Xét nghiệm ADN giúp người phụ nữ tìm thấy gia đình sau 51 năm bị bắt cóc
Sở Cảnh sát Fort Worth (bang Texas, Mỹ) đã hoàn tất xét nghiệm ADN, xác nhận danh tính của một phụ nữ bị bắt cóc khi còn nhỏ.
Melissa Highsmith mới 21 tháng tuổi khi bị người trông trẻ bắt cóc vào năm 1971. Bà sống ở Fort Worth gần như cả cuộc đời nhưng không hề hay biết bố mẹ đẻ đang tìm kiếm mình.
Melissa Highsmith khi 21 tháng tuổi. Ảnh: NYP
Theo New York Post, Melissa lớn lên cách gia đình ruột thịt của mình 20 phút, được nuôi dưỡng với cái tên Melanie và bỏ nhà đi năm 15 tuổi. “Đó là một tuổi thơ tồi tệ. Tôi không được phép ra ngoài chơi. Bà ấy (mẹ giả của Melissa) nói muốn bao bọc cho tôi vì tôi bị tổn thương não”, người phụ nữ 53 tuổi nhớ lại.
Tháng 11/2022, gia đình Highsmith thông báo trên Facebook rằng họ tìm thấy con gái mất tích. Họ còn lập cả trang mang tên: “Chúng tôi tìm thấy Melissa!”.
Trước đó, họ đã làm việc với một nhà nghiên cứu phả hệ. Họ đồng thời tiến hành xét nghiệm ADN và cung cấp kết quả cho 23andMe – website mà khách hàng có thể sử dụng để tìm họ hàng và tạo cây phả hệ. Kế tiếp, họ có manh mối dẫn tới người phụ nữ tên là Melanie Brown.
Video đang HOT
Cơ sở dữ liệu 23andMe đã tìm thấy sự trùng khớp ADN của gia đình Highsmith với 3 đứa con của Melanie Brown. Qua điều tra thêm, kết quả khẳng định Melanie chính là Melissa.
Melissa đoàn tụ với cha mẹ sau 51 năm xa cách. Ảnh: NYP
Người phụ nữ đã đoàn tụ với cha mẹ và hai trong số bốn anh chị em của mình lần đầu tiên vào 24/11/2022. Bà cũng đổi tên hiện tại trở về tên khai sinh Melissa được cha mẹ đặt cho. Bà đổi hộ chiếu với tên gọi Melissa để đi thăm một người em đang sống ở Tây Ban Nha. Bà còn dự định tổ chức lễ cưới khác với chồng để cha ruột có thể dẫn mình vào lễ đường.
“Giống như Chúa đã cho tôi cơ hội sinh ra lần thứ hai trong cuộc đời”, bà Melissa tâm sự.
Cảnh sát cho biết: “Mặc dù thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết hạn, đơn vị xử lý vụ án của Sở cảnh sát Fort Worth vẫn tiếp tục yêu cầu công chúng hỗ trợ nếu có bất kỳ thông tin bổ sung nào liên quan đến vụ bắt cóc Melissa xảy ra 51 năm trước”.
Theo luật tiểu bang Texas, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội bắt cóc là 5 năm. Thời hiệu của các vụ nghiêm trọng có thể kéo dài hơn, lên tới 20 năm.
Melissa cùng cha trong ngày hội ngộ. Ảnh: NYP
Người dân địa phương đã kêu gọi Sở Cảnh sát Fort Worth cung cấp thêm nguồn lực xử lý các vụ án tương tự. Hiện chỉ có một cảnh sát chuyên trách đơn vị Các vụ án chưa có lời giải.
Bà Melissa đã tham dự cuộc tuần hành cùng với nhiều thành viên trong gia đình các nạn nhân. “Có rất nhiều vụ việc chưa được giải quyết đang nằm trên kệ cần được mở lại. Nhưng hiện không có đủ người để điều tra và không có đủ kinh phí”, bà Melissa nói với Star-Telegram.
Nhiều người tin rằng kinh phí là vấn đề đóng vai trò quan trọng trong các vụ án chưa được giải quyết ở Fort Worth.
“Chúng tôi đang làm việc cùng với cơ quan thực thi pháp luật để nâng cao nhận thức, gây quỹ giúp các nhân viên điều tra thực hiện xét nghiệm pháp y, giải quyết những vụ giết người chưa tìm ra thủ phạm. Chúng ta đã có công nghệ mới có thể thay đổi tình hình”, Jim Walker – một người dân tham gia tuần hành cho hay.
Ba người bị bắt cóc tại Papua New Guinea được trả tự do
Một phi công lái máy bay trực thăng người Australia và 2 nhà thầu địa phương bị bắt cóc tại vùng cao nguyên bất ổn của Papua New Guinea đã được trả tự do. Đây là thông báo của cảnh sát ngày 26/2.
Theo thông báo, 3 người bị bắt cóc gần núi Sisa, trung tâm tỉnh Hela, trong khi đang làm việc tại một tháp viễn thông xa xôi. Hiện cả 3 người đã được trả tự do, an toàn và không hề hấn gì.
Việc cảnh sát và quân đội truy lùng ráo riết nhóm vũ trang bắt cóc dường như khiến những kẻ tấn công từ bỏ yêu cầu đòi tiền chuộc và cho phép 3 người quay trở về chiếc máy bay trực thăng và bay đến nơi an toàn.
Cảnh sát cho biết lực lượng an ninh sẽ tiếp tục truy bắt những kẻ bắt cóc để đưa ra xét xử.
Thủ tướng Papua New Guinea, James Marape trước đó tuyên bố Chính phủ sẽ nghiêm trị những kẻ bắt cóc.
Vùng cao nguyên của Papua New Guinea trong những năm gần đây chứng kiến nhiều vụ bắt cóc và bạo lực bộ lạc làm hàng trăm người thiệt mạng. Vụ bắt cóc nói trên xảy ra tại cùng một tỉnh nơi mà cách đây gần một năm, một nhà khảo cổ học người Australia và hai chuyên gia nghiên cứu của Papua New Guinea cũng bị bắt cóc và giam giữ hơn 1 tuần cho đến khi khoản tiền chuộc được trả.
Bản án dành cho kẻ giả bị bắt cóc ở Campuchia để... 'câu view' Trong bối cảnh ngày càng có nhiều người nước ngoài tung tin giả để gây chú ý nhưng lại làm tổn hại đến danh tiếng của Campuchia, Thủ tướng Hun Manet mới đây đã tuyên bố không khoan nhượng và sẽ áp dụng hình phạt cứng rắn với những kẻ vi phạm. Chính quyền tỉnh Preah Sihanouk tổ chức họp báo giới thiệu...