Xếp hạng toàn bộ vai cameo của Stan Lee trong các bộ phim cộp mác Marvel
Mỗi khi phim mới của Marvel ra mắt, mọi fan cứng đều chờ đợi đó vai diễn cameo của huyền thoại giới truyện tranh Stan Lee. Một vài vai diễn đã mang lại những bất ngờ thú vị trong khi một số khác lại gây khá nhiều thất vọng. Sau đây là danh sách toàn bộ các vai cameo của Stan Lee được xếp hạng từ nhàm chán cho đến đỉnh cao.
Stan Lee – cha đẻ của nhiều nhân vật Marvel (Nguồn: The Wrap)
34. Deadpool 2 (2018)
(Nguồn: The Wrap)
Xếp cuối cùng trong danh sách là vai cameo rất dễ bị bỏ lỡ trong Deadpool 2của Stan Lee, ông không thật sự xuất hiện trong phim bằng xương bằng thịt mà chỉ là một bức tranh vẽ tường rất khó nhìn ra và xuất hiện chỉ trong giây lát.
33. Spider-Man 2 (2004)
Lại một vai diễn thoáng qua nữa của Stan Lee. Trong cuộc chiến đầu tiên giữa Spidey và Doc Ock, ông đã có đủ thời gian để kéo một người phụ nữ ra khỏi chỗ nguy hiểm.
32. Spider-Man (2002)
Tương tự ở đây, Stan Lee cũng xuất hiện thoáng qua trong một cảnh giao chiến. Có thể, vì cảnh quay này có trước khi các vai diễn cameo của Stan Lee trở thành một phần quan trọng trong việc trải nghiệm phim của Marvel.
31. Người Sắt 3 (2013)
Bạn có thể thấy Stan Lee trong vài giây ngắn ngủi với vai vị giám khảo trong một cuộc thi sắc đẹp. So với các vai cameo khác của Lee, vai diễn này khá là đáng quên.
30. X-Men: The Last Stand (2006)
Lee xuất hiện trong một cảnh flashback, nơi mà Jean Grey thể hiện các siêu năng lực. Lại là một trong những vai diễn đáng quên nhưng ít nhất lần này các fan có đủ thời gian để nhận diện nhân vật mà họ đang thấy.
29. X-Men (2000)
Đây là bộ phim Marvel đầu tiên có sự xuất hiện của Stan Lee và với đúng nghĩa một easter egg cho các fan tinh mắt. Có thể bắt gặp Lee trong vài giây với vai người bán hot dog bên bãi biển, nhưng ông không phải là tâm điểm của cảnh quay như các phim sau này.
28. Daredevil (2003)
Tại đây các vai cameo đã bắt đầu có sự tiến bộ. Lee được Matthew Murdock trẻ tuổi ngăn khỏi việc bị xe đụng, đánh dấu lần đầu tiên Lee được sử dụng để tấu hài trong phim của Marvel.
27. Người Sắt 2 (2010)
Một vai diễn thoáng qua nữa nhưng nó được xếp hạng cao hơn vì Stan Lee thể hiện vai Larry King với đầy đủ kính và dây cạp quần.
26. Fantastic Four (2005)
Bộ phim đầu tiên mà Stan Lee nói chuyện với nhân vật mà ông tạo ra khi vào vai một người đưa thư chào hỏi thân thiện với Reed Richards. Ngoài ra thì chẳng có gì đặc biệt về vai diễn này nhưng nó cũng thể hiện xu hướng tập trung nhiều hơn vào các vai cameo này.
25. Doctor Strange: Phù Thủy Tối Thượng (2016)
Vai cameo này cho thấy Stan Lee đang đọc tác phẩm The Doors of Perceptioncủa Aldus Huxley và chẳng hề hay biết những biến cố đang xảy ra ngay bên ngoài xe buýt mà ông đang ngồi.
