Xét nghệ nhân: Tránh “sống lâu lên lão làng”
“Cần đặc biệt chú trọng xét tặng về năng lực sáng tạo và tài năng, không nên căn cứ vào tuổi tác, thời gian, để tránh tình trạng ’sống lâu lên lão làng’” – ĐBQH Phạm Thị Trung (Kon Tum) nói tại phiên Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, ngày 18/6.
Mười năm chưa xét một nghệ nhân nào
Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Minh (TP Hồ Chí Minh) cho biết, gần 10 năm Luật Thi đua, khen thưởng có danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú, nhưng chưa tổ chức xét và tôn vinh một nghệ nhân nào, nay lại tiếp tục sửa đổi và bổ sung.
Ông Minh đề nghị khi sửa đổi, bổ sung luật được thông qua và có hiệu lực cần phải được thực hiện ngay việc xét tặng các danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú. Theo ông Minh, dẫu chậm nhưng việc tôn vinh các nghệ nhân sẽ được xã hội đồng tình và đáp lại lòng mong đợi của từng nghệ nhân.
Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Thị Trung (Kon Tum) đề nghị sớm xét và trao danh hiệu này, đồng thời nghị định hướng dẫn cần tinh giản, phù hợp với đối tượng có tính đặc thù trên.
Đại biểu Trung nêu thực tế, Nghệ nhân dân gian là những người lao động, sáng tạo trong môi trường sinh hoạt cộng đồng, họ không tham gia đào tạo trường chính quy, cũng không thuộc biên chế tổ chức nhà nước. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng việc số hóa, lượng hóa thời gian làm nghề đối với Nghệ nhân dân gian là 25 năm, Nghệ nhân ưu tú là 20 năm giống như các danh hiệu nhà giáo, thày thuốc, nghệ sĩ… là thiếu thực tế.
“Nghệ nhân có đặc thù riêng, phần lớn họ được chân truyền và thực hành từ khi còn rất nhỏ, lấy gì để làm căn cứ thời gian hành nghề của họ? Trong khi đối với nhiều người đến năm sinh của mình còn không nhớ chính xác”, đại biểu Trung nói.
Ở lĩnh vực thủ công, mỹ nghệ, bà Trung cho rằng, hoạt động của nghệ nhân đồng thời cũng là một nghề mưu sinh. Tuy nhiên, có những lĩnh vực hoạt động của các nghệ nhân không thể xem là một nghề. Ví dụ việc hát kể sử thi Tây Nguyên, di sản văn hóa độc đáo vốn được gọi là sử thi sống. Việc diễn xướng sử thi của nghệ nhân chỉ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cao đẹp của cộng đồng, không có bất kỳ lợi nhuận hay thù lao nào. Vì thế, bà Trung đề nghị thay thuật ngữ “nghề” bằng thuật ngữ “lĩnh vực văn hóa phi vật thể” để đảm bảo bao quát các đối tượng nêu trong lĩnh vực.
Video đang HOT
Do vậy, đại biểu Trung cho rằng, cần đặc biệt chú trọng xét tặng về năng lực sáng tạo và tài năng. Không nên căn cứ vào tuổi tác, thời gian, để tránh tình trạng “sống lâu lên lão làng” hay bỏ lỡ cơ hội tôn vinh cần thiết.
Không nên viện dẫn các hội diễn
Đại biểu Trung nêu, dự thảo luật quy định “nghệ nhân là người tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong nước”; “Nghệ nhân ưu tú là người tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của địa phương”.
“Tôi thấy rằng, quy định như trên chưa thật sự thuyết phục”, Phạm Thị Trung nói.
Bởi với một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa như Việt Nam liệu có thể xác định được loại hình văn hóa nào ảnh hưởng chỉ trong phạm vi địa phương và loại hình văn hóa phi vật thể nào sẽ có phạm vi ảnh hưởng tầm quốc gia? Tính đặc thù và cả tính vùng của di sản rất cao, việc đánh giá một di sản văn hóa nào đặc biệt hơn di sản văn hóa khác cũng là điều không nên.
Theo đại biểu Phạm Thị Trung, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá thường là vai trò quản lý của nhà nước.
“Hơn nữa tiêu chí nào để xét nghệ nhân đó có tầm ảnh hưởng trong phạm vi cả nước hay địa phương? Không lẽ chúng ta lại viện dẫn đến các hội diễn cấp vùng, miền, toàn quốc vốn được tổ chức định kỳ”, bà Trung nói.
