Xếp bút nghiên lên đường chống dịch

Theo dõi VGT trên

“Được tham gia công tác chống dịch nơi tuyến đầu của Tổ quốc dẫu có khó khăn, vất vả nhưng em thấy được tinh thần, trách nhiệm của bản thân những người lính với vai trò bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia”.

Đó là chia sẻ của Trung sỹ Phạm Thái Sơn, một trong 88 học viên năm cuối Học viện Biên Phòng (HVBP) được tăng cường lên các chốt biên giới tỉnh Cao Bằng chống dịch COVID-19.

Xếp bút nghiên lên đường chống dịch - Hình 1

Tham gia chống dịch lần này là cơ hội trải nghiệm thực tế, tích lũy kinh nghiệm, sưu tầm những tài liệu, tư liệu bổ sung cho các bài giảng, nghiên cứu khoa học tại Học viện

Nếm mật, nằm gai

Sau hơn một tháng tham gia cắm chốt tại đồn biên phòng nằm tại biên giới phía Bắc tỉnh Cao Bằng, Trung sỹ Phạm Thái Sơn, học viên năm cuối HVBP chia sẻ: Ngoài nhiệm vụ túc trực ở đồn, các học viên còn được tổ chức đi tuần tra bảo vệ biên giới, trực ban và làm một số báo cáo tuần tra, trích điện. “Đây không chỉ là nhiệm vụ mà trở thành một trong những bài học thực tế rất hữu ích đối với học viên chúng em”, Trung sỹ Phạm Thái Sơn chia sẻ với phóng viên.

Sơn cho biết, khi nhận được thông báo triển khai kế hoạch học viên năm cuối HVBP sẽ tham gia chống dịch tại biên giới phía Bắc, ai cũng bất ngờ. Nhưng tất cả học viên đều hào hứng đầy khí thế xung phong lên đường tham gia nhiệm vụ. Sau khi được trang bị các kiến thức, kỹ năng phòng chống dịch, công tác vận động quần chúng, tuần tra biên giới nhóm học viên được tăng cường lên 16 đồn biên phòng của tỉnh Cao Bằng từ ngày 6/3.

Xếp bút nghiên lên đường chống dịch - Hình 2

Ở lán trại nhưng các học viên đều giữ nề nếp, tác phong

Tại đây, các học viên nhanh chóng hoà nhập cùng cán bộ chiến sỹ các đồn biên phòng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, lập các chốt, lán trên biên giới, tham gia đấu tranh phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép. Học viên phối hợp cùng các lực lượng chức năng khác tham gia kiểm soát và làm thủ tục, đưa đồng bào ta về các khu cách ly tập trung theo quy định, đảm bảo an toàn và không để sót lọt đối tượng…

Xếp bút nghiên lên đường chống dịch - Hình 3

Tham gia giúp đỡ người dân

Video đang HOT

“Khi mới lên em chưa thích kịp nghi, nhất là công tác trực đêm, nhiều hôm 2 giờ sáng có người nhập cảnh trái phép về phải thực hiện tuyên truyền, phát khẩu trang, nước sát khuẩn rồi liên hệ đưa họ về khu cách ly. Tuy nhiên, được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình từ các đồng chí, đồng đội cũng như lãnh đạo đồn, em đã quen dần”, Trung sỹ Sơn kể.

Khác với Sơn, Trung sỹ Chau Kum Sinl là người dân tộc Khơme (quê ở An Giang) được tăng cường về công tác ở đồn biên phòng Cốc Bàng (Cao Bằng) chia sẻ: “Khó khăn nhất đối với em là không quen với khí hậu và khẩu vị ăn uống. Nhiều hôm, thấy bộ đội vất vả người dân ở đây thường hay cho mớ rau rừng, đọt măng nhưng rất đắng mà khẩu vị người Nam ăn ngọt nên không thể ăn nổi. Nhiều người còn thường xuyên cho bó củi to để anh em sưởi ấm hàng đêm, hong quần áo”.

Xếp bút nghiên lên đường chống dịch - Hình 4

Ấm lòng nơi biên giới

Cũng bởi địa hình đồi núi khó khăn, đường tiểu ngạch nhiều nên các tổ địa bàn phải cắm chốt và sinh hoạt tại chỗ. Điều khó khăn hơn tất cả là vấn đề điện lưới không, nước sinh hoạt phải phải cắt cử nhau đi lấy về bởi không có đường dẫn nước tới. “Mỗi tổ cắm chốt của chúng em gồm 5 người. Vất vả nhất là những đêm mưa”, Trung sỹ Giàng Đông Dương cho biết.

Xếp bút nghiên lên đường chống dịch - Hình 5

Công tác phòng dịch ở các chốt được thực hiện nghiêm ngặt.