24. X-Men: Cuộc Chiến Chống Apocalypse (2016)
Lee xuất hiện cùng vợ Joan Lee, với vai đôi vợ chồng ngước nhìn các đầu đạn hạn nhân được phóng lên. May mắn là chúng trở nên vô dụng ngoài không gian. Đó cũng là lần xuất hiện cuối cùng của Joan trên phim trước khi bà qua đời vào năm 2017.
23. Captain America: Kẻ Báo Thù Đầu Tiên (2011)
Một vài phim trong Vũ trụ điện ảnh Marvel sử dụng hình ảnh của Lee làm kết thúc cho một cảnh quay hài hước. Tại đây, Lee đóng vai một sĩ quan quân đội tại buổi họp báo tại Nhà Trắng mà Cap đã không đến tham dự.
22. Thor (2011)
Lại một cảnh hài hước khác mà trong đó Lee cố gắng nhấc chiếc búa của Thor khỏi mặt đất bằng xe tải.
21. Captain America: Chiến Binh Mùa Đông (2014)
Lee đóng vai bác bảo vệ tại viện bảo tàng nơi mà bộ đồ của Captain America được trưng bày. Và thật không may cho Stan, Steve Rodger cần lấy lại bộ đồ đó.
20. Người Nhện: Trở Về Nhà (2017)
Lee trở lại New York và cùng với bà con trong xóm nhắc nhở, khiển trách Spidey vì hành vi gây rối trật tự trong lúc hành hiệp.
19. Người Kiến (2015)
Trong câu chuyện gây xoắn não của Luis, Lee xuất hiện dưới vai một người pha chế. Thật thú vị và bất ngờ khi nghe giọng của Michael Pena phát ra từ miệng của Stan Lee.
18. Người Sắt (2008)
Cùng thời điểm Iron Man ra mắt, Marvel đã biết được các fan của họ đang mong chờ một vai cameo của Stan Lee, nên họ đã để ông vào vai ông trùm Playboy Hugh Hefner với áo khoác sang trọng và phụ nữ đẹp vây quanh.
17. Biệt Đội Siêu Anh Hùng (2012)
Lần này hơi thiên vị một chút. Vai cameo thực sự của Lee được dùng đến trong phim đáng lí ra phải được xếp hạng rất thấp trong danh sách này. Nhưng vai cameo còn lại bị cắt bỏ ra khỏi phim thì lại quá hài hước để bị bỏ qua trong danh sách này. Trong khi Cap đang vật lộn với cuộc sống ở thế kỷ 21 thì Lee xuất hiện và làm anh thức tỉnh.
16. Avengers: Cuộc Chiến Vô Cực (2018)
Lee trở lại New York và hoàn toàn chẳng ấn tượng hay sợ sệt gì Thanos và đám lâu la của hắn trong vai cameo này. Có khả năng là Lee đang đóng chính vai cameo mà ông từng đóng trong Spider-Man: Homecoming.
15. Thor 2: Thế Giới Bóng Tối (2013)
Tội nghiệp tiến sĩ Selvig. Sau khi bị Mind Stone tẩy não trong The Avengers, ông phải vào viện tâm thần và tại đây ông đã sử dụng giày của Stan Lee để diễn thuyết về sự hội tụ.
14. Vệ Binh Giải Ngân Hà (2014)
Việc thấy con Gấu Mèo Rocket trong bộ phim bom tấn đã đủ thấy yếu tố siêu thực rồi. Còn kì dị hơn khi mà nó được lồng tiếng bởi ngôi sao hạng A như Bradley Cooper. Nhưng kì dị nhất vẫn là khi Rocket hỏi thăm Stan Lee từ xa. “Vợ ông đâu hả lão già sống dai?”
13. Deadpool (2016)
Bộ phim tục tĩu nhất của Marvel xứng đáng với một vai cameo tục tĩu nhất của Stan Lee. Nếu bạn cảm thấy lạ khi ông đóng vai DJ trong một câu lạc bộ thoát y, hãy nhớ rằng ông chính là tác giả của chương trình truyền hình người lớn Stripperella.
