Xét nghiệm ADN: Rùa hồ Gươm là loài mới
Các kết quả xét nghiệm so sánh và đối chiếu với rùa Đồng Mô, chùa Hương Tích, một vài mẫu xương, đầu của rùa dọc sông Hồng… cho thấy rùa hồ Gươm hoàn toàn là một loài mới.
Ngày 12.4, TS Bùi Quang Tề, trưởng nhóm chẩn đoán và chữa trị rùa hồ Gươm cho biết, 8 mẫu xét nghiệm đều cho thấy, rùa hồ Gươm là một loài mới khác hoàn toàn với loài rùa Thượng Hải mà các nhà khoa học đã công bố.
Chú thích ảnh: Rùa hồ Gươm đang được chăm sóc trong bể chứa
“So với tiêu bản rùa đang được giữ trong đền Ngọc Sơn, rùa hồ Gươm giống hệt”, TS Tề nói. Nhóm nghiên cứu sẽ xem xét thêm một mẫu ADN nữa với một cá thể rùa đang sống ngoài môi trường để khẳng định loài, giống của rùa Hồ Gươm.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 9.4, sau khi xác định sức khỏe rùa sau một thời gian điều trị đã cho kết quả tốt. Các vết thương đã se lại, vì vậy tổ y tế đã quyết định chuyển rùa sang bể rộng hơn. Thời điểm này người ta cũng cân trọng lượng chính xác của rùa là 169 kg, dài 1,6m, rộng 0,8m, nhỏ và nhẹ hơn so với tiêu bản trong đền Ngọc Sơn (tiêu bản rùa đang ngự trong đền Ngọc Sơn được xác định là nặng tới 250kg, rộng 1,2m và dài 2,1m).
Theo TS Tề, sau 3 ngày được chuyển sang bể mới, rùa vẫn ổn định, ăn uống đều và không có dấu hiệu nào bất thường. “Chúng tôi đang gấp rút làm các xét nghiệm mẫu ADN để đưa ra kết luận cuối cùng về giống loài, giới tính, và tuổi của rùa hồ Gươm”.
Dự kiến, ngày 16.4, nhóm nghiên cứu sẽ công bố kết quả xét nghiệm ADN rùa hồ Gươm trên tạp chí sinh học để các nhà khoa học trong nước, thế giới biết đến.
Theo Đất Việt
Cân nặng và số đo "các vòng" của rùa Hồ Gươm
Trọng lượng chính xác của rùa được xác định là 169 kg. Trước đó, thông số hình học của rùa Hồ Gươm đo được là rộng 0,85 m, dài 1,6 m.
Ngày 9.4, rùa Hoàn Kiếm được chuyển từ bể chữa trị sang bể nuôi dưỡng và, lần đầu tiên được cân kể từ ngày vào bể từ đầu tháng 4.
Theo một cán bộ ở Sở KH&CN Hà Nội, cân dùng để cân rùa Hoàn Kiếm được chuẩn bị ngay từ ngày đầu tiên đưa vào chữa trị nhưng phải năm ngày sau mới xong. Cân và lưới nhấc rùa được kiểm tra rất kỹ nhằm đảm bảo điều kiện tuyệt đối không để rùa giãy giụa hoặc rơi ra ngoài. Trọng lượng chính xác của rùa được xác định là 169 kg.
Trước đó, thông số hình học của rùa Hồ Gươm đo được là rộng 0,85 m, dài 1,6 m. Các thông số hình học và vật lý ấy khiến rùa hiện tại nhỏ hơn và nhẹ hơn so với tiêu bản rùa trên đền Ngọc Sơn. Kết quả này trái với nhận định trước đó của không ít khoa học gia trong nước khi họ nhận định rùa đang sống trong hồ Gươm to và nặng hơn rùa đang tọa ở đền Ngọc Sơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người nghĩ Hồ Gươm còn có "cụ" rùa đích thực khác.
Theo một cán bộ Sở KH&CN Hà Nội, việc cấp điện tại Tháp Rùa trong giai đoạn chữa trị và chăm sóc rùa được chuyển giao về cho Sở KH&CN. Trước đó, phụ trách điện là Cty Chiếu sáng Đô thị Hà Nội. Sau khi rùa được lai dắt tới địa điểm để chữa trị, toàn bộ hệ thống đèn trang trí, điện chạy dưới chân Tháp Rùa đều được cắt.
Lưới dùng đề nhấc rùa lên cân
Điện cung cấp cho các hệ thống chữa trị và chăm sóc rùa ở Tháp Rùa vẫn là điện ba pha như mọi khi, đường cáp dẫn điện ra Tháp Rùa đi ngầm dưới hồ và chịu được công suất tiêu thụ tới 60 KW/h. Tuy nhiên, tổng lượng điện tiêu thụ cho toàn bộ hệ thống vận hành ở Tháp Rùa trong thời gian điều trị và dưỡng bệnh cho rùa, theo tính toán, chỉ hết tối đa khoảng 3KW/h, tức tương đương với ba bóng đèn sợi đốt công suất 1000 W/chiếc.
Liên quan vấn đề an toàn về điện cho rùa, tất cả các thiết bị, bao gồm cả hai bể điều trị và chăm sóc, đều được nối đất bắc một cọc sắt dài 1,5 m có trở kháng đủ để truyền kịp thời dòng điện rò từ thiết bị, nếu có.
Theo Tiền Phong
Đợi nắng ấm sẽ 'bắt' nốt cụ rùa còn lại! Đội trưởng đội lai dẫn, cưỡng chế rùa xác nhận có hơn một cá thể rùa Hồ Gươm sống ở hồ này và đợi nắng lên sẽ "bắt" tiếp. Có hai "cụ rùa" cùng xuất hiện! Ông Nguyễn Văn Khôi, TGĐ tập đoàn KAT khẳng định với VietNamNet chiều 5/4: có hai cá thể rùa hồ Gươm. Tới đây, cá thể rùa còn...