Xếp hàng chờ tiêm vắc xin: Đêm kinh hoàng ở trung tâm Polyvac
Ngay từ 9h tối ngày 24.12.2015, đã có hàng trăm phụ huynh đứng xếp hàng ở trung tâm tiêm chủng Polyvac để chờ lấy số giữa đêm Noel lạnh giá, khi Hà Nội đón một đợt gió mùa mạnh tràn về.
Không dám đi vệ sinh vì sợ mất chỗ
Anh Quân đến xếp hàng từ đêm qua, lúc ấy chỉ có 9 – 10 người
Anh Quân trú tại Mỹ Đình, Hà Nội ngồi thượt ra nền sân của trung tâm vì thực sự mệt mỏi sau một đêm chờ lấy số tiêm cho con. Anh Quân tâm sự: “Nhà anh có hai cháu. Cháu thứ 2 mới sinh được 3 tháng nhưng chưa dám cho tiêm Quinvaxem mà cố chờ vắc xin dịch vụ. Khi có thông tin vắc xin dịch vụ về, vợ chồng tôi mừng rơi nước mắt. Vợ tôi ngồi canh thông tin vắc xin đến chiều qua, có thông báo điểm tiêm này sẽ xếp hàng lấy số. Tôi đã xin nghỉ làm sớm, đến ngó nghiêng và ngay trong đêm, lúc 10h, tôi phi xe máy đến đây”.
Khi anh Quân đến, trung tâm đã có 9, 10 phụ huynh đứng chờ. Mọi người đều nghĩ đứng thâu đêm, trời xanh sẽ thấu. Tuy nhiên đến 7h sáng nay, khi trung tâm thông báo không tiêm vì quá hỗn loạn, khiến anh vô cùng bức xúc. Anh Quân kể: “Đêm qua trời mưa. Mọi người đều khoác áo, thậm chí vài người chung nhau cái áo mưa để che mưa. Ngồi trong gió rét ai cũng hi vọng con mình sẽ có mũi tiêm chủng để tiêm.
Đến 12 giờ đêm đã có hàng trăm người đến xếp hàng. Trong khi đó, số mũi tiêm chỉ có 140 mũi cả ngày nên ai cũng sợ mất chỗ, thành thử ra không ai dám về. Ai cũng đứng dưới mưa rét. Có người muốn đi vệ sinh cũng không dám đi vì sợ đi là mất chỗ. Nhiều người đành cố nhịn, có người không nhịn được xin phép ghé người ra bức tường cạnh đó đi tạm. Cảnh đó, mọi người đều cảm thấy cơ cực không gì bằng giữa thành phố này”.
Cảnh ông bà bế cháu ngồi chờ bố mẹ đi xếp hàng.
Chị Nhu trú tại Phùng Khoang, Hà Nội cho biết, cháu chị đã 10 tháng tuổi nhưng chưa tiêm mũi nào. Cứ lần nào chuẩn bị cho con đi tiêm vắc xin 5 trong 1 ở phường thì lại có thông tin trẻ tử vong, nên cả nhà đều sợ. Đến khi có vắc xin dịch vụ về, từ 9h đêm qua, nhà chị đã cắt cứ nhau ra xếp lốt. Trời mưa rét, mọi người thay phiên nhau xếp hàng để người kia về nghỉ và đến sáng sớm bế cháu ra.
Video đang HOT
May mà cánh cổng không đổ
“Cảnh tượng người dân chen chúc nhau vào lúc cao điểm là 7h sáng thật sự kinh khủng” – anh Nguyễn Thái Hùng, Hoàn Kiếm Hà Nội cho biết. Đến thời điểm đó có đến 600 người chen nhau dưới cánh cổng từ đêm qua. Cánh cổng không mở trong khi mọi người chen nhau đứt hơi. Anh Hùng cho biết, nếu cảnh cổng của trung tâm đổ, chắc chắn có thương vong vì hàng trăm người đẩy từ phía sau. Những người đứng bên trong cùng chỉ còn biết đu vào nó vì ai cũng muốn chạy vào.
Nhiều bà mẹ vẫn hi vọng có thể tiêm được cho con
Ông Lê Thanh Huy- Hoàng Hoa Thám, Hà Nội vô cùng bức xúc khi thông báo không tiêm. Ông Huy cho biết để xảy ra cảnh này là do ngành y tế không làm hết trách nhiệm của mình. Ông Huy cho biết cháu ông chưa tiêm nên ông đi xếp hàng cho cháu tiêm. Ông sững sờ khi thông báo không tiêm.
Ông cho rằng tiêm chủng là dịch vụ, tại sao không để cho các công ty đều có thể nhập vắc xin, bộ chỉ kiểm nghiệm và không nên áp giá cố định? Ông Huy sẵn sàng bỏ ra 5 triệu để tiêm cho cháu mũi tiêm. Với ông, vắc xin dịch vụ là thương mại, không phải là một tổ chức từ thiện hay tổ chức nào đứng ra độc quyền được.
“Nếu 500 nghìn /mũi, doanh nghiệp thấy không có lãi, chúng tôi sẵn sàng tiêm với giá vài triệu thậm chí 5 triệu đồng vì tôi chỉ muốn cháu tôi an toàn. Tại sao lại cứ bảo cháu tôi phải tiêm cái vắc xin không an toàn?”.
Ông Lê Thành Huy – búc xúc vì cách làm của trung tâm tiêm chủng.