12. Fantastic Four: Rise of the Silver Surfer (2007)
Trong lần hiếm hoi được thủ vai chính mình, Stan Lee đến tham dự đám cưới của 2 nhân vật chính và bị tay bảo vệ đa nghi mời ra ngoài kể cả khi ông đã xưng danh là Stan Lee.
11. Người Nhện Siêu Đẳng 2 (2014)
Trong lễ tốt nghiệp của Gwen và Peter, Lee phát hiện ra Spider-Man đang thay áo mũ cử nhân. “Tôi nghĩ là tôi biết anh ta”, ông thốt lên.
10. Chiến Binh Báo Đen (2018)
Trong Black Panther ông đã nắm lấy cơ hội rất nhanh khi vơ hết tiền thắng cược của T’Challa sau khi vị vua này bỏ đi, đến đặc vụ Everett Ross cũng phải ngán ngẩm.
9. Người Kiến và Chiến Binh Ong (2018)
(Nguồn: The Wrap)
Lee trở lại với một vai diễn ngây ngô trong Ant-Man and The Wasp, khi xe của ông bị thu nhỏ trong cuộc hỗn chiến của Ant-Man. “Chà mấy cái xe đời 60 cũng vui đấy nhưng mà giờ tôi phải trả tiền cho chúng.” Lee than thở trong khi tay vẫn đang cầm chìa khóa xe.
8. Captain America: Nội Chiến Siêu Anh Hùng (2016)
Thế mạnh của bộ phim là cân bằng giữa hài kịch và chính kịch. Ở cuối bộ phim, Tony và Rhodey đang có những khoảnh khắc đầy cảm xúc thì Lee xuất hiện và cải thiện bầu không khí với vai một người đưa thư đang đi tìm Tony Stark.
7. Người Khổng Lồ Xanh (2008)
Lần này Stan Lee đóng vai một người tiêu dùng đen đủi khi bị nhiễm độc phóng xạ gamma sau khi uống phải nước soda bị ô nhiễm.
6. Người Nhện Siêu Đẳng (2012)
Trong 2 bộ phim Spider-Man trước đó ta đều thấy Stan Lee vật lộn trong những cảnh nguy hiểm, trong bản reboot của Andrew Garfield này thì ông lại tỏ ra khá là bình thản.
5. Thor: Tận Thế Ragnarok (2017)
Lee xuất hiện với vai trò một thợ cắt tóc trên hành tinh Sakaar, mong muốn được tỉa tót mái đầu của Thor. Lee nói, “Ngồi yên, đôi tay của ta không còn được vững chãi như trước đâu.”
4. Vệ Binh Giải Ngân Hà 2 (2017)
Có vẻ như điều mà các fan Marvel nghi ngờ bấy lâu nay đã được xác nhận. Stan Lee xuất hiện cùng các Watchers, một nhóm các thực thể vũ trụ có khả năng nhìn thấy mọi thứ, họ thường quan sát các dạng sống thông minh trong vũ trụ. Các fan cho rằng Stan Lee xuất hiện trong tất cả các bộ phim vì bản thân ông chính là một Watcher.
3. Hulk (2003)
Vai diễn này không phải là một trích đoạn hài hước nhưng lại là easter egg đỉnh nhất trong bất kì bộ phim Marvel nào. Anh chàng bảo vệ mà Lee đang nói chuyện cùng không ai khác chính là Lou Ferrigno, người đóng vai Hulk trong phim truyền hình đầu tiên về nhân vật này.
2. Avengers: Đế Chế Ultron (2015)
Chắc là chẳng có vai cameo nào của Stan hài hơn vai này. Như Lee miêu tả, rượu của người Asgard còn mạnh hơn cả búa của Thor.
1. Spider-Man 3 (2007)
Spider-Man 3 có thể đã gây tranh cãi trong nội bộ người hâm mộ Marvel, nhưng vai cameo này của Stan Lee khi mà ông mỉm cười với Peter Parker đã tạo nên một khoảnh khắc vô cùng ấm áp, một cuộc gặp mặt giữa một biểu tượng của giới truyện tranh với tác giả của chính mình.