Cũng theo Dương, mọi khó khăn, vất vả ấy rồi cũng qua đi để khi nhìn thấy “những ánh mắt của anh em cán bộ, chiến sỹ sau mỗi ca trực; nụ cười hồn nhiên, của những đ.ứa t.rẻ theo chân cha mẹ đi làm qua là mọi mệt mỏi lại tan biến hết”.

Cũng như bao đồng đội, đồng chí của mình đang kiểm soát, chốt giữ nơi biên cương của Tổ quốc, Phạm Thái Sơn còn có một cách nhìn khác, “Lần đầu lên với rừng, với núi nên thấy thiếu thốn nhiều thứ. Nhưng vui lắm ạ, bởi được các thầy cô, các thủ trưởng và bạn bè gọi điện thăm hỏi và động viên liên tục” .

Trên dòng trạng thái của mình chia sẻ trên mạng xã hội, Trung sỹ Phạm Thái Sơn viết: “Các em vất vả nhiều không? Ăn uống đầy đủ không? Người xuất nhập cảnh căng thẳng không? Mà khẩu trang nhớ đeo đảm bảo nhé…, đó là động viên cứ mỗi dịp cuối tuần của cô An, giảng viên HVBP. Rồi cô gửi quà để chúng tôi mua cho người dân khẩu trang chống dịch. Những lời động viện ấm áp của cô thắp lên cho học viên chúng tôi ý chí kiên cường hơn và nâng cao tinh thần trách nhiệm để chống dịch. Ở biên giới chúng tôi thật ấm lòng khi ở hậu phương luôn thấu hiểu, động viên và dõi theo.Học viên chúng em đang công tác tại Cao Bằng sẽ cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần cùng toàn Đảng,toàn dân chống giặc như tinh thần Thủ tướng chính phủ chỉ đạo: Chống dịch như chống giặc.”

Xếp bút nghiên lên đường chống dịch - Hình 6

Đưa người nhập cảnh về khu cách ly

“Tham gia chống dịch lần này là cơ hội trải nghiệm thực tế, tích lũy kinh nghiệm, sưu tầm những tài liệu, tư liệu bổ sung cho các bài giảng, nghiên cứu khoa học tại Học viện. Là cách “đưa Biên giới về với học viện” một cách chân thực nhất. Đặc biệt, thầy và trò vận dụng tốt kiến thức vào thực tế”, đó là chia sẻ của Đại úy Nguyễn Hồng Minh, Giảng viên HVBP.

Xếp bút nghiên lên đường chống dịch - Hình 7

Đây là một kỳ thực hành đáng nhớ của các học viên

Trung tá Nguyễn Văn Hiếu, giảng viên Học viện Biên phòng, Trưởng đoàn công tác tại tỉnh Cao Bằng cho biết: Đoàn cán bộ, học viên của Học viện Biên phòng và cán bộ, huấn luyện viên, chó chiến đấu của Trường Trung cấp 24 tăng cường phòng, chống dịch Covid 19 tại tỉnh Cao Bằng gồm 110 đồng chí, 12 chó chiến đấu. Bắt đầu hành quân thực hiện nhiệm vụ từ ngày 6/3/2020. Khi đến đơn vị, được Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Cao Bằng quán triệt, giao nhiệm vụ và quyết định điều động đi 16 đồn biên phòng trên toàn tỉnh.

ĐỨC ANH

Học viên Biên phòng lên chốt chống dịch

Giữa lúc trận chiến chống dịch Covid-19 lên cao, gác lại bút nghiên, những học viên Học viện Biên phòng lên chốt biên giới Lào Cai tham gia chống dịch.

Họ từ những vùng quê khác nhau nhưng cùng chung ý chí vượt khó, để rèn luyện bản thân, sát cánh cùng đồng đội chống giặc Covid-19, bảo vệ bình yên cho nhân dân.

Học viên Biên phòng lên chốt chống dịch - Hình 1

Đôi bạn học viên Học viện Biên phòng (Phúc và Đạt) ở chốt chống dịch thuộc Đồn biên phòng A Mú Sung (Lào Cai ).

Chúng tôi gặp Thượng sĩ Lê Hoàng Phúc, học viên lớp 22B, chuyên ngành Quản lý bảo vệ biên giới, Học viện Biên phòng ở chốt chống dịch Covid-19 Cửa Suối, thuộc Đồn biên phòng A Mú Sung, tuyến biên giới cực bắc của tỉnh Lào Cai. Gọi là chốt, thực ra đó là chỉ là chiếc nhà bạt dã chiến, với tám ô cửa vuông và cửa lớn ở chính giữa, trong đó đủ kê hai tấm phản ghép vội bằng gỗ, với chăn màn của người lính để làm chỗ chợp mắt qua đêm, vì liên tục thay phiên đi tuần biên, vào bản hướng dẫn đồng bào cách đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng, giữ vệ sinh để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành.

