Xếp hàng từ sớm tinh mơ chờ từ biệt tướng Giáp sáng 7/10
Những người mong mỏi được một lần ghé thăm ngôi nhà và thắp hương từ biệt Đại tướng vẫn chưa chấm dứt khi ngay từ sáng sớm tinh mơ đã có mặt xếp hàng trước cổng chờ đến giờ mở cửa.
5h sáng, nhiều người đã đến trước cổng nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại 30 Hoàng Diệu (quận Ba Đình, Hà Nội) để chờ vào viếng.
Một số người dân sống gần đó trong khi đi tập thể dục buổi sáng cũng tranh thủ ghé ngang chắp tay từ biệt.
8h30 mới mở cửa cho đồng bào vào viếng nhưng từ 6h sáng hàng người đã xếp hàng kéo dài.
Đội tiêu binh giao ca lúc 6h10.
Một cụ ông đứng chắp tay vái vọng từ ngoài đường khá lâu.
6h30, trước cửa số nhà 30, 32 Hoàng Diệu đã đông nghịt người.
Bác Trần Đăng Thuyết, một cựu chiến binh tại Nam Định từng tham gia chiến đấu tại đoàn 125 (đoàn tàu không số) sáng sớm đã kịp có mặt. Bác cho biết: “Chiều hôm qua đến nhà Đại tướng nhưng hết giờ vào thăm, hôm nay phải tranh thủ có mặt ngay”.
Bé Nguyễn Nam, học sinh lớp 8 trường Chu Văn An (Hà Nội) ôm trên người bó hoa có mặt từ 6h sáng để chờ đến lượt vào viếng. Cũng như nhiều người khác, hôm qua bé Nam đến nhưng hết giờ vào thăm.
Bức tranh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp do một sinh viên trường ĐH Kiến trúc phác họa.
8h30 mới mở cửa, nhiều người cao tuổi xếp hàng mỏi chân nên phải ngồi xuống để nghỉ ngơi.
7h30, nắng đầu đông bắt đầu chiếu, nhiều người vẫn kiên trì đứng chờ.
Video đang HOT
Cựu chiến binh Nguyễn Kim Lợi đến từ Long Biên và bài thơ tự viết về tướng Giáp, bài thơ có đoạn: “Võ Nguyên Giáp cụ uy nghi/ Vĩnh biệt Cụ hãy nén ghì đau thương/ Giữa thế kỷ một chặng đường/ Gương hào kiệt cụ làm gương cho đời”.
8h, dòng người đã kéo dài qua đoạn đường Điện Biên Phủ.
ng Điện Biên Phủ. Những người cựu chiến binh trang trọng mang di ảnh Đại tướng đến 30 Hoàng Diệu. Hàng người vẫn liên tục được nối dài. Các cháu học sinh tiểu học được cô giáo dẫn vào từ biệt con người đã đi vào lịch sử dân tộc. Không ít người nước ngoài cũng bày tỏ niềm cảm phục trước vị danh tướng. Lê
Bài viết: http://news.zing.vn/Xep-hang-tu-mo-sang-cho-tu-biet-tuong-Giap-post358286.html#category
Nguồn Zing News
Những người cựu chiến binh trang trọng mang di ảnh Đại tướng đến 30 Hoàng Diệu.
Hàng người vẫn liên tục được nối dài.
Các cháu học sinh tiểu học được cô giáo dẫn vào từ biệt con người đã đi vào lịch sử dân tộc.
Không ít người nước ngoài cũng bày tỏ niềm cảm phục trước vị danh tướng.
Theo Tri thức
Những trăn trở Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi lại chúng ta
Lo vấn đề đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho ngành năng lượng nguyên tử; đổi mới giáo dục để tránh tụt hậu xa và cả câu chuyện về bauxite... là những điều mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp trăn trở trong những năm cuối đời.