Theo moveek.com
"Di sản" 12 nhân vật truyện tranh nổi tiếng được sáng tạo bởi "cha đẻ" Marvel Stan Lee
Hầu hết các nhân vật Marvel đang "làm mưa làm gió" trên màn ảnh rộng hiện nay đều do Stan Lee sáng tạo.
Đối với các fan Marvel nói riêng và người hâm mộ truyện tranh nói chung, Stan Lee như một tượng đài bởi sự cống hiến không ngừng nghỉ. Cùng với cộng sự là Jack Kirby, ông đã sáng tạo ra hầu hết các nhân vật siêu anh hùng nổi tiếng bậc nhất màn ảnh rộng hiện tại. Không có ông thì chúng ta đã chẳng có MCU (Vũ trụ Điện ảnh Marvel) hay X-Men như ngày nay.
1. Fantastic Four
Là sản phẩm đầu tiên Stan Lee kết hợp cùng Jack Kirby, Fantastic Four nhanh chóng mang đến thành công cho Marvel. Trình làng với Fantastic Four #1 (1961), hai tác giả đã phá vỡ nguyên mẫu siêu anh hùng truyền thống với bộ tứ nhân vật không hoàn hảo, luôn tranh cãi với nhau và trưởng thành từ những sai lầm.
Sau thành công của Fantastic Four, Stan Lee và Jack Kirby tiếp tục được giao nhiệm vụ tạo ra một loạt siêu anh hùng mới cho Kỷ nguyên Bạc của truyện tranh. Cho tới hiện này, thương hiệu này đã cho ra mắt 4 loạt phim truyền hình, 4 phần phim điện ảnh cùng 5 đầu truyện khác nhau.
2. Daredevil
Nhân vật được Stan Lee sáng tạo cùng họa sĩ Bill Everett trong Daredevil #1 (1964). Đây là siêu anh hùng khuyết tật đầu tiên có tựa truyện riêng và nhanh chóng trở nên nổi tiếng ngay từ thời điểm ban đầu. Không những thế, Stan Lee còn tạo ra kẻ thù truyền kiếp của Daredevil là Kingpin - gã ác nhân từng đối đầu với nhiều siêu anh hùng Marvel khác tại New York.
Ông là tác giả duy nhất của loạt truyện cho đến tập 50 rồi giao lại cho học trò Roy Thomas. Hiện Daredevil là một trong những series được đánh giá cao nhất của đài Netflix sau phần phim cùng tên không mấy thành công năm 2003.
3. Scarlet Witch và Quicksilver
Trong những ngày mới ra mắt, Scarlet Witch và Quicksilver là kẻ thù của nhóm X-Men thuộc Brotherhood of Evil Mutants. Sau khi Magneto bị Stranger bắt, họ cho rằng đã trả xong món nợ và quyết định về phe của Avengers. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng ý định của Stan Lee là để cho cặp sinh đôi "bá đạo" trên làm siêu anh hùng ngay từ lúc bắt đầu.
Hiện nay, Scarlett Witch là một trong những nhân vật quan trọng nhất Marvel. Sực mạnh thay đổi thực tại của cô nàng khiến hầu hết các dị nhân mất đi sức mạnh, dẫn đến hàng loạt sự kiện như Decimation, Deadly Genesis, Onslaught và Civil War. Trong MCU, cô nàng (Elizabeth Olsen) cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến Captain America: Civil War (2016).
4. Inhumans
Được Stan Lee và Jack Kirby giới thiệu trong Fantastic Four # 45 (1965), Inhumans dường như chỉ là cái bóng của các nhân vật Marvel khác. Họ chỉ có một đầu truyện duy nhất kéo dài 12 tập vào năm 1977. Sau đó, Inhumans bị lãng quên cho đến khi Paul Jenkins và Jae Lee đưa họ trở lại trong Inhumans Vol. 2, kéo dài 12 tập từ 1998 tới 1999.
