Xếp hàng mua cần sa trước lệnh đóng cửa
Những người hút cần sa xếp hàng dài ngoài các tiệm cafe sau khi chính phủ ra lệnh đóng cửa những tụ điểm này để ngăn chặn Covid-19.
Các tiệm cafe cần sa là loại hình giải trí rất nổi tiếng của Hà Lan, tương tự các nhà thổ ở khu đèn đỏ của thủ đô Amsterdam. Tuy nhiên, chính phủ nước này hôm 15/3 ra lệnh đóng cửa tất cả tiệm cafe cần sa và nhà thổ từ 18h, trước mối lo ngại Covid-19 đang lan rộng ở châu Âu.
Hàng chục khách hàng đã vội vàng đổ đến các tiệm cafe trước thời hạn trên để mua cần sa vì lo ngại lệnh phong tỏa có thể kéo dài nhiều tuần.
“Có thể hai tháng tới, chúng tôi không mua được cần sa, vì thế tốt hơn cả là nên trữ một ít ở nhà”, Jonathan, một khách hàng, cho biết khi xếp hàng trước quán cafe The Point ở thành phố The Hague. “Bạn tôi vừa gọi cho tôi cách đây 5 phút, anh ấy xem họp báo, đúng là bạn tốt”.
Dòng người xếp hàng trước một tiệm cần sa ở thành phố The Hague, Hà Lan hôm 15/3. Ảnh: AFP
Hàng người đông lên chỉ ít phút sau khi các Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Giáo dục Hà Lan tổ chức họp báo trên truyền hình, tuyên bố đóng cửa các trường học, quán bar, nhà hàng và nhiều tụ điểm kinh doanh khác. Các bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy người dân xếp hàng ngoài các tiệm cafe từ Amsterdam đến thành phố lịch sử Utrecht.
Những ngày trước đó, các siêu thị Hà Lan chật kín người vơ vét giấy vệ sinh và mỳ ống. Tuy nhiên, với lệnh đóng cửa vừa được ban bố, những tiệm cafe cần sa trở thành ưu tiên mới.
Các nhân viên phải lập quầy thanh toán bằng tiền mặt và thẻ riêng khi khách hàng vội vã đặt những loại cần sa có tên kỳ quặc như “Bác sĩ”, “Bong bóng”, “Sương mù tím”.
“Tôi mua một ít cần sa vì có thể sẽ ở nhà khá lâu”, Hannah, một phụ nữ người Ireland, xếp hàng ở The Hague, nói. “Tôi đã xem cuộc họp báo với bạn cùng phòng, sau đó lao đi mua cần sa và thấy khoảng 30 người đang xếp hàng, mọi người cũng đang lái xe đến đây”.
Những dòng người cũng nối dài ở thành phố Roermond, gần biên giới với Đức, giữa lo ngại chính phủ Đức sẽ đóng biên giới với Hà Lan sau khi thắt chặt kiểm soát những người đến từ Pháp, Áo, Thụy Sĩ, Luxemburg và Đan Mạch từ hôm 16/3.
Video đang HOT
Về mặt kỹ thuật, Hà Lan xem việc sở hữu cần sa là bất hợp pháp. Tuy nhiên, từ năm 1976, nước này cho phép sở hữu dưới 5 gram theo chính sách “khoan dung”. Việc xếp hàng mua cần sa diễn ra bất chấp Bộ trưởng Y tế Hà Lan Bruno Bruins “khẩn thiết kêu gọi” người dân không đổ xô tích trữ đồ vì đây là việc không cần thiết.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte hôm nay sẽ có bài phát biểu trên truyền hình về Covid-19, khi nước này ghi nhận 1.135 ca nhiễm nCoV, trong đó có 20 ca tử vong.
Anh Ngọc ( AFP)
Theo vnexpress.net
Những cung điện hoàng gia xa hoa trên thế giới
Bên cạnh vai trò là nơi ở cho các thành viên hoàng tộc, một số cung điện hoàng gia còn trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện lớn cũng như mở cửa cho công chúng tham quan.