Cả khi nằm trên giường bệnh ông vẫn dặn dò các thành viên Chính phủ: "Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai thác bô-xít Tây Nguyên". Những điều mà Đại tướng trăn trở đến bây giờ vẫn đậm tính thời sự.
Bauxite mong Quốc hội và Trung ương quyết định đúng đắn
Với chủ trương phát triển bauxite Tây Nguyên, Đại tướng đã nhiều lần gửi thư cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, đề nghị dừng các dự án bauxite.
Theo Đại tướng, chủ trương khai thác chế biến bauxite ở Tây Nguyên là một vấn đề hết sức hệ trọng.
Theo ông, nó "sẽ có tác động lớn đến môi trường sinh thái, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đến phát triển ổn định, bền vững của đất nước".
Đại tướng cho rằng nhiều vấn đề mà Bộ Chính trị nêu lên cho đến nay chưa được nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện đầy đủ.
Còn rất nhiều điều Đại tướng trăn trở mà hậu thế cần nỗ lực thực hiện
Trong dịp kỷ niệm ông tròn 100 tuổi, khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ đến chúc thọ. Ai cũng mong đại tướng giữ gìn sức khỏe, trí tuệ minh mẫn, trường thọ để tiếp tục có những ý kiến đóng góp quý giá cho Đảng và nhà nước.
Thủ tướng nói: "Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi gắn liền với tên tuổi đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đảng và nhà nước mãi ghi nhớ công lao đóng góp to lớn này cho sự nghiệp phát triển của dân tộc".
Đáp lại lời chúc, đại tướng Võ Nguyên Giáp vui vẻ nói: "Tôi sống ngày nào cũng là vì đất nước ngày đó. Mong Đảng, Chính phủ luôn ghi nhớ công lao của những chiến sĩ cách mạng. Có được đất nước như ngày hôm nay cũng là nhờ xương máu hy sinh của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa".
Khi đó, dù cũng rất yếu song vị tướng già lần lượt bắt tay từng thành viên Chính phủ và dặn dò: "Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai thác bô-xít Tây Nguyên. Đây là địa điểm chiến lược quan trọng của đất nước, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh không chỉ với Việt Nam mà cả với Đông Dương".
Năm điều nhắc ngành năng lượng hạt nhân
Vào dịp lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được khánh thành, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có bài nói chuyện về việc "Tiến lên chủ nghĩa khoa học và kỹ thuật năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình".
Theo đó bài phát biểu của Đại tướng đánh giá cao thành tựu xây dựng công trình lò phản ứng hạt nhân.
Đại tướng nói: "Trong thời gian 2 năm chúng ta đã hoàn thành việc khôi phục và mở rộng, về thực chất là xây dựng lại lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt với trình độ hiện đại, công suất được tăng thêm, với hệ thống bảo đảm kỹ thuật hiện đại, đáp ứng những tiêu chuẩn rất cao về bảo vệ phóng xạ đối với con người và môi trường.
Đây là một thành công lớn của sự hợp tác Việt Nam - Liên Xô, của cả một quá trình lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề Việt Nam với sự giúp đỡ hết lòng của các chuyên gia Liên Xô và sự hỗ trợ của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế.
Thay mặt hội đồng bộ trưởng, tôi khen ngợi Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên và nhân viên, các đảng viên và đoàn viên phân viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, khen ngợi toàn thể cán bộ và công nhân xí nghiệp số 1 và xí nghiệp thi công cơ giới thuộc Cty xây dựng số 14 Bộ xây dựng, đã nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, đoàn kết phối hợp vượt qua mọi khó khăn ban đầu, hoàn thành đúng thời hạn một công trình trọng điểm đòi hỏi kỹ thuật cao, đảm bảo về cơ bản các yêu cầu đề ra về chất lượng"....