Từ đó, Inhumans xuất hiện thường xuyên hơn cho đến khi trở thành nhân tố chính trong sự kiện Infinity năm 2013, tạo ra hàng ngàn Inhumans mới trên Trái đất. Trong MCU, chủng tộc này được giới vào mùa 2 của Agents of S.H.I.E.L.D nhằm thay thế cho X-Men vốn vẫn thuộc về hãng Fox.
5. Black Panther
Xuất hiện trong Fantastic Four #52 (1966), Black Panther là siêu anh hùng da màu đầu tiên trong lịch sử truyện tranh chính thống của Mỹ. Anh là một trong những người thông minh, giàu có và nguy hiểm nhất vũ trụ Marvel.
Sau màn ra mắt thành công, nhân vật góp mặt trong nhiều đầu truyện khác nhau trước khi có series riêng mang tên Jungle Action # 5. Hiện nay, Black Panther (2018) với nam chính Chadwick Boseman là một trong những bộ phim thành công nhất MCU với doanh thu trên 1 tỷ USD cùng cơ hội cạnh tranh tại Oscar 2018.
6. Doctor Strange
Doctor Strange được tạo ra bởi Stan Lee và Steve Ditko vào năm 1963 nhằm tăng thêm màu sắc thần bí cho Marvel. Được truyền cảm hứng từ chương trình phát thành Chandu the Magician những năm 1930, Stan Lee phát triển phong cách phép thuật của nhân vật cùng những câu thần chú như Eye of Agamotto hay Hoary Hosts of Hoggoth.
Dù khó mà so về độ nổi tiếng với Iron Man hay Spider-Man nhưng Doctor Strange (2016) đã thu về 677 triệu USD trên toàn thế giới. Hiện, anh (Benedict Cumberbatch) chính là nút thắt quan trọng của MCU khi nhìn thấy trước 14.000.605 kết quả của Avengers 4.
7. Ant-Man
Stan Lee đã tạo ra Ant-Man với em trai Larry Leiber và Jack Kirby trong tập truyện Tales to Astonish #27 (1962). Trong nguyên tác, tiến sĩ Hank Pym là khoa học gia sáng tạo ra bộ trang phục Ant-Man cùng công nghệ hạt Pym giúp thay đổi kích thước người mặc. Ant-Man cũng chính là thành viên sáng lập nên nhóm Avengers.
Trong MCU, Ant-Man hiện tại là Scott Lang (Paul Rudd) vốn được Hank Pym (Michael Douglas) truyền lại bộ trang phục. Sau Ant-Man and the Wasp (2018), người hâm mộ cho rằng anh sẽ đưa Tony Stark (Robert Downey Jr.) trở về quá khứ thông qua Lượng tử Giới.
8. The Hulk
Stan Lee đã tạo ra Hulk cùng Steve Ditko trong loạt truyện riêng mang tên The Incredible Hulk (1962), nhưng lại bị hủy chỉ sau 6 tập. Tuy nhiên, Stan Lee thích nhân vật này đến mức Hulk bắt đầu xuất hiện thường xuyên trong Tales to Astonish cho đến khi loạt truyện này đổi tên thành The Incredible Hulk từ tập 102. Stan Lee đã tuyên bố rằng nhân vật được lấy cảm hứng từ sự kết hợp giữa Frankenstein với Dr. Jekyll và Mr. Hyde.
The Incredible Hulk là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của Marvel trong nhiều năm, với loạt phim truyền hình kéo dài suốt 5 mùa cùng 3 phần phim ăn theo. Trong MCU, Hulk (Mark Ruffalo) cũng là thành viên sáng lập Avengers giống với nguyên tác.
9. Thor
Sau thành công vang dội với Hulk, Stan Lee muốn xây dựng một nhân vật "mạnh hơn kẻ mạnh nhất". Cách duy nhất để làm được điều đó là tạo ra một vị thần. Vì độc giả đã quá quen thuộc với thần thoại Hy Lạp nên ông nghiên cứu truyền thuyết Bắc Âu. Từ đó, Stan Lee, Larry Leiber và Jack Kirby cho ra mắt Thor trong Journey into Mystery #83 (1962).