Cung điện Drottningholm ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển trở thành nơi ở chính thức của hoàng gia nước này vào năm 1981. Công trình này có tổng cộng 600 căn phòng, với những căn phòng phía nam dành riêng cho hoàng tộc, và phần còn lại được mở cửa quanh năm để công chúng tham quan.
Cung điện hoàng gia Monaco được xây như một pháo đài vào năm 1162, hiện là nơi sinh sống của Thân vương Albert II cùng gia đình.
Cung điện hoàng gia Tây Ban Nha ở thủ đô Madrid có đến 3.000 căn phòng, là nơi làm việc của vua và hoàng hậu cũng như phục vụ việc đón tiếp khách. Kể từ năm 1962, các thành viên hoàng gia nước này sinh sống tại một cung điện khác có tên là Zarzuela.
Cung điện hoàng gia của Na Uy nằm ở thủ đô Oslo có 173 phòng. Nơi đây chính thức trở thành nơi ở của hoàng tộc Na Uy từ năm 1849. Công trình này mở cửa cho người dân tham quan vào những tháng mùa hè trong năm.
Cung điện Dar al-Makhzen của hoàng gia Morocco được xây vào năm 1864 với những cánh cổng được làm từ đồng mạ vàng. Nơi này không mở cửa cho công chúng mà chỉ được dành để tiếp đón khách khứa của hoàng gia.
Các hoàng đế Nhật Bản cùng gia đình bắt đầu sống tại cung điện hoàng gia ở thủ đô Tokyo từ năm 1868. Cung điện này mỗi năm chỉ mở cửa cho công chúng 2 dịp là ngày 2/1 và sinh nhật hoàng đế.
Cung điện Mysore ở Ấn Độ thu hút được khoảng 6 triệu khách du lịch mỗi năm. Hiện nó được sử dụng như một bảo tàng lộng lẫy với màn trình diễn âm thanh, ánh sáng rực rỡ hàng đêm.
Cung điện hoàng gia Bỉ ở thủ đô Brussels được xây dựng vào năm 1900 và mở cửa cho công chúng trong mùa hè.
Cung điện Amalienborg ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch được chọn làm nơi ở mùa đông cho hoàng gia nước này. Công trình được thi công vào những năm 1750.
Cung điện hoàng gia ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia được xây dựng vào năm 1866. Rất ít công trình ở khuôn viên cung điện được mở cửa cho công chúng tham quan, và trang phục cũng được quy định rất khắt khe.
Cung điện Raghadan ở thủ đô Amman, Jordan thuộc khu phức hợp hoàng gia Al-Maquar được xây vào năm 1926 với một số đường nét kiến trúc giống với các nhà thờ Hồi giáo.
Cung điện hoàng gia Hà Lan nằm ở thủ đô Amsterdam, được xây vào thế kỷ 17, nay được sử dụng như địa điểm để vua và hoàng hậu tiếp đón, tổ chức tiệc chiêu đãi khách khứa đặc biệt.
Cung điện hoàng gia ở thủ đô Bangkok, Thái Lan được xây vào năm 1782 và được chọn làm nơi ở chính thức của nhà vua đến tận năm 1925. Một trong những điểm thu hút du khách của cung điện này là ngôi đền chứa một bức tượng từ thế kỷ 14.
Cung điện hoàng gia Hungary được xây từ thế kỷ 13 và trải qua khá nhiều đợt trùng tu. Các địa điểm hấp dẫn nhất ở cung điện này là bảo tàng, phòng trưng bày quốc gia, và thư viện quốc gia.
Theo news.zing.vn
Louis Vuitton mở nhà hàng và tiệm cafe đầu tiên ở Osaka (Nhật Bản) vào trưa nay nhưng lại giới hạn khách vào mỗi tối Sau Gucci, Prada và Tiffany&Co, thương hiệu thời trang Louis Vuitton cũng đã lấn sân sang lĩnh vực ẩm thực. Sau khi "đánh chiếm" lĩnh vực thời trang, đã có rất nhiều thương hiệu lớn lấn sân sang lĩnh vực ẩm thực như Gucci, Prada và Tiffany&Co. Và mới đây nhất, thương hiệu thời trang Louis Vuitton cũng lấn sân sang lĩnh vực...