Đại tướng cho rằng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt tuy quy mô còn nhỏ nhưng có ý nghĩa và triển vọng lớn, không những nó tạo điều kiện ứng dụng rộng rãi năng lượng nguyên tử phục vụ những yêu cầu trước mắt của một số ngành kinh tế mà quan trọng hơn là cơ sở đầu tiên không thể thiếu cho phép đội ngũ khoa học và kỹ thuật của ta tiến lên từng bức làm chủ khoa học và kỹ thuật nguyên tử, đưa những khả năng to lớn của năng lượng nguyên tử phục vụ mục tiêu hòa bình xây dựng nền kinh tế quốc dân của chúng ta.
Tuy nhiên Đại tướng cũng nhận định lĩnh vực này Việt Nam đã đi chậm khá nhiều, vì vậy không thể thỏa mãn với những thành tựu đã đạt được mà phải nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, nghiên cứu hăng say, lao động sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, tranh thủ thời gian tiến lên những bước mới.
Nhân đây, Đại tướng đưa ra 5 điều nhắn nhủ:
Một là: Lò phản ứng hạt nhân là một thiết bị hiện đại và phức tạp, cho nên cần theo dõi chặt chẽ những vấn đề khoa học và kỹ thuật của lò để kịp thời giải quyết.
Chúng ta lại vừa học vừa làm nên cần nghiêm túc học tập các chuyên gia Liên Xô, tiến lên nắm vững và làm chủ kỹ thuật vận hành và điều khiển lò phản ứng. Coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ vận hành theo lò, chuẩn bị tiềm lực cho các bước phát triển tiếp theo.
Một yêu cầu bức thiết là phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm, cộng tác chặt chẽ với các chuyên gia Liên Xô để tổ chức vận hành tốt, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Hai là: Cần có một kế hoạch khai thác và sử dụng lò phản ứng đạt hiệu quả cao.
Kinh nghiệm của các nước là sau khi lò phản ứng hoạt động một số năm người ta mới có thể khai thác hết công suất của lò.
Tuy nhiên, nếu chúng ta có kế hoạch cụ thể, nếu mỗi phòng thí nghiệm của Viện đều có phương hướng triển khai việc ứng dụng vào các ngành kinh tế quốc dân, vào các địa phương thì thời gian có thể rút ngắn.
Hiện nay, trong khuôn khổ chương trình ứng dụng năng lượng nguyên tử (chương trình 50- 01) các đồng chí đã đạt được một số kết quả.
Cần xây dựng và mở rộng sự hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ sở sản xuất cùng nhau giải quyết các điều kiện cần thiết nhằm đưa năng lượng nguyên tử ứng dụng rộng rãi vào các ngành y tế, nông nghiệp, công nghiệp, địa chất... Viện cần có các hình thức thích hợp như phổ biến những khả năng ứng dụng năng lượng nguyên tử vào các ngành kinh tế quốc dân, mở các hội nghị chuyên đề, giúp đào tạo cán bộ... để các ngành, các địa phương có thể tự mình tổ chức việc ứng dụng.
Ba là: Tiếp tục và nhanh chóng hoàn thiện công trình, tích cực chuẩn bị một kế hoạch mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết. Chúng ta đã có lò phản ứng hiện đại nhưng các cơ sở thí nghiệm còn nghèo nàn và chưa phải là đã có trình độ hiện đại; thư viện và thông tin khoa học kỹ thuật cũng chưa đáp ứng yêu cầu của một trung tâm khoa học hiện đại.
Cần khẩn trương chuẩn bị kế hoạch xây dựng cơ bản cho kế hoạch 5 năm 1986-1990 nhằm tạo cho viện một cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn chỉnh với quy mô thích hợp và có đủ trình độ và năng lực để nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật nguyên tử một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế quốc gia.
Nhà nước sẽ tiếp tục coi công trình Đà Lạt là một công trình trọng điểm cả về xây dựng cơ bản cũng như về các mặt bảo đảm khác.