Bộ ba phim Thor của tài tử Chris Hemsworth đã mang về gần 2 tỷ USD cho MCU. Trong Avengers: Infinity War vừa qua, anh là nhân vật duy nhất gây tổn thương nghiêm trọng cho Thanos (Josh Brolin) bằng cây rìu Stormbreaker.
10. Iron Man
Ý tưởng ban đầu của Stan Lee là dùng Iron Man để khai thác chủ đề Chiến tranh Lạnh. Nhân vật đại diện cho sức mạnh công nghệ và kinh tế Hoa Kỳ. Sau đó, Người Sắt được dùng để khám phá nhiều chủ đề hiện đại hơn như tội phạm có tổ chức hoặc khủng bố.
Là kẻ tiên phong với Iron Man (2008), Tony Stark vẫn là nhân vật có tầm ảnh hưởng bậc nhất MCU cho tới thời điểm hiện tại. Robert Downey Jr. là diễn viên có lượng người hâm mộ cũng như cát xê đứng trong top đầu thế giới suốt nhiều năm liền.
11. X-Men
X-Men là một trong những nhóm siêu anh hùng có lượng fan đông đảo nhất thế giới. Sau thành công của Hulk, Spider-Man và Fantastic Four, Stan Lee muốn tạo ra nhóm siêu anh hùng mới nhưng không muốn giải thích nhiều về nguồn gốc siêu năng lực. Từ đó, ông nảy ra ý tưởng về những Dị nhân bị đột biến gene từ khi mới ra đời. Nhóm ban đầu chỉ có Giáo sư X, Cyclops, Jean Grey, Beast, Angel và Iceman. Danh sách này nhanh chóng tăng lên với hàng trăm nhân vật và được chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau.
Stan Lee thích sử dụng truyện tranh như một cách để thể hiện quan điểm riêng về các vấn đề xã hội. Và X-Men là cách ông nói đến nạn phân biệt chủng tộc và thành kiến trong xã hội chúng ta. Họ là những kẻ bị cho là khác người và luôn phải sống trong sự sợ hãi và nghi ngờ. X-Men của Fox vẫn đang là một trong những thương hiệu điện ảnh ăn khách bậc nhất màn ảnh rộng.
12. Spider-Man
Spider-Man là nhân vật truyện tranh thành công và thu lợi nhất lịch sử. Anh chàng luôn được độc giả yêu thích kể từ lần đầu xuất hiện trong Amazing Fantasy #15 (1962). Ngày nay, thương hiệu Spider-Man mang về đều đặn 1 tỷ USD/năm cho Marvel nhờ vào doanh số bán truyện tranh, phim điện ảnh, truyền hình, trò chơi điện tử, đồ chơi và quần áo.
Với lượng độc giả truyện tranh ngày một trẻ hóa, Stan Lee muốn tạo ra một nhân vật gần gũi với thanh thiếu niên. Sau khi thấy một con nhện bò trên tường, ông nảy ra ý định về một siêu anh hùng độc đáo chưa từng có từ trước tới nay.
Ban đầu, nhà xuất bản của Marvel, Martin Goodman do dự khi cho ra mắt Spider-Man. Tuy nhiên, vì Amazing Fantasy đã được lên kế hoạch hủy sau tập 15 nên ông đồng ý cho nhân vật một cơ hội. Amazing Spider-Man ra đời ngay sau đó và trở thành đầu truyện bán chạy nhất Marvel.
Theo helino.vn
10 sự thật thú vị ít người biết về ông trùm của những siêu anh hùng Qua đời ở tuổi 95, Stan Lee trở thành cái tên lớn trong lòng người hâm mộ. Nhìn lại quá trình làm việc, không ít câu chuyện hài hước, thú vị của ông được tiết lộ. 20 lần xuất hiện ấn tượng của cha đẻ các siêu anh hùng Marvel Việc Stan Lee đóng vai khách mời trong phim của Marvel là món...