Xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng
Các địa phương yêu cầu tất cả người liên quan những nơi được cảnh báo khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm, theo đề nghị của Bộ Y tế.
Xử lý mẫu xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 tại Viện Pasteur Nha Trang – ẢNH: NGUYỄN CHUNG
Huy động các đơn vị y tế tư nhân xét nghiệm
Sáng 1.8, tại hội nghị trực tuyến nâng cao chất lượng chuyên môn cho các cơ sở khám chữa bệnh trong điều trị bệnh nhân Covid-19, GS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết ngành y tế xác định tâm dịch của Đà Nẵng ở cụm 3 bệnh viện (BV): BV C, BV Đà Nẵng và BV Chỉnh hình và phục hồi chức năng. Trong đó, phần lớn các ca bệnh đều có yếu tố liên quan đến BV Đà Nẵng. Từ đầu tháng 7.2020, đã có hơn 800.000 người từng đến Đà Nẵng và trở về các địa phương, có hơn 41.000 người đã đến 3 BV tại Đà Nẵng.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam sáng ngày 2/8: Thêm 4 ca mắc mới ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi và TP. HCM
GS Nguyễn Thanh Long nhận định ngoài Đà Nẵng và Quảng Nam đang được nhận định nằm trong vùng nguy cơ rất cao, còn có các địa phương liên quan đến dịch Covid-19 tại Đà Nẵng như Hà Nội, TP.HCM, Đắk Lắk… “Các địa phương yêu cầu tất cả người liên quan những nơi được cảnh báo khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm. Phải làm căng thì càng hiệu quả, càng tốt”, GS Long đề nghị.
Cùng ngày, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh, TP về việc tăng cường xét nghiệm các ca nghi mắc Covid-19. Đáng chú ý, Bộ Y tế khẳng định các phòng xét nghiệm đã được Bộ Y tế thẩm định xác nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định Covid-19 không cần gửi mẫu đến các đơn vị khác để khẳng định lại trong trường hợp kết quả dương tính. UBND tỉnh cần chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn, huy động các đơn vị y tế tư nhân đủ năng lực lấy mẫu, xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2.
Bản tin Covid-19 ngày 1.8: Lại có thêm ca tử vong, lây nhiễm cộng đồng diễn biến rất phức tạp
Hà Nội còn trên 20.000 người chờ xét nghiệm
Thông tin từ cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội chiều 1.8 cho biết, tính đến 14 giờ cùng ngày, toàn TP đã ghi nhận 72.275 người đi về từ Đà Nẵng từ 8.7 cho đến nay. Hiện vẫn còn trên 20.000 người khai báo trở về từ Đà Nẵng chờ xét nghiệm, nên số test nhanh không đáp ứng đủ. “Cố gắng chỉ xét nghiệm những người nào đi từ vùng dịch về mới test nhanh”, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo.
Vũ Hân
3 nhóm xét nghiệm ưu tiên
Theo Bộ Y tế, toàn quốc đã có 118 phòng xét nghiệm đủ năng lực xét nghiệm, trong đó có 66 phòng đủ khả năng xét nghiệm khẳng định Covid-19, với công suất đạt 31.000 mẫu mỗi ngày (thời điểm tháng 4, công suất đạt hơn 27.000 mẫu/ngày). Theo quyết định của Bộ Y tế, có 3 nhóm ưu tiên thực hiện xét nghiệm.
