Xét đặc cách tốt nghiệp cho thí sinh đến thi muộn do bố qua đời đột ngột
Quá sốc khi nhận tin bố bất ngờ thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động, em Trương Thị Lan ngất lịm nên đã đến điểm thi môn Sinh học muộn hơn 45 phút. Hiện chính quyền địa phương đã hoàn thành các thủ tục để hội đồng thi làm hồ sơ đặc cách tốt nghiệp cho em.
Sự việc xảy ra vào chiều ngày 4/7 tại điểm thi trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), thí sinh Trương Thị Lan, học sinh Trường THPT Mai Thúc Loan chưa kịp bước vào môn thi cuối cùng thì nhận tin dữ: Bố em là Trương Quang Hướng (sinh năm 1975) trú tại xóm Yên Thọ, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã đột ngột tử vong do bị điện giật lúc đang đi làm.
Nghe tin bố mất, em Lan đã ngất xỉu vì phải chịu cú sốc quá lớn. Sau khi được người nhà và một số cán bộ tại điểm thi đã động viên, Lan được người nhà chở đến điểm thi lúc 15h30, thế nhưng vì đã muộn giờ thi 45 phút nên Hội đồng coi thi không thể cho Lan vào thi.
Đến muộn giờ thi, thí sinh Lan đã khóc nức nở. (Ảnh: Minh thư)
Không được dự thi nốt môn Sinh học, môn cuối của kỳ thi THPT quốc gia, em Lan đã ngồi sụp xuống trước cổng trường, ôm mặt khóc nức nở. Hình ảnh em Lan ôm mặt khóc trước cổng trường đã làm cho không ít những phụ huynh có mặt tại điểm thi xúc động và không ít người bày tỏ sự cảm thông tới em. Có một số người còn lên tiếng mong muốn em Lan được xét đặc cách tốt nghiệp.
Đau buồn trước sự ra đi đột ngột của người cha, lại đến điểm thi muộn, em Lan ngồi sụp xuống khóc trước cổng trường. (Ảnh: Minh Thư)
Khi PV liên lạc với thầy Nguyễn Hồng Cường – Trưởng điểm thi nơi thí sinh Lan thi tốt nghiệp, thầy Cường cho biết: “Hôm qua, thầy có nhận được đơn của em Lan xin được nghỉ thi vì bố mất. Thầy đã chủ động liên hệ đến gia đình động viên để cho em chiều 4/7 đến dự thi để đảm bảo quyền lợi thi và điểm thi cho em hơn, nhưng có lẽ em nhận được tin muộn nên đến điểm thi chiều nay quá giờ thi 45 phút. Hội đồng điểm thi không thể cho em dự thi được nữa.
“Bây giờ chỉ có cách duy nhất là Lan phải làm hồ sơ xin đặc cách có xác nhận của chính quyền địa phương. Sau đó nộp lên trường Mai Thúc Loan để gửi lên sở Giáo dục. Mọi thủ tục phải hoàn tất trong vòng 7 ngày tới”, thầy Cường cho biết thêm.
Sáng ngày 5/7, PV Dân trí có cuộc trao đổi với ông Phan Đình Hinh, Chủ tịch UBND xã Hộ Độ nơi gia đình em Lan sinh sống, ông Hinh cho biết: “Ông Trương Quang Hướng (47 tuổi, trú xóm Yên Thọ, xã Hộ Độ) trong lúc đi làm đã bị điện giật tử vong ở huyện Can Lộc, thi thể được đưa về nhà vào 20h tối 3/7. Do quá sốc với việc bố mất, em Lan đã đến điểm thi muộn giờ, hiện chính quyền địa phương đã nhanh chóng hoàn thành các thủ tục cho em Lan để Hội đồng thi làm hồ sơ đặc cách tốt nghiệp”.
Video đang HOT
Được biết thí sinh Lan đạt học lực khá, hạnh kiểm tốt trong những năm học tại Trường THPT Mai Thúc Loan.
Anh Tấn – Tiến Hiệp
Theo Dantri
"Ông trùm" Năm Cam và "thiên đường vĩnh hằng" dang dở
Tương truyền lúc còn sống, ông trùm Năm Cam đã mua sẵn một thửa đất rộng hàng ngàn mét vuông ở quận 9, TP.HCM để làm nơi an nghỉ sau khi chết. Đó sẽ là một "thiên đường vĩnh hằng" thật sự với vườn cây xanh mướt, ao cá, đền thờ...
Chùa Phước An trên đường Tôn Đản, Q.4, TP.CHM, một trong nhiều ngôi chùa được cho là nơi an nghỉ của ông trùm Năm Cam.
Thế nhưng, một loạt biến cố xảy đến liên tiếp khiến giấc mơ của ông trùm mãi mãi dang dở. Nơi an nghỉ cuối cùng của ông trùm khét tiếng đơn sơ hơn thế rất nhiều.
Phải rất vất vả, chúng tôi mới tiếp cận được với ông T., một người được xem là rất thân thiết với gia đinh Năm Cam trước đây. Tất cả những chuyện liên quan đến ông trùm và gia đình, ông đều rành rọt.
Ước nguyện dang dở
Nhắc đến ông trùm, ông T. vẫn thường gọi bằng "ông Năm" và cho biết đó là cách dân giang hồ, đàn anh đàn chị lâu nay vẫn dùng. Từ sau vụ trộm xác tử tù ở trường bắn Long Bình (Q.9, TP.HCM) và đặc biệt là sự gian truân trong việc chôn cất Châu Phát Lai Em ở nghĩa trang Gò Dưa, tung tích về nơi an nghỉ của ông trùm Năm Cam càng rơi vào bí ẩn.
