Xẹp não, dọa tụt não vì viêm màng não mủ
Bệnh viện Nhi đồng TPHCM vừa tiếp nhận một trường hợp viêm màng não mủ nặng, mủ chèn ép toàn bộ khoang não.
Bệnh nhi đang hồi phục sau ca mổ
Bệnh nhi L.Q.H (13 tuổi, ngụ tại Đức Hòa, Long An) được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao liên tục, co gồng co giật toàn thân và méo miệng, tổn thương thần kinh mặt, tay chân yếu liệt nhưng qua thăm khám triệu chứng màng não lại không xác định được bệnh cảnh rõ ràng.
Cha của H. cho biết, trước khi nhập viện, em bị sốt, đau đầu 3 ngày nhưng vẫn đi học đều. Đến ngày thứ 4 em sốt cao, đau đầu nhiều, nôn ói, gồng cứng tay chân, gia đình đưa đến bệnh viện địa phương thì em đã lơ mơ, không tiếp xúc. Khi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, bệnh nhân đã vào hôn mê do phù não nặng.
Ngay lập tức, bệnh nhi được đặt ống giúp thở, chống phù não và chụp CT khẩn chẩn đoán. Khi siêu âm và chụp CT phát hiện có tụ mủ dưới màng cứng lượng nhiều, chèn ép não và đè xẹp não thất bên phải. Các bác sĩ hội chẩn ê kip Ngoại Thần kinh, ThS.BS Nguyễn Duy Khải quyết định mổ khẩn tháo rửa và dẫn lưu mủ cho em, đồng thời mở sọ giải áp vì phần não phù sẽ ép lên phần não lành khiến máu không thể lên nuôi não sẽ gây tổn thương não nhiều, nặng hơn.
Video đang HOT
Khi mổ, các bác sĩ “giật mình” khi thấy lớp mủ vàng dày đặc bao phủ khoang dưới màng cứng, lấp đầy và chèn ép mô não.
Sau phẫu thuật ổn định, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực tiếp tục tiến hành kiểm tra dịch màng não tủy, kết quả dịch não tủy của trẻ đã khá trong, protein tăng cao 4-5 lần ở trẻ bình thường, bạch cầu lấp đầy dịch não tủy…
Các bác sĩ nhận định đây là một ca bệnh cực kỳ nguy cấp bởi triệu chứng thần kinh khởi phát sớm và rầm rộ, nguy kịch, nguy cơ tử vong cao nếu không được xử trí kịp thời. Bé đã được sử dụng kháng sinh đặc biệt có thể thấm vào màng não với liều cao hơn so với bình thường, truyền tĩnh mạch dài ngày, theo dõi hậu phẫu thần kinh phức tạp sát sao, chụp phim CT kiểm tra sau mổ đầy đủ.
Sau gần hai tuần điều trị, được dẫn lưu mủ, vết mổ của bệnh nhi hoàn toàn ổn định. Em tỉnh táo, nhận biết được cha mẹ, tay chân yếu liệt dần hoạt động lại được và đang tập vật lý trị liệu và tiếp tục được điều trị, theo dõi tại Khoa Nhiễm.
An Nhiên
Theoo infonet
Hàng chục bé mắc viêm màng não nguy hiểm, hầu hết không tiêm phòng
Hiện tại, Khoa điều trị tích cực, trung tâm Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới của Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho gần 30 bệnh nhi mắc viêm não và viêm màng não. Hầu hết các bệnh nhi chưa được tiêm phòng vắc xin.
Một bệnh nhi viêm màng não đang được điều trị. Ảnh: T.Linh
Tại hội thảo khoa học "Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh viêm não màng não ở trẻ em" được tổ chức ngày 23-24.4, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, PGS.TS Trần Minh Điển- Phó Giám đốc BV Nhi TƯ cho hay mỗi năm, BV tiếp nhận 300- 500 ca viêm màng não.
"Hiện tại chúng tôi đang điều trị cho 30 bệnh nhi mắc viêm não và viêm màng não với nhiều mức độ và lứa tuổi khác nhau, di chứng nặng nề. Hầu hết các trẻ này đều được chuyển từ tuyến dưới lên trong tình trạng bệnh đã nặng và biến chứng thần kinh. Có những cháu mức độ tri giác còn tỉnh táo nhưng có những cháu không còn tỉnh táo nữa và bắt đầu có những di chứng về tinh thần, có những cháu hạn chế về vận động, thậm chí là tê liệt"- BS Điển nói.
Điển hình là bé Hà M.N, 3 tháng tuổi ở An Dương- Hải Phòng được chuyên đên BV Nhi TW từ ngày 4.3, sau 2 ngày điêu trị tại BV Sản Nhi Hải Phòng nhưng sốt cao liên tục không giảm.
Tại BV Nhi TW, các bác sỹ chẩn đoán em bị viêm màng não mủ đã biến chứng thần kinh. Sau hơn 1 tháng điêu trị, đên nay tình trạng của bé Ngọc đã tôt hơn. Tuy nhiên, bé vân tiêp tục được theo dõi.
Trường hợp thứ 2 là bênh nhân Ngô Văn Đức ở Thanh Hóa, 12 tuổi nhập BV Nhi TW trong tình trạng mất ý thức do bị viêm màng não. Sau 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã bắt đầu hồi phục ý thức, tuy nhiên, vẫn chưa thể vận động được. Hai gia đình bênh nhi đêu cho biết, cả 2 bé đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh.
Theo PGS Điển, trong một số bệnh viêm màng não do vi khuẩn như phế cầu, Haemophilus influenza... hoàn toàn có thể phòng được bằng các loại vắc xin. Riêng bệnh viêm não Nhật Bản B đã có vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, độ phủ khá tốt, tỉ lệ mắc giảm nhiều.
Ở giai đoạn những năm 1980- 1990, tỉ lệ có thể lên đến vài nghìn bệnh nhi trong một mùa dịch, nhưng hiện nay, BV chỉ còn tiếp nhận khoảng 50- 70 trường hợp trong một năm.
"Hầu hết các bệnh nhi mắc viêm màng não do vi khuẩn thì hầu hết các cháu đều chưa được tiêm phòng, hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ. Đối với nhóm viêm não do virus cũng vậy, với viêm não nhật bản B, sau mỗi 3 năm lại tiêm nhắc lại để đảm bảo có kháng thể tốt nhất"- BS Điển cảnh báo.
Nói về cách phục hồi di chứng của bệnh viêm màng não, BS Điển cho biết giai đoạn đầu sau điều trị các bác sĩ và điều dưỡng sẽ hướng dẫn cách phục hồi chức năng về tinh thần và về vận động cho các cháu. Tuy nhiên, quan trọng nhất là các bệnh nhi vẫn phải hồi phục tại cộng đồng, bố mẹ, người thân phải có kiến thức về phục hồi di chứng cho các cháu.
THÙY LINH
Theo Lao động
Con gái vật lộn gần như suýt chết vì mắc bệnh sởi, bà mẹ trẻ van nài các bậc cha mẹ khác đừng bao giờ quên làm điều này Suýt nữa phải chứng kiến cảnh con gái mình lìa xa cõi đời, người mẹ quyết định chụp lại những hình ảnh đáng sợ này để cảnh báo các bậc cha mẹ khác. Một người mẹ trẻ, cô Jilly Moss đã chia sẻ lại câu chuyện cô con gái bé bỏng của mình gần như đã suýt chết do căn bệnh sởi, và...