Xếp hàng dài hàng trăm mét vào siêu thị ở TPHCM, chờ cả tiếng để thanh toán
Người dân Sài Gòn phải xếp hàng dài cả trăm mét ngoài phố để có thể vào siêu thị mua đồ và khi thanh toán cũng phải chờ cả tiếng để thanh toán do quy định mới nhằm tránh tập trung đông đúc, chen lấn.
Ngày 8/7, các siêu thị lớn tại TPHCM hạn chế số lượng người ra vào mua hàng hóa để tránh tình trạng tập trung đông đúc trong mùa dịch, người dân phải xếp hàng chờ đợi ngoài sảnh để đến lượt vào mua sắm.
Tại một siêu thị trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10), những người đi xe máy phải dừng xếp hàng bên ngoài vì bãi giữ xe đã kín chỗ. Đoàn người và xe nối dài hàng trăm mét dọc tuyến phố. Một số người gửi được xe để vào được siêu thị cũng phải mất hơn một tiếng đồng hồ.
Tình trạng tương tự diễn ra ở siêu thị Co.opmart trên đường Lê Văn Việt, TP Thủ Đức. Trước giờ thực hiện Chỉ thị 16 trên toàn TPHCM, người dân ai cũng lo lắng và mang tâm lý chuẩn bị, tích trữ nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình mình.
Những người xếp hàng bên ngoài khi vào bên trong siêu thị phải thực hiện khai báo y tế, sau đó tiếp tục ngồi chờ giãn cách để những khách mua sắm bên trong ra ngoài mới có thể vào.
Nhấn để phóng to ảnh
“Tôi nhờ con trai trông xe rồi chạy vào siêu thị mua ít rau, cá nhưng phải xếp hàng 2 lần, hơn 30 phút rồi vẫn chờ ở sảnh chưa đến lượt vào khu mua hàng” chị Huyền, một khách xếp hàng vào siêu thị Co.opmart nói.
Video đang HOT
Bên trong khu vực mua sắm của siêu thị đã không còn cảnh tấp nập như 2 ngày trước nhưng vẫn khá đông đúc. Khách chủ yếu là các chị em phụ nữ, những người nội trợ chính trong gia đình.
Tại khu vực bán rau củ, hàng tươi sống, khách chen chân chọn các thực phẩm tươi sạch.
“Tôi chỉ mua ít rau củ, trái cây và mì gói còn thịt thì đã có người thân ở quê gửi lên cách đây mấy hôm cũng đủ cho cả gia đình dùng vài ngày, khi nào hết sẽ ghé mua thêm”, bà Hoa, một hành khách vào được bên trong siêu thị từ sớm nói.
“Những ngày gần đây, khách đến mua hàng hóa ở siêu thị tăng cao nhưng chúng tôi đã có phương án bổ sung, chuẩn bị đầy đủ thực phẩm cần thiết, các siêu thị của hệ thống đã tăng lượng hàng hóa lên 3-5 lần và hoạt động xuyên suốt nên người dân không cần mua sắm dồn dập, tụ tập quá đông”, đại diện siêu thị cho biết.
Nhân viên siêu thị liên tục chất thêm mì gói lên kệ. Theo các nhân viên, người dân chủ yếu mua thịt tươi, rau củ, gia vị, đồ ăn nhanh… nên các quầy này liên tục “cháy hàng” và phải luôn tay bổ sung sản phẩm kịp cho khách lựa chọn.
Tại khu vực tính tiền của siêu thị Big C Miền Đông (quận 10), mỗi quầy thu ngân có ít nhất 5 khách xếp hàng chờ thanh toán.
Siêu thị huy động mỗi quầy thu ngân có 3 nhân viên làm việc nhưng vì người dân mua nhiều hàng để tích trữ nên việc tính tiền mất nhiều thời gian, mỗi khách ít nhất 10 phút. Có khách chờ tới lượt cũng mất gần tiếng đồng hồ.
Nhiều người mua số lượng hàng lớn, chất lỉnh kỉnh kín xe gắn máy để chở về nhà.
Những mô hình từ thiện 0 đồng ở TP HCM
Các phiên chợ, siêu thị, "ATM cơm", tủ lạnh thực phẩm 0 đồng... là những hình thức từ thiện giúp người nghèo trong Covid-19 ở TP HCM.
Gần một tuần nay, tại góc đường Lê Văn Linh - Nguyễn Tất Thành (quận 4) tổ chức "Phiên chợ 0 đồng" nhằm giúp người khó khăn trong Covid-19. Hoạt động do Hội tình nguyện Chung tay vì cộng đồng và UBND phường 13 thực hiện, mỗi ngày phát 500 phần quà tới người dân vào sáng và chiều.
Sáng 28/6, nhiều bà con xếp hàng chờ tham gia phiên chợ. Mọi người được nhắc nhở tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế, giữ khoảng cách đồng thời đo thân nhiệt, rửa tay trước khi vào chợ.
"Tôi được bạn trong nhóm tình nguyện này rủ tham tham gia hoạt động tình nguyện, giúp đỡ người nghèo. Nhìn thấy người dân thích thú khi nhận quà hỗ trợ tôi vui lắm", anh McClain (quốc tịch Mỹ) cho biết.