Có rất nhiều thông tin về nơi an táng ông trùm. Có người nói ông được gửi vào chùa ở Bãi Trước (Vũng Tàu), có người lại nói ở Đồng Nai, thậm chí Tiền Giang...
Kể cả dân giang hồ hiện tại cũng không nhiều người biết được nơi Năm Cam an nghỉ thật sự. Chỉ có một điều chắc chắn: Xác ông trùm Trương Văn Năm đã được hỏa táng.
Dù không trực tiếp tham gia vào đám tang Năm Cam sau khi xác ông trùm được trộm ra khỏi trường bắn nhưng T. cho biết, theo lời anh em thân tín kể lại, xác ông trùm khi được đào lên đã nặng mùi.
Tuy nhiên, nghi lễ tẩm liệm lại vẫn được tiến hành đúng nghi thức. Ông trùm được rửa ráy, quấn lại bằng vải trắng trước khi mang đi hỏa thiêu.
Ông T. thoáng đanh mặt khi chúng tôi hỏi về nơi an nghỉ thật sự của Năm Cam. "Người cũng đã chết rồi. Chuyện cũng đã lâu. Mong muốn của gia đình là chỉ mong cho ông Năm thanh thản an nghỉ" - ông nói giọng buồn buồn.
Cũng như nhiều người khác, ông chỉ có thể tiết lộ là sau khi hỏa táng, cốt xác ông trùm đã được gửi vào chùa. Theo lời ông, nguyên tắc của người hiểu chuyện "ông Năm", dù biết cũng không thể nói ra nơi an nghỉ. Vì nhiều lý do, nhưng ngại nhất vẫn là vì sợ người ta tìm đến thăm viếng hoặc hiếu kỳ, làm kinh động người đã khuất.
Ông T. không ngần ngại chia sẻ rằng lúc còn ở đỉnh cao tiền bạc, đích thân ông trùm đã chọn mua một thửa đất rất lớn ở Q.9, TP.HCM để làm chỗ an nghỉ khi nằm xuống. Ông trùm đã mất nhiều tháng tìm tòi, nghiên cứu mới mua được chỗ như ý.
Mộ Châu Phát Lai Em khang trang ở nghĩa trang Gò Dưa.
Thế nhưng, một loạt biến cố xảy đến liên tiếp khiến giấc mơ của ông trùm mãi mãi dang dở. Nơi an nghỉ cuối cùng của ông trùm khét tiếng đơn sơ hơn thế rất nhiều.
Theo ông, đó là mảnh đất phong thủy đắc địa, có vườn cây, ao cá rộng rãi thoáng mát. Tuy nhiên, những biến động đến quá nhanh. Rồi bản án tử hình và vụ án trộm xác khiến người thân không thể thực hiện được ý nguyện của ông trùm lúc còn sống.
Sự bình lặng của hậu duệ
Chúng tôi lại tìm gặp D., một người thân khác với gia đình Năm Cam. D. Ngoài 40 tuổi, trước đây từng có thời gian dài làm việc ở vũ trường Phi Thuyền, nơi ông trùm Năm Cam thường hay lui tới sắp đặt các phi vụ làm ăn.
"Ông Năm rất hiền và dễ gần. Chỉ cần gặp nói chuyện một lần là quý mến ngay"-D. nói. Chuyện công việc của Năm Cam anh không hay biết nhưng vẻ ngoài ông rất gần gũi, tình cảm. "Ông Năm" ít khi to tiếng với người khác. Thậm chí khi tiếp xúc, không ai có thể tin đó là ông trùm giang hồ khét tiếng.
Theo lời D., ngoài việc lựa chọn nơi an nghỉ, lúc còn sống ông trùm Năm Cam cũng là một người... sùng đạo. Ông trùm thờ đạo Phật và cũng có đôi lần nhắc đến việc gửi tro cốt vào chùa sau khi qua đời.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những câu chuyện lúc trà dư tửu hậu. Bản thân ông cũng không ngờ cuộc đời mình kết thúc nhanh chóng và đau đớn như vậy.
Ông trùm Năm Cam.
Chúng tôi trình bày nguyện vọng được thăm viếng nơi an nghỉ của ông trùm Năm Cam và được D. hứa giúp. D. cho biết hiện tại, di ảnh ông trùm đang được thờ cúng tại căn nhà trên đường Trương Định (P.6, Q.3, TP.HCM).
Người lo việc thờ tự là Trương Hiền Bảo con trai của ông trùm với bà Phan Thị Trúc (Trúc mẫu hậu). Mỗi năm vào dịp cúng giỗ, họ hàng và người thân tình đều đến đó nhang khói tưởng nhớ ông trùm.
Chị gái của Trương Hiền Bảo là Trương Thị Lan hiện đang buôn bán nhỏ ở một khu chợ tại Q.1. "Người ngoài không biết thường đơm đặt nhiều chuyện về gia đình ông Năm. Chị Lan anh Bảo cũng hiền lành và dễ gần như người bình thường"-D. kể.
Mất rất nhiều thời gian D. mới đồng ý xin phép chủ nhân căn nhà cho chúng tôi được thăm viếng ông trùm. Tuy nhiên, giữa chừng tất cả đều đổi ý.
D. cũng từ chối cho tôi biết nơi gia đình gửi tro cốt của Năm Cam, chỉ tiết lộ đó là một ngôi chùa. "Chuyện ông Năm người ta nói quá nhiều. Gia đình họ chỉ muốn được yên ổn nên rất ngại tiếp xúc với người lạ" -D. nói.
Gần như việc giấu kín nơi an nghỉ của ông trùm là một "nguyên tắc" đối với dân anh chị. Như một sự cam kết nghĩa khí với ông trùm và hậu duệ.
Theo_Đời Sống Pháp Luật