Một người dân từ quận Hoàn Kiếm đến xếp hàng từ đêm nói như muốn khóc: “Thời nay người ta chỉ đẻ 1 – 2 đứa con chứ có đẻ được nhiều đâu nên ai cũng muốn có vắc xin tốt nhất cho con cháu mình. Tôi để con dâu bế cháu đứng bên ngoài rồi vào chen. &’Tôi người lớn còn bẹp ruột không hiểu là nếu các cháu vào tiêm thì sẽ thế nào”.
Không chỉ với những người có tiền mới tiêm vắc xin dịch vụ, vợ chồng chị Hoài ở Thanh Xuân chỉ bán rau ngoài chợ cũng bỏ công bỏ việc để đi xếp hàng. Chị Hoài cho biết hai vợ chồng nghỉ từ chiều qua. Đêm qua chồng chị ra đây xếp hàng sáng gọi điện về bảo vợ bế con ra để tiêm.
Chị Hoài kể, hai vợ chồng chị chỉ có một con sau nhiều năm hiếm muộn nên không dám cho con tiêm Quinvaxem. Trước đây tiêm 1 mũi cháu sốt cao nên vợ chồng chị sợ và cố gắng hi vọng có vắc xin dịch vụ.
Phòng của giám đốc phụ trách phòng tiêm chủng vẫn chốt cửa trong không tiếp báo chí.
Đến 10h ngày 25.12, đại diện của phòng khám vẫn chưa có câu trả lời với giới truyền thông.
Theo_Dân việt
Nghệ An: Một năm 'sáng' của công tác phòng chống sốt rét
Công tác phòng chống sốt rét năm 2015 của tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả khả thi: Không có dịch, không tử vong, giảm số ca mắc sốt rét.
Nhờ sự nỗ lực không ngừng về chuyên môn của cán bộ y, bác sỹ Trung tâm Phòng chống sốt rét - Ký sinh trùng - Công trùng (PCSR - KST - CT) tỉnh Nghệ An, kết hợp với đầu tư các nguồn lực của cả Trung ương và địa phương, nên công tác phòng chống sốt rét năm 2015 đã đạt được những kết quả khả thi: Không có dịch, không tử vong, giảm số ca mắc sốt rét.
Trung tâm PCSR - KST - CT tỉnh Nghệ An đã có kế hoạch giám sát các vùng sốt rét trọng điểm, can thiệp có hiệu quả các ổ nguy cơ dịch, không để dịch xảy ra năm 2015; Quản lý tốt di biến động dân cư, bệnh sốt rét ngoại lai, phát triển, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho các điểm kính nhằm phát hiện, điều trị sớm những ca bệnh sốt rét.
Trung tâm PCSR - KST - CT tỉnh Nghệ An.
Mục tiêu được đặt ra rất rõ ràng cho phòng chống sốt rét 2015 là giảm chết do sốt rét; khống chế ở mức lớn hơn hoặc bằng 0,42/1000 dân số chung; khống chế dịch sốt rét nhỏ, không để dịch lớn và vừa xảy ra.
Và trên thực tế, tình hình sốt rét năm 2015 của toàn tỉnh ổn định, không có dịch và tử vong. Các ổ dịch cũ có nguy cơ tái dịch như huyện Kỳ Sơn và Tương Dương ổn định, nhưng cần đề phòng sốt rét quay trở lại vào mùa mưa và dân đi rừng làm nương ngủ rẫy.
Nhìn chung so với năm 2014, bệnh nhân sốt rét giảm 27,8% là một điều đáng mừng, nhưng ký sinh trùng tăng 35,5%. Nguyên nhân chủ yếu là sốt rét ngoại lai do người dân đi Angola, Lào, Miền Nam về chưa có biện pháp phòng chống hữu hiệu. Các bệnh nhân này đã được điều tra phát hiện kịp thời, quản lý tốt không để lây lan ra cộng đồng (nội địa hóa).
Tuy nhiên, đến nay hoạt động của Trung tâm PCSR - KST - CT Nghệ An vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định. Ngân sách dành cho phòng chống sốt rét năm 2015 giảm 60% so với trước năm 2014, do đó dân số được bảo vệ từ chương trình cũng giảm theo.
Cụ thể, theo chỉ tiêu phân bổ từ Trung ương, năm 2015 có 8.000 lượt người bảo vệ bằng phun hóa chất tồn lưu. Hóa chất tẩm màn bảo vệ 180.000 người (tổng số 188.000), theo phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2014. Diện bao phủ phòng chống vectortruyền bệnh sốt rét thu hẹp nhiều và đột ngột nên dân số được bảo vệ giảm gần 80% so với năm trước đó.
Một số khó khăn thách thức khác như di dân biến động đến vùng sốt rét lưu hành vẫn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.
Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng là quan trọng, song kinh phí truyền thông không thuộc dự án mục tiêu quốc gia phòng chống sốt rét, mà thuộc về dự án nâng cao năng lực truyền thông của tỉnh.
Để làm tốt hơn nữa công tác phòng chống sốt rét của tỉnh, Trung tâm mong muốn nhận được sự giúp đỡ, chỉ đạo và phối hợp tốt giữa Sở Y tế, bệnh viện và đơn vị, đồng thời sự giúp đỡ về cơ sở vật chất cũng như công tác tuyên truyền từ các đoàn thể.
Oanh Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Bi hài giáo viên ở Hưng Yên nháo nhác "mua" chứng chỉ Để được nâng lương, giáo viên ở Hưng Yên phải có chứng chỉ ngoại ngữ A2 với mức "phí" từ 1,2 đến 4 triệu đồng. Họ đang nháo nhác "săn lùng" chứng chỉ nhanh, rẻ và "nghe có vẻ" uy tín. "Học" chứng chỉ ngoại ngữ với giá "cắt cổ" Mới đây, báo Người Đưa Tin nhận được phản ánh của rất nhiều...