Xét nghiệm COVID-19trên tinh thần tiết kiệm
Ngày 24/8, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các thành viên thống nhất, tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương… đã được kiểm soát.
Lấy mẫu xét nghiệm cho một cháu bé ở Đà Nẵng
Đồng thời yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục rà soát toàn bộ hệ thống máy móc, dự án nghiên cứu sản xuất sinh phẩm để chủ động mức cao nhất việc xét nghiệm COVID-19 trên tinh thần “xét nghiệm tiết kiệm”.
Chi viện lẫn nhau
Qua đợt chống dịch, Bộ Y tế sẽ tổng hợp kinh nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 để tổ chức tập huấn cho các địa phương trên cả nước. Bên cạnh đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương ban hành “Sổ tay hướng dẫn chung sống an toàn trong điều kiện dịch bệnh”. Đặc biệt, Bộ Y tế phối hợp Bộ GD&ĐT sớm ban hành “Sổ tay phòng, chống dịch trong trường học”. Ngoài ra Bộ Y tế có phương án để các địa phương cùng phối hợp lấy mẫu, xét nghiệm, chi viện lẫn nhau nhằm tiết kiệm nguồn lực chung của toàn xã hội. Bên cạnh đó, các chuyên gia đề nghị ngành y tế tiếp tục theo dõi sát việc nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trên toàn thế giới; đồng thời cùng Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy các dự án nghiên cứu vắc-xin ở Việt Nam để sớm có vắc-xin chống COVID-19 an toàn.
Video đang HOT
Tại cuộc họp Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cho biết, qua báo cáo, kiểm tra, Bộ Công an phát hiện có một số địa phương chưa thực hiện chưa đúng quy trình xin đăng ký cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao, nhà đầu tư… vào Việt Nam; còn xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách, đưa đối tượng không đúng quy định nhập cảnh vào Việt Nam.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị, để chung sống an toàn với dịch bệnh, các cơ quan truyền thông, tổ chức đoàn thể tiếp tục tuyên truyền người dân tuân thủ các quy định đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh cơ bản như: hạn chế đi ra ngoài; thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc trên các phương tiện công cộng, nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn, không lơ là, chủ quan trước diễn biến của tình hình dịch bệnh.
Việt Nam cán mốc 1 triệu xét nghiệm Realtime RT-PCR
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tại Việt Nam, số ca mắc đang giảm dần trong những ngày gần đây với 4 buổi sáng liên tiếp không ghi nhận ca COVID-19 mới và buổi chiều ghi nhận khoảng 2-6 ca mắc mới. Đà Nẵng là địa phương có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất cả nước, tiếp theo là tỉnh Quảng Nam.
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tính từ khi bùng nổ dịch COVID-19 đến 15h ngày 24/8, Việt Nam đã thực hiện được tổng cộng 1.009.145 xét nghiệm bằng phương pháp RealTime RT-PCR. Riêng trong ngày 24/8 đã thực hiện 11.698 mẫu. Trong vòng 1 tháng qua, công suất xét nghiệm đã tăng gấp 5-6 lần so với giai đoạn cao điểm tháng 3-4/2020. Số lượng xét nghiệm trong gần 1 tháng qua bằng tổng số xét nghiệm trong 6 tháng của giai đoạn đầu. Hiện toàn quốc có 71 đơn vị thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19 (công suất khoảng 34.000 mẫu/ngày).
Phó Chủ tịch Hà Nội: Lo nhất là bệnh viện, nhà hàng, đám cưới khi chống dịch
Chiều nay (21/8), Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội họp trực tuyến với các quận, huyện, thị xã.
Tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết theo thông báo của Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng và Quảng Nam đã được kiểm soát.
Tại Hà Nội, 3 ngày qua không ghi nhận ca mắc. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm vẫn tiềm ẩn nhất là trong bệnh viện, qua kiểm tra vẫn còn 1 số bệnh viện chưa đảm bảo tiêu chí an toàn. Các nhà hàng, quán ăn chưa tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là yêu cầu về giãn cách, vì vậy cần tiếp tục chủ động, triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.
Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra 40 bệnh viện cả công lập và tư nhân. Có 30 bệnh viện được đánh giá là bệnh viện an toàn, 7 bệnh viện an toàn ở mức thấp, 3 bệnh viện không an toàn là BV Mắt Sài Gòn - Hà Nội 1, BV Mắt Việt Nhật, BV Mắt Hi-Tech.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Qúy phát biểu tại cuộc họp.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý nêu 2 bài học sau trường hợp từ Phú Thọ xuống Bệnh viện E. Đó là, ngay khi có thông tin, các đơn vị đã đồng bộ trong đêm rà soát và đưa các trường hợp F1, F2 cách ly. Thứ hai, qua xét nghiệm các y bác sỹ, bệnh nhân có bệnh nền nặng trong Bệnh viện E tất cả đều âm tính.
Ông Quý nhấn mạnh: "Như vậy là trong bệnh viện không có nguồn lây. Tuy nhiên, việc bệnh nhân đi qua 4 khoa ở bệnh viện này cũng rất đáng lo ngại".
Từ đây, Hà Nội sẽ mời Bộ Y tế cùng họp với tất cả các bệnh viện trên địa bàn để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch.
TP cũng đã hoàn thành việc lấy mẫu hơn 70.000 người từ Đà Nẵng về và Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh: "Việc này cũng giúp loại trừ thêm 1 mối lo". Lãnh đạo UBND TP lưu ý nguồn lây bệnh vẫn có thể còn trong hơn 22.000 mẫu người về từ Đà Nẵng chưa có kết quả xét nghiệm.
Không những vậy, Hà Nội là trung tâm kết nối, người dân còn chủ quan...Ông Qúy bày tỏ: "Hiện nay lo nhất là bệnh viện, cửa hàng ăn uống, đám cưới, đám hiếu...Đó là những điểm từng xuất hiện ổ dịch trên cả nước"
Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra việc phòng chống dịch ở cơ sở. Chính quyền xã phường, thị trấn vào cuộc quyết liệt, thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền hướng dẫn người dân thì sẽ làm tốt. Khi có thông tin phản ánh của người dân hay báo chí về các trường hợp, các nơi vi phạm thì phải xử lý ngay.
Sở Y tế và Sở Giáo dục còn chậm trễ trong việc ban hành văn bản hướng dẫn về phòng chống dịch cho các cơ sở giáo dục để phục vụ khai giảng năm học mới.
Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu chậm nhất đến thứ Hai phải ban hành văn bản này bởi phòng chống dịch trong cơ sở giáo dục rất quan trọng vì đây là nơi tập trung đông học sinh phải có hướng dẫn thật cụ thể.
Cần Thơ: Quyết liệt chống dịch nhưng không mất bình tĩnh Chủ tịch UBND TP Cần Thơ yêu cầu các đơn vị quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch nhưng không được mất bình tĩnh và không làm các sự việc nghiêm trọng hơn mức cần thiết. Ngày 2-8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP Cần Thơ tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương để...