Xếp trái tim cừu tưởng nhớ người dì quá cố
Không thể dự đám tang dì vì Covid-19, một nông dân ở New South Wales xếp hàng chục con cừu thành hình trái tim để bày tỏ lòng tiếc thương.
Video quay bằng máy bay không người lái cho thấy đàn cừu xếp hình trái tim trên cánh đồng ở Guyra, bang New South Wales, là cách bày tỏ tình cảm của Ben Jackson với dì Deb yêu quý và được chiếu tại lễ tang của bà ở thành phố Brisbane, bang Queensland tuần này.
Trang trại của Jackson cách đó hơn 430 km đang bị áp lệnh phong tỏa nên anh không thể tới dự lễ tang của dì Deb. “Tôi làm đi làm lại vài lần mới quay được những gì các bạn nhìn thấy”, Jackson nói hôm 26/8.
Đàn cừu tập hợp thành hình trái tim trên đồng cỏ ở Guyra, bang New South Wales. Video: Sky News
Anh bắt đầu thử nghiệm cách xếp hình đàn cừu để giảm căng thẳng và đơn điệu khi phải cho gia súc ăn bằng phương pháp thủ công trong đợt hạn hán khốc liệt tấn công Australia vào những tháng đầu đại dịch.
Jackson phát hiện nếu vừa đánh vần tên của những ban nhạc ưa thích vừa rải ngũ cốc từ phía sau xe tải xuống, đàn cừu sẽ tập hợp và tạo thành những hình nhất định trong vài phút. “Nó đã vực dậy tinh thần tôi trong đợt hạn hán”, Jackson nói.
“Trái tim là thứ tôi dành tặng dì, có vẻ nó đã gây được một chút ảnh hưởng khắp Australia”, anh bày tỏ, nhắc tới những phản hồi đầy cảm xúc trên mạng xã hội. “Có lẽ tất cả chúng ta chỉ cần tự tặng mình một cái ôm ảo thật lớn”.
Jackson cho hay anh thật may mắn khi trong trang trại vẫn còn ngũ cốc sau đợt hạn hán và nạn chuột tàn phá mùa màng năm ngoái. Anh tiếp tục bổ sung ngũ cốc vào chế độ ăn của cừu mẹ đang mang thai, giúp chúng cải thiện sức khỏe trước khi sinh con.
'Đèn xanh' cho New South Wales đón sinh viên quốc tế trở lại trường học
Bộ trưởng Giáo dục Australia Alan Tudge ngày 28/7 cho biết bộ này hoàn toàn ủng hộ kế hoạch của bang New South Wales đưa sinh viên quốc tế trở lại các trường đại học trên địa bàn bang sau khi địa phương này kiểm soát được dịch bệnh COVID-19.
Sinh viên tại trường đại học Sydney, Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Tudge nêu rõ thời điểm thực hiện kế hoạch giờ đây sẽ tùy thuộc vào quyết định của chính quyền bang.
Trước đó, đầu tháng 6 vừa qua, chính quyền bang New South Wales đã công bố kế hoạch thí điểm đón nhận sinh viên quốc tế quay trở lại học tập tại địa phương. Nếu được chính phủ liên bang chấp thuận, trong đợt thí điểm đầu tiên, hai tuần một lần, 250 sinh viên quốc tế sẽ được nhập cảnh bang New South Wale trên các chuyến bay đặc biệt do chính quyền bang bố trí.
Sau khi hạ cánh, toàn bộ sinh viên sẽ phải cách ly bắt buộc 14 ngày ở những khu vực cách ly tập trung dành riêng cho sinh viên quốc tế, dưới sự giám sát của lực lượng cảnh sát và y tế địa phương. Kế hoạch này dự kiến sẽ được mở rộng vào cuối năm, với số sinh viên nhập cảnh hai tuần một lần sẽ tăng lên 500. Các sinh viên sẽ trả tiền vé máy bay tới Australia trong khi các trường đại học sẽ thanh toán chi phí cách ly.
Tuy nhiên, đến đầu tháng 7, Thủ hiến bang New South Wales Gladys Berejiklian xác nhận chính quyền bang phải tạm hoãn kế hoạch trên cho đến khi kiểm soát được làn sóng dịch COVID-19 đang bùng phát và có thể dỡ bỏ lệnh phong tỏa khu vực Sydney.
Sau hơn một tháng áp dụng lệnh phong tỏa thành phố Sydney và một số khu vực lân cận nhưng số ca nhiễm COVID-19 mới vẫn gia tăng, ngày 28/7, chính quyền bang New South Wales đã gia hạn lệnh phong tỏa cho đến hết ngày 28/8. Một số chuyên gia y tế dự báo trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng còn thấp, chính quyền bang có thể sẽ còn phải duy trì các lệnh hạn chế phòng chống dịch cho đến tháng 10.
Trước bang New South Wales, chính phủ liên bang mới chỉ phê duyệt kế hoạch đón nhận sinh viên quốc tế của bang Nam Australia trong khi vẫn đang xem xét kế hoạch tương tự của bang Victoria.
Trong một diễn biến liên quan, công ty giáo dục quốc tế IDP Connect mới đây đã tiến hành khảo sát nhu cầu của 1.400 sinh viên quốc tế đã đăng ký hoặc đang theo học tại Australia. Kết quả khảo sát cho thấy 45% số sinh viên này đã được tiêm chủng đầy đủ, 91% sẵn sàng trải qua thời gian cách ly khi đến Australia và 50% sẵn sàng trả một phần chi phí cách ly.
Giám đốc IDP khu vực Australia và New Zealand, James Cauchy, cho biết những con số trên phản ánh mong muốn của sinh viên quốc tế muốn được theo học trực tiếp tại các trường đại học ở Australia. Ông Cauchy nhấn mạnh, Chính phủ Australia cần đánh giá lại các chính sách của mình và tìm ra các cách thức an toàn để đón nhận sinh viên quốc tế quay trở lại học tập.
Người Việt ở Australia mùa cách ly: Giấy vệ sinh hết, lương thực đầy Mặc dù lệnh phong tỏa khiến cuộc sống bị xáo trộn, một số người Việt cho rằng đây là biện pháp thiết yếu để giúp Australia vượt qua làn sóng Covid-19. Làn sóng dịch Covid-19 đang quét qua các bang đông dân nhất tại Australia. Tính đến ngày 14/7, nước này ghi nhận thêm 97 ca mắc, nâng tổng số trường hợp nhiễm...