Xếp hạng siêu giàu 2015: Trung Quốc thống lĩnh, Nga rớt hạng
Gần như một nửa tỷ phú đô la trong danh sách Hurun Global Rich 2015 là người Trung Quốc và Mỹ. Ấn Độ vượt Nga để vươn lên vị trí thứ 3.
Tạp chí Hurun của Trung Quốc đăng tải bảng xếp hạng thường niên của những tỷ phú với tổng thảy 2.089 người giàu nhất trên thế giới.
Trung Quốc với 537 và Mỹ có 430. Ấn Độ có 97 người siêu giàu vượt Nga với con số 93. 10 tỷ phú người Nga năm ngoái đã rớt khỏi bảng danh sách 2015. Tài sản của 60% tỷ phú người Nga giảm do nền kinh tế trì trệ, đồng ruble mất giá và giá dầu xuống dốc trên thế giới.
Các tỷ phú Nga trong bảng xếp hạng là Vladimir Yevtushenkov – ông chủ của Sistema và chủ tịch của Lukoil, Vagit Alekperov. Tài sản họ giảm 77% và 73% tương ứng.
Trong khi số lượng các tỷ phú trên thế giới tăng 222 người lên 2.089, tổng tài sản của họ giảm 1.5% xuống 6.7 nghìn tỷ đô. Tuổi trung bình của các tỷ phú là 64, giống năm ngoái.
Thị trường chứng khoán ở Trung Quốc tăng điểm nâng con số tỷ phú ở nước này lên 72 người, nhiều trong số đó thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo hãng thông tấn Reuters, báo cáo Hurun chỉ ra thị trường bất động sản, công nghiệp sản xuất và công nghệ thông tin là các ngành chủ yếu tạo ra nhiều của cải vật chất nhất. Tổng tài sản của các tỷ phú Trung Quốc là 1.2 nghìn đô.
Video đang HOT
Bill Gates tiếp tục là người giàu nhất hành tinh
Bill Gates đồng sáng lập tập đoàn công nghệ Microsoft tiếp tục là người giàu nhất hành tinh trong danh sách Hurun với tổng tài sản 85 tỷ đô
Trong khi đó, người đứng đầu công nghiệp năng lượng mặt trời ở Trung Quốc Li Hejun đã vượt CEO của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Jack Ma để trở thành người giàu nhất nước với tài sản 26 tỷ đô.
Tài sản của người sáng lập và chủ tịch tập đoàn Hanergy Holding đã tăng ba lần kể từ năm ngoái. Hiện tại ông đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc và vị trí xếp hạng trên thế giới của ông đã tăng 108 bậc vươn lên vị trí thứ 28.
Li-Hejun giàu nhất Trung Quốc
Người sáng lập Alibaba mất 1.4 tỷ đô trong một ngày sau khi lợi nhuận công ty bị giảm mạnh. Tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới này cũng phải chịu áp lực với các nhà chức trách Trung Quốc về vấn đề buôn bán đồ giả. Ông Ma đã bị vượt mặt bới đại gia bất động sản Wang Jianlin – ông chủ tập đoàn Wanda.
Theo Minh Khôi
Pháp luật TPHCM
Chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm Mỹ vào tháng 9
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ đầu tiên vào tháng 9 năm nay, sau khi ông nhận lời mời do đích thân Tổng thống Barack Obama đưa ra trong cuộc điện đàm hôm 10/2.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) đến Mỹ gặp không chính thức với Tổng thống Obama (phải) hồi tháng 6/2013. (Ảnh: AFP)
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung trong cuộc điện đàm hôm 10/2 đã nhất trí về các bước chuẩn bị cần thiết để đảm bảo thành công cho chuyến thăm.
Theo New York Times, Tổng thống Obama và chủ tịch Tập ngày 10/2 cũng đã thảo luận nhiều vấn đề bất đồng giữa hai nước, trong đó có cải cách thị trường và an ninh mạng.
Chuyến thăm sắp tới sẽ là lần thứ 3 ông Tập đến Mỹ, hồi tháng 6/2013, ông Obama từng tiếp đón ông Tập tại California trong một cuộc gặp không chính thức. Cuộc gặp sắp tới sẽ là lần đầu tiên ông Tập đến gặp Tổng thống đương nhiệm của Mỹ trên cương vị người đứng đầu nhà nước Trung Quốc.
Chuyến thăm này được đánh giá là có tầm quan trọng lớn đối với Washington và Bắc Kinh trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang nỗ lực hợp tác và thu hẹp những khác biệt, bất đồng.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice ngày 6/2 cho biết chính quyền Mỹ đã chính thức mời lãnh đạo Trung, Nhật đến thăm theo nghi thức cấp nhà nước. Bà cho hay động thái này nhằm tăng cường chính sách "xoay trục sang châu Á" của Tổng thống Obama.
Bà Rice bổ sung rằng Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng sẽ tới thăm Mỹ trong năm nay.
Ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Obama đã đề ra chính sách "xoay trục sang châu Á", hay còn gọi là "tái cân bằng", rút quân và các nguồn lực khác ra khỏi cuộc chiến tại Trung Đông và chuyển hướng sang châu Á.
Tuy nhiên, chính quyền Obama dường như đã "lơ là" với châu Á do chịu tác động của nội chiến ở Syria, xung đột Ukraine hay khủng hoảng kinh tế tại châu Âu. Kế hoạch mời lãnh đạo nhiều nước châu Á nêu trên được cho là một động thái nhằm đưa chính sách "xoay trục" của Tổng thống Mỹ về đúng quỹ đạo.
Thoa Phạm
Theo Dantri/New York Times
Thái Lan khẳng định tiếp tục duy trì thiết quân luật Theo Bộ tư lệnh lục quân Thái Lan, nước này vẫn trong tình trạng nhạy cảm, cần có cơ sở pháp lý đặc biệt để tiếp cận các đối tượng nghi vấn phạm pháp. Quân đội tại các chốt kiểm soát trên đường phố Thái Lan hồi tháng 5/2014 (ảnh: AP) Hôm (12/2), báo chí Thái Lan dẫn lời đại tá Winthai, người...