiền làm tổ còn áp dụng cho những chị em lớn tuổi (trên 37 tuổi) để hạn chế các bất thường về di truyền. Bên cạnh đó, vợ chồng mang bất thường nhiễm sắc thể nặng hoặc vợ mang đột biến gen liên kết nhiễm sắc thể giới tính X (bệnh máu khó đông Hemophilia, loạn dưỡng cơ Duchenne/Becker…) nên thực hiện PGT. Những trường hợp đặc biệt như bệnh di truyền liên kết giới tính, bệnh di truyền khởi phát muộn (gen ung thư vú)… cũng thường được chỉ định thực hiện PGT.
Video đang HOT
BS. Nguyễn Vạn Thông (áo trắng, ngoài cùng bên trái) tư vấn tư vấn di truyền cho cặp vợ chồng trước khi thực hiện xét nghiệm di truyền tiền làm tổ.
Để thực hiện PGT có phức tạp không?
Thông thường, tại bệnh viện Hùng Vương, khi các cặp vợ chồng đồng ý thực hiện PGT, quy trình thực hiện xét nghiệm sẽ qua các bước:
- Tư vấn di truyền cho cặp vợ chồng trước khi thực hiện.
- Thực hiện quy trình TTTON để tạo phôi (nếu bệnh nhân chưa có phôi).
- Tư vấn quy trình sinh thiết để bệnh nhân lựa chọn ngày phôi sinh thiết.
- Thực hiện sinh thiết, sau đó gửi tế bào đi xét nghiệm chẩn đoán di truyền.
- Nuôi cấy và/hoặc đông phôi sau khi sinh thiết chờ kết quả.
- Tư vấn kết quả di truyền – quyết định chọn phôi (tốt nhất) để chuyển.
- Rã phôi và chuyển phôi đông (như bình thường).
Các chuyên viên phôi học sẽ thực hiện sinh thiết tế bào. Những tế bào thu được từ sinh thiết sẽ được xét nghiệm chẩn đoán di truyền, trong khi phôi vẫn được tiếp tục nuôi cấy và/hoặc trữ đông. Tại phòng xét nghiệm di truyền, mẫu sẽ được sử dụng các kỹ thuật như di truyền phân tử hoặc di truyền tế bào để phát hiện bất thường về gen hoặc bất thường bộ nhiễm sắc thể.
Sinh thiết trứng hoặc phôi ngày 3, ngày 4 và ngày 5
PGT có thể thực hiện ở đâu?
Hiện nay, PGT đã được thực hiện tại bệnh viện Hùng Vương (từ giữa năm 2019) và một số bệnh viện khác với các kỹ thuật di truyền phân tử để phát hiện bệnh về gen và kỹ thuật array CGH để khảo sát bất thường về số lượng và cấu trúc bộ nhiễm sắc thể. Kỹ thuật này đã giúp nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn sinh được đứa con khoẻ mạnh, người vợ có một thai kỳ an toàn.
Trong TTTON, việc xét nghiệm di truyền tiền làm tổ không chỉ là lựa chọn riêng của các cặp vợ chồng mà trở thành một trong những yêu cầu cần thiết trước khi phôi được chuyển vào cơ thể người mẹ. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ được sinh ra lẫn sức khoẻ người mẹ nên PGT luôn được khuyến cáo thực hiện vì mục đích nhân văn.
Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập khoa Hiếm muộn, từ ngày 4/11/2019 – 4/12/2019, tất cả các cặp vợ chồng lần đầu thăm khám tại khoa Hiếm muộn – bệnh viện Hùng Vương sẽ được hỗ trợ 50% phí khám và tư vấn sức khoẻ sinh sản.
Theo baodansinh
Camera theo dõi nuôi cấy phôi thụ tinh ống nghiệm
Từ hình ảnh trên camera truyền vào máy vi tính, bác sĩ đánh giá chất lượng để chọn phôi tốt nhất chuyển vào tử cung người mẹ.
Mỗi phôi của một cặp vợ chồng được nuôi cấy riêng biệt trong Tủ nuôi cấy phôi công nghệ Time-lapse và có camera ghi nhận hình ảnh phôi ở các giai đoạn phôi phân chia. Dữ liệu này sẽ được truyền vào máy vi tính, bác sĩ có thể đánh giá chất lượng phôi mà không cần lấy phôi ra ngoài.
Chuyên viên phòng lab Bệnh viện Hạnh Phúc thao tác trên tủ nuôi cấy phôi công nghệ Time-lapse. Ảnh: Minh Thư.
Bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thảo, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản của Bệnh viện Hạnh Phúc, cho biết nuôi cấy phôi là quá trình quan trọng có tính quyết định thành công của một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Trứng sau khi thụ tinh và phát triển thành phôi được nuôi cấy khoảng 2-6 ngày cho đến giai đoạn đông phôi hoặc chuyển phôi vào buồng tử cung.
Trước đây khi không có camera theo dõi liên tục, mỗi lần muốn theo dõi, phải mở cửa tủ đưa phôi ra ngoài, đánh giá chất lượng phôi dựa vào kính hiển vi soi ngược ở ngoài tủ. Điều này dễ làm gián đoạn, xáo trộn môi trường nuôi cấy. "Công nghệ mới giúp thông tin mỗi phôi chi tiết hơn, các chuyên viên phôi học dễ chọn lựa phôi có khả năng làm tổ cao nhất. Phần mềm trí tuệ nhân tạo cũng giúp việc đánh giá phôi nhanh hơn, khách quan hơn", bác sĩ Thảo phân tích.
Các dữ liệu hình ảnh, video, kết quả đánh giá phôi được truyền trực tiếp từ phòng lab đến máy tính phòng tư vấn. Bác sĩ có thể tư vấn cho các cặp vợ chồng với thông tin rõ ràng, cụ thể. Bố mẹ cũng có trải nghiệm tuyệt vời hơn khi được xem những thước phim đầu đời của bé do camera ghi nhận từ khi hình thành mầm sống đầu tiên đến suốt quá trình phát triển của phôi.
Dữ liệu hình ảnh phôi được truyền vào máy vi tính. Ảnh: Minh Thư.
Hệ thống tủ nuôi cấy phôi công nghệ Time-lapse đang được sử dụng nhiều tại châu Âu, Mỹ và các nước phát triển. Các nghiên cứu cho thấy công nghệ này giúp tăng tỷ lệ có thai, giảm đáng kể tỷ lệ sảy thai sớm so với nuôi cấy thông thường. Tại Việt Nam, các trung tâm hỗ trợ sinh sản đang dần trang bị thiết bị này.
Lê Phương
Theo VNE
Bệnh viện Hùng Vương được phép triển khai kỹ thuật mang thai hộ Bệnh viện Hùng Vương được Bộ Y tế cho phép triển khai kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Ngày 14/6, tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, cho biết đây là bệnh viện thứ 5 ở Việt Nam và thứ ba tại TP HCM được phép triển khai kỹ thuật này, sau Bệnh viện...