Đại biểu này đề nghị xem xét, tập trung vào các tiêu chí nổi bật như tài năng của nghệ nhân, thành tích trong bảo tồn và phát huy di sản và sự suy tôn của cộng đồng…
Không khen thưởng đại biểu Quốc hội Theo đại biểu Hồ Trọng Ngũ (Vĩnh Long), nguyện vọng được tuyên dương, khen thưởng của một số vị đại biểu Quốc hội là nguyện vọng chính đáng. Tuy nhiên, đại biểu Hồ Trọng Ngũ cho rằng khi được người dân bầu ra, đứng danh là một vị đại biểu Quốc hội, đấy là một danh dự. Cụ thể, đại biểu Ngũ cho rằng không còn danh vị nào có thể vinh danh hơn được. Vì thế, cho nên đặt vấn đề khen thưởng các vị đại biểu Quốc hội, ông Ngũ cho rằng “thấy rất phân vân”. Đánh giá thế nào giữa các vị đại biểu Quốc hội? Ông ngũ cho rằng, các vị đại biểu Quốc hội đều phải có trách nhiệm hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, không có lý do gì đại biểu A làm không tốt, đại biểu B làm tốt. Nếu đại biểu đã làm không tốt thì dân có quyền miễn nhiệm và miễn nhiệm đó là hình thức kỷ luật nặng nhất và cũng là một hình thức duy nhất đặt ra đối với vị đại biểu Quốc hội khi người dân thấy không xứng đáng.Bởi vậy, theo đại biểu này, không nên đặt vấn đề khen thưởng đại biểu Quốc hội.
Theo 24h
Điều ít biết về nghệ nhân "thúc đồng" đầu tiên tại Việt Nam
Ông là người đầu tiên ở Việt Nam nghĩ ra phương thúc đồng để làm tranh nghệ thuật, được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Tiếp tôi trong căn nhà tại ngõ 41 phố Đông Tác (Hà Nội), nghệ nhân Lê Văn Phú say sưa với những tác phẩm của mình. Tuy đã vào tuổi 71 nhưng nhìn ông vẫn rất khỏe mạnh, nhất là khi tâm sự về nghề thúc đồng, ánh mắt ông lại lấp lánh niềm hạnh phúc.
Nghệ nhân Lê Văn Phú bên tác phẩm của mình.
Tranh khó "nhái" của nghệ nhân tài hoa
Thúc đồng là một nghề mới ở Việt Nam, là sự kết hợp giữa hội họa và điêu khắc. Người thợ thúc đồng đòi hỏi tính kiên trì, bền bỉ và sức chịu đựng cao. Nghề thúc đồng nổi là sử dụng chạm, búa và nhiệt để thực hiện các thao tác nhằm thúc nổi từ mặt sau nguyên liệu, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật theo ý tưởng của nghệ nhân.
Nghệ nhân Lê Văn Phú sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề chạm vàng bạc. Năm 11 tuổi, ông đã "ngồi gõ bạc" cùng cha. Ông bảo, thời ấy chỉ có bạc thôi, chứ vàng ít người có. Tiếc là thời điểm đó cái nghề được cho là "xa xỉ" này không được phép tồn tại. Ông quay qua học vẽ tư với các họa sĩ Mạnh Quỳnh, Phạm Viết Song và thu nạp những kiến thức về hội họa từ họ.
Từ tranh cổ cho đến tranh hiện đại, qua ghi nhận của ông Phú đều là đề tài để cho ông thúc thành một dạng tác phẩm mới trên cái gốc vốn có của nó và không cái nào giống cái nào. Đây chính là cái tôi của người làm nghệ thuật. Vì vậy, những mẫu tranh của ông khó có người nhái lại được. Nhất là ở cách thúc "hàm ếch" tạo đổ nổi như đắp vào mặt phẳng chứ không nghĩ là được thúc từ mặt sau lên.
Nếu như thợ làm tranh đồng khác trước khi làm tranh thường dán mẫu lên đồng, đi công tua để tránh lạc chạm, dẫn đến mất lối khi thao tác thì ông Phú chỉ cần cho có hình hài rồi thực hiện thúc từ mặt trái trên đồng lá mỏng chỉ 4 "rem". Ông cho biết, tài năng của người thợ thúc đồng còn được thể hiện qua độ dày mỏng của lá đồng anh ta thúc. Nếu thúc đồng dày, từ 8 rem trở lên chẳng hạn, đường nét sẽ không sắc, các chi tiết dễ bị chùn, tròn làm "chết cứng" tác phẩm.
Sau 3 tháng bắt đầu làm nghề, vừa mày mò, vừa sáng tạo, ông đã cho ra đời bức tứ bình đầu tiên. Ông bảo, sau khi hoàn thành xong, chính ông cũng không tin vào mắt mình nữa. Vì những chi tiết trong bức tranh rất chuẩn xác, bố cục bức tranh hài hòa. Nhiều người xem tranh, không nghĩ là ông thúc nổi bức tranh từ đồng mà họ cho rằng ông gắn các chi tiết thành một bức tranh. Chính những thành công ban đầu trong nghề đã đem lại cho ông niềm đam mê với nghề thúc đồng nổi.
