Xếp hàng từ nửa đêm để mua “Giết con chim nhại” phần 2
Những người từng yêu thích tiểu thuyết “Giết con chim nhại” tiếp tục thể hiện sự cuồng nhiệt trước phần 2 tiểu thuyết này có tên “Go set a watchman”. Họ xếp hàng từ nửa đêm ngày 13/7 (giờ địa phương) để chờ đợi đến giờ bán.
Theo như thông báo từ các nhà xuất bản, Go set a watchman xuất bản chính thức ngày 14/7. Người hâm mộ tập trung tại các cửa hiệu sách lớn ở Anh từ nửa đêm và xếp hàng chờ đợi được sở hữu tác phẩm gây sốt này.
Rõ ràng, tên tuổi của nhà văn Harper Lee và sức nóng của Giết con chim nhại vẫn chưa dừng lại dẫu đã 55 năm trôi qua. Ngay từ khi Go set a watchman được giới thiệu trên truyền thông, tác phẩm này không ngừng gây sốt, được chờ đợi, bàn luận trên các diễn đàn văn học, trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter.
Mới đây, Amazon. com thông báo rằng Go set a watchman trở thành tác phẩm được đặt trước nhiều nhất kể từ sau cuốn cuối cùng của loạt tiểu thuyết Harry Potter. Số lượng đặt trước tác phẩm này lên đến 2 triệu bản. Đó mới chỉ là thống kê của Amazon. com, chưa kể các nhà sách nhỏ lẻ khác. Nội dung của Go set a watchman tập trung vào Scout Finch lúc này đã là một phụ nữ trưởng thành, trở về quê hương Alabama. Được biết, phần thứ hai này được viết trước Giết con chim nhại.
Dù được nhiều độc giả háo hức nhưng Go set a watchman lại nhận ý kiến trái chiều từ các nhà phê bình. Một số độc giả lo ngại phần 2 khó có thể lặp lại thành công lớn từ phần 1 và sẽ khiến những ai yêu mến tác phẩm đầu tiên của Harper Lee thất vọng.
Tiểu thuyết Giết con chim nhại xuất bản vào năm 1960, chiến thắng giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1961 và nổi tiếng khắp thế giới. Câu chuyện kể về cô bé Scout Finch, 6 tuổi, sống với anh trai Jem và người cha Atticus – một luật sư tuổi trung niên ở Maycomb, tiểu bang Alabama – miền Nam nước Mỹ. Luật sư Atticus Finch được chỉ định để bào chữa một người da đen tên là Tom Robinson, bị buộc tội cưỡng hiếp một cô gái da trắng tên là Mayella Ewell và ông đã bào chữa tận tình.
Video đang HOT
Atticus Finch chứng minh Tom vô tội nhưng bồi thẩm đoàn toàn người da trắng vẫn kết tội anh và Tom bị bắn chết khi cố chạy trốn khỏi nhà tù… Sau khi tạo tiếng vang lớn, Giết con chim nhại được chuyển thể sang phim.
Theo M.Khuê
Người Lao Động / BBC,Daily Mail
"Trong văn có sử"- cuộc tranh luận về chuyện văn - sử bất phân
Trong khuôn khổ những ngày Hội sách, ngày 20.4 vừa qua, tại thư viện Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Trong văn có sử - sự giao thoa của cái nhìn về quá khứ".
Tọa đàm của các diễn giả xoay quanh vấn đề về chủ đề hai mảng sách nghiên cứu lịch sử và văn học khai thác đề tài lịch sử gần đây được tái bản nhiều và được độc giả quan tâm.
Tọa đàm diễn ra trong không khí hào hứng và sôi nổi
Tham dự buổi tọa đàm gồm các diễn giả là các nhà văn, nhà phê bình, nhà nghiên cứu nổi tiếng như nhà văn Trần Chiến (tác giả Cậu ấm; Gót Thị Màu, đầu Châu Long), nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến ( tác giả Me Tư Hồng), nhà nghiên cứu Hán Nôm và lịch sử Trần Trọng Dương và MC là nhà phê bình Mai Anh Tuấn (Khoa Viết văn - Báo chí ĐH Văn Hóa).
Hai cuốn tiểu thuyết Me Tư Hồng và Cậu Ấm được đông đảo bạn đọc quan tâm.
Buổi tọa đàm đã đưa ra đánh giá chung nhất về các bộ biên khảo sử và tác phẩm văn học trung đại "nệ" sử, sự cần thiết của việc in lại các tác phẩm hay nổi tiếng như Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú, Kiến văn tiểu lục, Đại Việt thông sử - Lê Quý Đôn, Lĩnh Nam chích quái - Trần Thế Pháp, Nam Hải dị nhân - Phan Kế Bính..., các sách khảo cứu về truyền thuyết và thần thoại của Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh. Thông qua đây, khán giả có thể nhìn nhận lại về cách độc sử xưa của người hôm nay dưới nhiều hình thức.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến giao lưu tại tọa đàm.
Bên cạnh đó, tọa đàm còn là nơi giao lưu, chia sẻ và là cuộc trò chuyện với hai nhà văn Trần Chiến ( tác giả Cậu Ấm) và Nguyễn Ngọc Tiến (tác giả của Me Tư Hồng) về quá trình chọn lựa đề tài, chủ đề, các thao tác tìm sử liệu như thế nào để tạo nên câu chuyện văn chương và cách nhìn lịch sử hôm nay hướng đến những gợi mở .
Bàn về vấn đề "trong văn có sử" ở hai tác phẩm "Cậu Ấm" và "Me Tư Hồng", PGS.TS Lưu Khánh Thơ, Trưởng Ban biên tập và Trị sự, Tạp chí Nghiên cứu Văn học - Viện Văn học Việt Nam cho rằng: Trong tác phẩm "Cậu Ấm", nhà văn Trần Chiến mặc dù sử dụng những nhân vật hư cấu nhưng đã tái hiện lại được một cách rõ nét không khí lịch sử thời bấy giờ. Lịch sử dường như đóng vai trò làm cảm hứng cho tác giả.
PGS.TS Lưu Khánh Thơ, Trưởng Ban biên tập và Trị sự, Tạp chí Nghiên cứu Văn học - Viện Văn học Việt Nam.
Trái ngược lại với "Cậu Ấm", tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến "Me Tư Hồng" lại sử dụng hoàn toàn nhân vật của lịch sử. Nhân vật Tư Hồng được xem là một trong những nhân vật huyền thoại của xứ An Nam của giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đồng thời, Me Tư Hồng cũng là cách gọi khá bất ngờ của Nguyễn Ngọc Tiến khi viết về nhân vật này, bởi thường thì người ta biết đến nhân vật này với cái tên Tư Hồng. Đây đúng nghĩa là nhân vật của tiểu thuyết, tiểu thuyết hóa đi một nhân vật lịch sử.
Sau hơn hai tiếng đồng hồ trò chuyện, nhà phê bình Mai Anh Tuấn chia sẻ: "Đây chính là những câu chuyện "trong văn có sử", lịch sử chính là nguồn cảm hứng dồi dào cho các tác giả.
Đó là những cảm hứng khi suy nghĩ về quá khứ, dùng quá khứ như một cái nhìn về hiện tại và là một mạch chính của văn học đương đại. Quá khứ không bao giờ ngủ yêu và cũng không bao giờ mất đi, chúng ta đều mang theo quá khứ bên mình. Chính quá khứ giúp chúng ta nhìn nhận thức được về hiện tại và sống sao cho thích đáng hơn"
Theo_Dân việt
Những phát ngôn bất hủ của nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu Ông Lý Quang Diệu, người sáng lập đất nước Singapore hiện đại, nổi tiếng với tài hùng biện, diễn thuyết đi vào lòng người, để lại nhiều phát ngôn ấn tượng. Ông Lý Quang Diệu nổi tiếng là người giỏi hùng biện và cứng rắn trong lãnh đạo (Ảnh: AP) Về nghệ thuật quản trị "Sự đàn áp chỉ có thể tới một...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Phản ứng của Nga khi Ấn Độ - Pakistan leo thang xung đột