Nhóm 1 là những trường hợp cần được thực hiện xét nghiệm trong mọi trường hợp, bao gồm ca nghi ngờ, theo hướng dẫn giám sát (theo Quyết định số 963 ngày 18.3.2020 của Bộ Y tế); ca xác định Covid-19 đã được điều trị khỏi và ra viện, đang được theo dõi tiếp trong vòng 14 ngày kể từ ngày ra viện; các trường hợp đến khám bệnh hoặc nhập viện với triệu chứng viêm đường hô hấp cấp nặng, viêm phổi nặng nghi do nhiễm vi rút (có sốt và có ít nhất 1 biểu hiện/triệu chứng về bệnh liên quan đến hô hấp); nhân viên y tế, người chăm sóc, nhân viên phục vụ không có triệu chứng và tiếp xúc gần với ca bệnh xác định Covid-19 trong vòng 14 ngày mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp; những người ở trong ổ dịch đã được khoanh vùng cách ly…
Nhóm 2 bao gồm các trường hợp giám sát theo hướng dẫn giám sát hội chứng cúm; những trường hợp có tiếp xúc gần với ca xác định hoặc ca nghi ngờ mắc Covid-19 trong vòng 14 ngày nhưng chưa có triệu chứng. Những trường hợp thuộc nhóm nguy cơ phát triển thành bệnh nặng và có triệu chứng liên quan Covid-19 (như người có bệnh nền hoặc cao tuổi hoặc đã nằm viện điều trị lâu ngày). Thực hiện xét nghiệm cho các đối tượng nhóm 2 này khi có nhiều nguồn lực hơn và đã bảo đảm đầy đủ cho các trường hợp thuộc nhóm 1.
Nhóm 3 là các trường hợp giám sát cộng đồng có nguy cơ cao, nhóm yếu thế, được thực hiện xét nghiệm khi có đủ nguồn lực và đã bảo đảm cho các đối tượng thuộc nhóm 1 và nhóm 2.
Đà Nẵng ưu tiên 5 nhóm
Ngày 1.8, UBND TP.Đà Nẵng quyết định phê duyệt phương án tổ chức xét nghiệm Covid-19 diện rộng trên địa bàn. Theo đó, Đà Nẵng sẽ lấy mẫu bệnh phẩm đối với 5 nhóm. Nhóm 1 là tất cả trường hợp sinh sống trong khu vực áp dụng biện pháp cách ly vùng, khu vực do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Đà Nẵng quyết định. Nhóm 2: bệnh nhân (BN) nội trú và người nhà, người chăm sóc BN, người từng làm việc, thực tập tại BV Đà Nẵng, BV C Đà Nẵng, BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng, BV Chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng và các bệnh viện có ca Covid-19.
Nhóm 3 là các trường hợp từng đi đến các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao trong các thông báo khẩn của Bộ Y tế và bản tin của Ban chỉ đạo. Nhóm 4 là các trường hợp có liên quan đến lộ trình di chuyển của BN mắc Covid-19 cùng thời điểm với BN hoặc người dân sinh sống trong khu vực lưu trú của BN, cụ thể là tổ dân phố BN lưu trú và 3 tổ dân phố liền kề. Nhóm 5 là các trường hợp nguy cơ cao mắc bệnh khác theo đề xuất của Sở Y tế.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP.Đà Nẵng là đầu mối tiếp nhận, điều phối mẫu bệnh phẩm và thực hiện xét nghiệm chẩn đoán Covid-19.
Hoàng Sơn
Bộ Y tế ra thông báo khẩn số 21 về địa điểm, chuyến bay liên quan bệnh nhân Covid-19
Vì sao cần thiết xét nghiệm test nhanh COVID-19?
Hà Nội đã và đang tiến hành làm xét nghiệm test nhanh COVID-19 cho những người từ Đà Nẵng trở về từ đầu tháng 7, tuy nhiên rất nhiều người đã hiểu chưa đúng về giá trị của xét nghiệm này, vì vậy người dân cần hiểu rõ hơn về giá trị của xét nghiệm này tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
Xét nghiệm mắc COVID-19. Ảnh: Tô Thế.
Bộ Y tế cho biết, từ đầu tháng 7 đến nay đã có hơn 800.000 người từ Đà Nẵng về các địa phương và có hơn 41.000 người đã đến 3 bệnh viện ổ dịch lớn tại Đà Nẵng.
Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương lập danh sách, giám sát, theo dõi tất cả các trường hợp này, đồng thời gửi tin nhắn khuyến cáo, hướng dẫn theo dõi sức khỏe, liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn, giám sát và xét nghiệm trong trường hợp cần thiết.