Giống như nhiều phiên chợ khác, chợ phiên 0 đồng có nhiều loại mặt hàng như rau tươi, trứng, nước tương, gạo... Người tham gia không cần mang tiền, chỉ cần phiếu được phát sẵn nên ai cũng phấn khởi.
Bé Nguyễn Thị Hồng Nhung (6 tuổi) cùng mẹ nhận rau củ quả từ tình nguyện viên của phiên chợ 0 đồng. "Tôi bán cà phê vỉa hè, hơn tháng nay đường phố vắng hoe nên thu nhập giờ bấp bênh lắm. Giờ có ít thực phẩm từ nhà hảo tâm cũng đỡ được bữa ăn hàng ngay", mẹ bé cho biết.
Mỗi phần quà gồm thực phẩm tươi cùng khẩu trang, dầu ăn gạo, mắm, trứng... có giá trị khoảng 200.000 đồng.
Những ngày đầu phiên chợ, mọi người được thoải mái lấy nhu yếu phẩm cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo cho người đến sau vẫn có đủ các mặt hàng nên nhóm đã đóng gói sẵn trong bịch, phát cho từng bà con.
Từ ngày 27/6, mô hình "Siêu thị mini 0 đồng" được đặt tại đường 17, phường Hiệp Bình Phước (TP Thủ Đức). Tại đây, khu phố sẽ phát khoảng 80 phiếu cho các hộ nghèo trong xóm. Trên phiếu sẽ ghi cụ thể giờ đến siêu thị, để đảm bảo mỗi thời điểm chỉ có tối đa ba người đến.
"Thấy nhiều người lao động mất việc, gặp khó khăn trong từng bữa ăn nên chúng tôi muốn giúp đỡ một phần trong khả năng tới bà con. Mặt hàng cũng là nhu yếu phẩm, dự kiến đủ duy trì trong 10 ngày", ông Huỳnh Văn Tẩn, quản lý siêu thị cho biết.
Nhân viên tính tiền bằng cách thu lại phiếu với giá trị 200.000 đồng một lần mua sắm. Trong đợt hoạt động này, siêu thị sẽ phát 600 phiếu đi chợ cho 200 hộ dân tại phường Hiệp Bình Phước.
Khoảng một tuần nay, nhà thờ Tân Sa Châu(quận Tân Bình) triển khai mô hình "ATM lướt ống" , phát các phần cơm, bánh mì, gạo, khoai... cho người nghèo trong Covid-19. Mỗi ngày, 1.000 suất ăn 0 đồng sẽ được thả vào ống. Việc này vừa đảm bảo giãn cách và không tụ tập đông.
Những người đến nhận cơm chủ yếu là người bán vé số, nhặt ve chai, xe ôm, vô gia cư và công nhân ở các khu công nghiệp. Mỗi người chỉ được lấy một suất cơm và phải nhanh chóng di chuyển cho người khác vào nhận.
Gần chục ngày nay, "Tủ lạnh cộng đồng" đặt trước nhà số 100 đường Ung Văn Khiêm, (quận Bình Thạnh) cung cấp miễn phí rau củ, trứng... Tủ lạnh hoạt động theo hình thức ai dư có thể bỏ vào cho người thiếu. Mỗi ngày, đều có nhiều người xếp hàng tới lấy đồ. Tình nguyện viên luôn đứng bên cạnh nhắc nhở mọi người lấy vừa đủ nhu cầu.
"Những ngày đầu, nhóm tự bỏ thực phẩm vào tủ lạnh, sau đó có thêm người ngoài tới ủng hộ. Ngoài ra, chúng tôi cũng chuẩn bị thêm các suất ăn, gạo, bánh... cho bà con nghèo", anh Nguyễn Tuấn Khởi, chủ nhân ý tưởng cho biết.
Sáng 28/6, chị An mang theo rau, trái cây, trứng để "làm đầy" cho tủ lạnh cộng đồng. "Tôi thấy mô hình này rất hay, vừa bảo quản được đồ ăn mà ai cũng có thể đóng góp được theo khả năng của mình", chị nói, tay xếp rau củ vào các khay.
Ngoài ra, những mô hình 0 đồng khác cũng được tổ chức tại nhiều quận ở thành phố, trong các khu cách ly, phong tỏa để đảm bảo nhu yếu phẩm hàng ngày cho bà con khó khăn.
TP HCM hiện ghi nhận 3.494 ca nhiễm nCoV trong đợt dịch thứ 4, đứng thứ hai cả nước.
KHẨN: TP.HCM tìm 2 tài xế chở nữ bệnh nhân COVID-19 nhập cảnh chui Nữ bệnh nhân 2580 (V.T.T., quê Vĩnh Long) từng đi taxi từ Rạch Giá, Kiên Giang về TP.HCM rồi bắt xe ôm đến khách sạn tại huyện Bình Chánh. Cơ quan y tế TP.HCM thông báo khẩn tìm 2 tài xế từng chở bệnh nhân này. Căn nhà trọ trong hẻm 102 Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp tạm thời bị phong tỏa...