Hé lộ đề xuất lập vùng phi quân sự của Ukraine

So sánh sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan năm 2025: Ai vượt trội hơn?

3 Hồng y gốc Á là ứng viên tiềm năng kế nhiệm Giáo hoàng Francis

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công Houthi

Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà

Ấn Độ tiêu diệt hơn 70 phần tử vũ trang trong chiến dịch không kích trả đũa Pakistan

Lãnh đạo CIA ca ngợi Bitcoin

Ukraine liên tiếp tập kích Moskva, Điện Kremlin tuyên bố về lệnh ngừng bắn từ đêm 7/5

Hải quân Mỹ mất thêm một chiến đấu cơ trên Biển Đỏ vì cùng một lý do

Thủ tướng Ấn Độ hoãn ba chuyến công du nước ngoài giữa căng thẳng với Pakistan
Có thể bạn quan tâm

Sự ảo diệu của Purple Launcher khi kết hợp với Lineage2M
Mọt game
06:56:10 08/05/2025
Diễn viên Thái Hòa phim "Khi đàn chim trở về" bị liệt nửa người vì tai biến
Sao việt
06:32:38 08/05/2025
Hết Trấn Thành tới Lý Hải đuối sức: Khi các ông hoàng đã hết chiêu
Hậu trường phim
06:29:59 08/05/2025
Nam sinh 10 năm được bạn cõng đi học tốt nghiệp ĐH Bách Khoa loại Giỏi: "Hiếu sẽ cùng bố mẹ mình có mặt ở lễ trao bằng"
Netizen
06:26:36 08/05/2025
SOOBIN bị fan Sơn Tùng chê "thi Chông Gai mới hết flop" chỉ vì chiếc túi xách 300 triệu
Nhạc việt
06:26:34 08/05/2025
Giữa tin chia tay bạn gái "phim giả tình thật", mỹ nam thanh xuân bị bắt gặp sánh đôi cùng phụ nữ lạ
Sao châu á
06:22:32 08/05/2025
Hóa ra loại củ này không chỉ để nấu canh mà còn có thể biến tấu ra món ngon siêu hạng
Ẩm thực
06:14:51 08/05/2025
Hồi sinh hơi thở tự nhiên cho hai phụ nữ nhờ ghép phổi từ người chết não
Sức khỏe
06:00:59 08/05/2025
Phim 18+ Hàn Quốc bị cả châu Á lên án: Nữ chính đóng cảnh nóng thật, kém nam chính 53 tuổi mới sốc
Phim châu á
05:55:12 08/05/2025
Mỹ nhân gây tiếc nuối nhất Baeksang: Body như tạc tượng, gương mặt đẹp nhất thế giới không cứu nổi sự nghiệp lận đận
Nhạc quốc tế
05:52:49 08/05/2025