Bốn là: Phải hết sức chăm lo đào tạo và xậy dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho Viện nói riêng và cho ngành năng lượng nguyên tử nói chung. Điều kiện thuận lợi của Đà Lạt là bên cạnh viện nghiên cứu hạt nhân, một cơ sở nghiên cứu hiện đại, có trường đại học với các chuyên ngành phù hợp. Viện nghiên cứu hạt nhân và Trường đại học Đà Lạt cần kết hợp chặt chẽ với nhau trong công tác đào tạo cán bộ khoa học và kỹ thuật, xây dựng một mô hình tốt về kết hợp giữ nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ, giữa viện và trường.
Vấn đề đào tạo cán bộ là một vấn đề lớn có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nguyên tử và là nhiệm vụ quan trọng của Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp và của các viện nghiên cứu có liên quan. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu khoa học có liên quan trong cả nước, kết hợp chặt việc đào tạo ở trong nước với việc đào tạo ở nước ngoài nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ cân đối và đồng bộ.
Năm là: Phải hết sức đến công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Nhờ sự giúp đỡ và hợp tác của Liên Xô chúng ta đã cải tạo lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và đưa vào hoạt động.
Giáo dục đang tụt hậu xa hơn nhiều so với nhiều nước
Ngày 6/9/2007, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có bài viết: "Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà". Trong bài viết hơn 4.000 từ này, có nhiều vấn đề đã từng đặt ra từ trước tới nay; đồng thời nêu 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm "triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo đã được đề cập.
Đại tướng khẳng định, Đảng ta đã xác định rất đúng đắn: Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Tuy nhiên, cho đến nay, nền giáo dục và đào tạo của nước nhà vẫn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập, từ việc xác định quan điểm và mục tiêu giáo dục đào tạo, xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp, đội ngũ thầy giáo, hệ thống tổ chức cho đến công tác quản lý.
Chất lượng giáo dục và đào tạo ở cả phổ thông và đại học đều thấp. Nội dung chương trình quá tải, sách giáo khoa có nhiều mặt lạc hậu; cách dạy và học nặng về nhồi nhét kiến thức một cách thụ động, thiếu kết hợp học với hành, giáo dục và đào tạo với thực tiễn kinh tế, sản xuất và đời sống.
Học sinh, sinh viên kém năng lực chủ động, sáng tạo, kém khả năng thực hành, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước trong tình hình mới. Hiện tượng mua bằng cấp, gian lận trong thi cử, bệnh chạy theo thành tích còn phổ biến.
Đại tướng cũng nói thẳng, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sáng kiến tiến hành cuộc vận động "hai không", kết quả bước đầu cho thấy, sự yếu kém về chất lượng giáo dục và đào tạo đã bộc lộ một cách rất đáng lo ngại. Sự bất cập thể hiện ở cả ba phương diện: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.
"Nhìn chung, hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta đang tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Thực trạng này đã sớm được phát hiện. Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết và chủ trương đúng đắn mà chưa được thực hiện nghiêm túc. Mấy năm qua, chúng ta đã trăn trở tìm tòi cách giải quyết, nhưng tình hình chuyển biến rất chậm.
Cho đến nay, vẫn còn những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau chưa được đưa ra trao đổi, bàn bạc để tìm ra phương sách chấn chỉnh có hiệu quả. Sự yếu kém, bất cập kéo dài của hệ thống giáo dục và đào tạo đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội", Đại tướng viết.
Đại tướng nhắc: Cần đổi mới tư duy về quan điểm và mục tiêu giáo dục và đào tạo, từ đó mà đổi mới chương trình, nội dung, phương châm, phương pháp giáo dục, đổi mới hệ thống tổ chức, công tác quản lý và hệ thống chính sách nhằm hiện đại hóa nền giáo dục của nước ta phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và xu hướng phát triển chung của thời đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển và hiện đại hóa đất nước ta trong tình hình mới.