Đồ đơn giản, nghề tỉ mỉ
Ngắm những bức tranh của ông, người xem sẽ nghĩ, ông sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt để làm ra. Nhưng thật bất ngờ khi ông "khoe" tôi bộ đồ nghề rất "giản dị", gồm chủ yếu là bu lông, ốc vít, thậm chí là những cái đinh cũ đủ kích cỡ. Ông bảo, có lần đi tập thể dục buổi sáng, ông nhặt được cái cần gương xe máy, thế là đem về nhà làm dụng cụ "thúc" tranh. Trong bộ đồ nghề có một không hai này là những bu lông, ốc vít, đã "tòe hoa" dưới tay búa gần 30 năm kinh nghiệm, theo ông đi thúc đồng ở tất cả các triển lãm, hội chợ và thậm chí là xuất ngoại.
Có ba dòng tranh mà ông Phú đang theo đuổi, đó là tranh dân gian, tranh sáng tác và tranh dựa theo những họa tiết cổ. Ông bảo, từ khi hình thành ý tưởng để làm nên một bức tranh nào đó, ông đã phải rất cố gắng để tìm ra những chi tiết khác biệt, để tạo điểm nhấn.
Những làng nghề liên quan đến chất liệu đồng hiện nay như Đồng Xuân, Đại Bái đều phải dùng đinh để đóng cho các chi tiết trong tranh cố định. Nhưng ông không làm vậy, bởi một bức tranh đẹp là một bức tranh giữ được nguyên chi tiết tác phẩm, không bị những yếu tố bên ngoài tác động vào. Và hiện nay, bí quyết "gắn" tranh đồng vào nền chất liệu vẫn là "bí quyết nhà nghề" của ông.
Trong tất cả các khâu của quá trình thúc, điều quan trọng nhất để tạo nên tác phẩm như ý đó là cảm xúc và sự thăng hoa của tác giả trong mỗi lần xuống búa. Công đoạn đầu tiên, người nghệ nhân phải vẽ mẫu, mà phải vẽ bằng tay, để từng nét vẽ nhập vào hồn, vào máu của mình, sau đó can âm bản để lấy mặt trái của bức tranh và in lên miếng đồng. Lúc này, những kinh nghiệm của nghề kim hoàn được nghệ nhân Lê Văn Phú thực hiện qua từng nhát thúc từ mặt sau lên mặt trước miếng đồng. Tác phẩm nghệ thuật thúc đồng hình thành chính là kết quả của mối lương duyên đặc biệt của hội hoạ và chạm khắc kim hoàn.
Tôi hỏi ông vì sao không lên mạng internet hay dùng một hình thức nào đó để quảng bá cho các sản phẩm của mình, nghệ nhân Lê Văn Phú cho biết: "Nếu để kiếm tiền và làm giàu thì tôi đã không đi theo nghề này. Cái tâm của người nghệ nhân là làm sao cho tác phẩm của mình đẹp nhất, có "thần" nhất. Tôi không quảng cáo, vì cái nghề này làm theo cảm xúc. Giả sử nếu có khách hàng đặt mà đến thời gian ấy, tôi chưa giao được hàng thì sẽ mất uy tín. Mà nếu chạy đua theo thời gian để giao hàng thì tác phẩm sẽ không có hồn". Muốn thúc ra một tác phẩm đẹp, phải biết được tính nết của đồng, biết được nó cần bao nhiêu nhiệt, gõ như thế nào thì không thủng và làm phải rất nhanh để đạt được sự phóng khoáng trong cái tĩnh tuyệt đối, thậm chí là "lên đồng" với từng động tác của mình.
Cha truyền con nối Ông cười hiền từ cho tôi biết, hiện nay, người con trai tên Lê Hoàng Hiệp đang tiếp nối truyền thống của gia đình để tạo ra những bức tranh thúc đồng đặc biệt. Ông tâm sự: "Cũng may là cậu con trai của tôi cũng yêu thích nghề này và muốn tiếp nối nghề thúc đồng. Tôi thấy mình may mắn bởi nhiều gia đình có nghề truyền thống mà con cháu không muốn nối nghiệp cha. Hàng ngày, hai cha con vẫn cùâng nhau làm việc để tạo nên những tác phẩm thúc đồng mang bản sắc họ Lê". Theo NDT
Vụ PGĐ sở gây tai nạn: Kỷ luật một giám đốc Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Lâm Đồng vừa quyết định kỷ luật khiển trách đối với ông Trịnh Quang Ứng, Giám đốc Trung tâm đầu tư khai thác thủy lợi Lâm Đồng (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) vì đã sử dụng rượu bia trong giờ hành chính Ông Trịnh Quang Ứng là người uống rượu bia với ông Mai Nam Dương (Phó...