Để phát hiện một người có bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không hiện nay có 2 nhóm các xét nghiệm: Các xét nghiệm trực tiếp và các xét nghiệm gián tiếp.
- Các xét nghiệm trực tiếp: Là các xét nghiệm nhằm tìm kiếm sự hiện diện của các thành phần của cấu tạo của virus ở trong cơ thể. Hiện nay xét nghiệm phổ biến nhất là xét nghiệm tìm kiếm các đoạn gen của virus bằng kỹ thuật Realtime PCR, ngoài ra còn có xét nghiệm nuôi cấy phân lập virus.
Ưu điểm của xét nghiệm này có thể phát hiện người nhiễm virus ở những giai đoạn rất sớm kể từ khi người bệnh chưa biểu hiện bệnh. Vì vậy đây là xét nghiệm rất có giá trị được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo là xét nghiệm dung để chẩn đoán một người có đang bị nhiễm bệnh hay không.
Nhược điểm của xét nghiệm này là đòi hỏi phải có phòng xét nghiệm được trang bị đủ phương tiện cần thiết, nhân viên được đào tạo chuyên sâu, và xét nghiệm này thường tốn kém và mất nhiều thời gian. Vì vậy, để thực hiện xét nghiệm này cho tất cả đối tượng nghi nhiễm là điều không hề dễ dàng và cần có thời gian. Trên thế giới có nhiều hãng đang tìm cách nghiên cứu các xét nghiệm Test nhanh tìm kiếm các cấu trúc của virus SARS-CoV-2 giúp chẩn đoán nhanh, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ xét nghiệm test nhanh nào được công nhân và áp dụng trong chẩn đoán COVID-19 .
- Các xét nghiệm gián tiếp là các xét nghiệm nhằm tìm kiếm các dấu vết của virus để lại trong cơ thể nhiễm. Cụ thể trong trường hợp bệnh COVID-19 là làm các xét nghiệm tìm kháng thể mà cơ thể sinh ra khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 (Đây là xét nghiệm mà thành phố Hà Nội đang thực hiện hiện nay).
Điều hết sức lưu ý là người nhiễm virus SARS-CoV-2 không phải ai cũng sinh ra kháng thể, và kháng thể cũng không phải được tạo ra ngay sau khi người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 . Một thống kê chưa đầy đủ về COVID-19 cho thấy chỉ có 23% người nhiễm SARS-CoV-2 có kháng thể IgM sau 1 tuần bị nhiễm, 58% người nhiễm 2 tuần mới có kháng thể; và 75% người bị nhiễm sau 3 tuần mới có kháng thể.
Xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể dương tính chỉ thể hiện rằng người đó đã từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 trong quá khứ, chứ không thể khẳng định người đó có đang bị bệnh, có khả năng lây bệnh hay không.
Ngược lại, xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể âm tính không có nghĩa là người đó không bị nhiễm, và không lây cho người khác (Người bị nhiễm virus này ở giai đoạn đầu chưa có kháng thể xét nghiệm này chắc chắn âm tính, nhưng người này vẫn có thể lây cho người khác).
Việc làm xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể trong quần thể dân số nguy cơ có giá trị xác định tỉ lệ người từng nhiễm virus này, giúp đánh giá quy mô dịch bệnh trong cộng đồng, giúp các nhà hoạch định chính sách có các biện pháp tổ chức chống dịch phù hợp.
Như vậy, người đi từ vùng dịch về dù có xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể âm tính vẫn có thể là người đang nhiễm bệnh, vẫn có thể lây nhiễm bệnh cho cộng đồng nên cần tiếp tục tuân thủ thực hiện cách ly theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Làm sao giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi khai báo y tế, đi xét nghiệm? Bác sĩ hướng dẫn các biện pháp hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19, tránh tập trung khi khai báo y tế, khi đi lấy mẫu xét nghiệm tại các cơ sở y tế. Người nghi nhiễm được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trong cabin cách ly tại Bệnh viện Quận 2 (TP.HCM) - XUÂN BÌNH Ngày càng nhiều người dân thuộc diện...