Ngành giáo dục và đào tạo phải đổi mới tư duy và có quyết tâm cao đối với công cuộc đổi mới nền giáo dục. Trước mắt, cần rà soát lại các chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo được đề ra trong các nghị quyết của Đảng, trong luật và chiến lược giáo dục của Nhà nước để xác định một kế hoạch, một lộ trình đổi mới nền giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2020 với yêu cầu nâng cao một bước rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo.
Để triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo, Đại tướng nhấn mạnh 6 điểm mà ngành giáo dục cần phải thực hiện ngay.
Một là: cần tổ chức lại và kiện toàn Hội đồng giáo dục quốc gia cho ngang tầm với nhiệm vụ. Đây là hội đồng khoa học, chủ yếu làm nhiệm vụ tư vấn cho Trung ương, Quốc hội và Chính phủ trong việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo ở tầm vĩ mô.
Hội đồng phải tập hợp được các nhà giáo dục và khoa học có tâm huyết, những chuyên gia giỏi, am hiểu hình hình giáo dục trong nước và thế giới, có uy tín, phần lớn không phụ trách chức vụ quản lý, kể cả những người đã nghỉ hưu nhưng có năng lực, có kinh nghiệm và còn sức làm việc. Chủ tịch Hội đồng nên là một nhà khoa học giáo dục có uy tín phụ trách.
Hội đồng có quy chế làm việc chặt chẽ, bảo đảm thực sự dân chủ, tôn trọng những ý kiến khác nhau, cùng nhau thảo luận đi đến kết luận và đưa ra kiến nghị với Đảng và Nhà nước.
Hai là, tổ chức nghiên cứu rà soát lại hệ thống chương trình giáo dục và sách giáo khoa.
Ba là, cần nghiên cứu tổ chức hệ thống giáo dục quốc dân cho hợp lý. Sớm chấm dứt tình trạng "vừa thừa vừa thiếu cả thầy lẫn thợ".
Bốn là, cần triển khai tích cực công tác phát hiện, tuyển chọn nhân tài, tổ chức đào tạo trong nước và ngoài nước để sớm có một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, bồi dưỡng thành đội ngũ giảng viên đại học, đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng của cấp đại học. Nâng cao chất lượng cấp đại học là cơ sở để nâng cao chất lượng cấp trung học phổ thông và dạy nghề.
Năm là, cần tăng thích đáng đầu tư, và quan trọng hơn, cần quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Mức đầu tư phải tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo đi trước, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mấy năm qua, mức đầu tư cho giáo dục và đào tạo (tính theo % GDP và % ngân sách nhà nước) đã tăng đáng kể.
Sáu, nền giáo dục của ta là nền giáo dục của dân, vì dân, do dân. Dân chủ và công bằng là tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, trước hết phải được thể hiện trong giáo dục và y tế, hai lĩnh vực trực tiếp bồi dưỡng con người. Bác Hồ mong muốn "ai cũng được học hành". Vì vậy, xu hướng đúng đắn là phải tiến tới bỏ học phí. Nhiều nước tư bản cũng đã bỏ học phí ở cấp phổ thông, có nước bỏ học phí ở cấp đại học.
Nên nghiên cứu vận dụng cơ chế khuyến khích cạnh tranh dạy tốt, học tốt, nhưng không nên phát triển tư nhân hóa trường công, phát triển xu hướng thương mại hóa giáo dục, coi nhà trường là tổ chức kinh doanh để thu lợi nhuận dưới danh nghĩa "xã hội hóa giáo dục", không đúng với tinh thần chủ trương của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng nền giáo dục của nhân dân, vì nhân dân.
Theo Đất Việt
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những chính khách quốc tế Không chỉ nổi tiếng về tài "cầm binh", Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp còn tỏ ra là một người giỏi về ngoại giao. Suốt cuộc đời của mình, Đại tướng đã nhiều lần khiến cho các chính khách nước ngoài khâm phục về tài ứng xử thông minh, nhanh nhạy... Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng Tư...