"Gần một tháng nay, em và các đồng đội thường xuyên bám trụ ở đây, không về đồn, dù chỉ cách đó mấy cây số, để bám biên, chống dịch"- thượng sĩ Phúc chia sẻ. Trung tá chốt trưởng Vũ Trung Hoan nói vui: mỗi người một phản gỗ với hai ô cửa vuông của nhà bạt đã chiến, với cái bát và đôi đũa, đó là toàn bộ cuộc sống của người lính biên phòng cắm chốt chống dịch Covid-19. Bởi ở đây, không ti vi, không sóng điện thoại, ban đêm chỉ có ánh sáng phát ra từ cục ắc quy với chiếc bóng đèn nhỏ xíu, anh em phải thay nhau vác cục ắc-quy nặng về đồn để sạc cho đầy, rồi lại vác ra để ban đêm có ánh sáng, đỡ rắn rết bò vào và cũng để xử lý các tình huống xảy ra ở chốt.

Học viên Biên phòng lên chốt chống dịch - Hình 2

Thượng sĩ Phúc hướng dẫn người dân địa phương cách phòng, chống dịch Covid-19.

Giữa trưa, gió từ sông Hồng thổi ràn rạt, khá lạnh, Thượng sĩ Phúc vẫn cố dùng mảnh bạt chắn gió để chụm củi, nấu ấm nước sôi mời chúng tôi chén nước. Anh kể, từ đầu tháng 3, khi trận chiến chống dịch Covit-19 căng thẳng, anh cùng 70 học viên khác ở Học viện Biên phòng được điều động lên tuyến biên giới Lào Cai tăng cường chống dịch. Ngày 6-3, thượng sĩ Phúc có mặt ở Đồn biên phòng A Mú Sung, tham gia chống dịch ở chốt Cửa Suối, trên bờ sông Hồng, ngay sát biên giới.

Những ngày đầu chưa quen địa hình, khí hậu và ngôn ngữ, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Giáy... nên cũng bỡ ngỡ, khó khăn trong giao tiếp trong công việc tuyên truyền vận động. Được các chú, các anh ở Đồn biên phòng A Mú Sung chỉ bảo, giúp đỡ, thượng sĩ Phúc đã dần "bắt nhịp" với cuộc sống thực tế, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Hằng ngày, Phúc cùng đồng đội thay nhau chốt trực 24/24 ở đường biên nơi Cửa Suối để kiểm soát, ngăn chặn các đối tượng vượt biên trái phép; truy bắt đối tượng buôn bán m.a t.úy qua biên giới; xuống thôn bản tuyên truyền vận động, hướng dẫn bà con dân tộc thiểu số "ăn chín uống sôi", giữ vệ sinh môi trường, ở nhà cách ly, không tụ tập đông người để phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả.

Thượng sĩ Phúc là người dân tộc Tà Ôi, quê ở xã Hồng Thái, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Học xong Trường thiếu sinh quân ở Quân khu 4, Phúc được điều về Đồn biên phòng A Đớt, thuộc Bộ chỉ huy Biên phòng Thừa Thiên-Huế, rồi được cử đi học ở Học viện biên phòng. Từ ngày 6-3, anh cùng 70 học viên khác của Học viện tăng cường lên tuyến biên giới Lào Cai chống dịch. Cùng với Phúc, ở chốt Cửa Suối có trung sĩ Vũ Văn Đạt, quê ở xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; hai chàng lính trẻ dưới sự chỉ huy của Chốt trưởng Vũ Trung Hoan, ngày đếm bám biên để chống dịch, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Ở chốt Nậm Chạc, tôi gặp Trung sĩ Hoàng Văn Khương, học viên lớp 22A chuyên ngành phòng chống m.a t.úy và tội phạm, Học viện Biên phòng. Gác lại bút nghiên, lên biên giới Lào Cai, trung sĩ Khương được chỉ huy Đồn biên phòng A Mú Sung phân công "cắm" ở chốt Nậm Chạc.

Khương kể, tốt nghiệp THPT em thi vào Học viện Biên phòng với điểm số cao, với ước muốn trở thành một sĩ quan biên phòng, ra trường được trở về quê hương ở miền biên giới huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Dương phục vụ lâu dài trong quân ngũ. Đúng vào kỳ thực tập năm cuối, em và các bạn học viên khác được tăng cường lên biên giới chống dịch Covid-19, đây cũng là dịp để chúng em sát thực tế, trưởng thành hơn trong công tác sau này. Trước khi lên chốt biên giới, các học viên đều được nhà trường tập huấn về công tác phòng chống dịch, kỹ năng tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số.

"Từ kiến thức đã học ở trường, chúng em có điều kiện vận dụng vào thực tế, qua đó rèn luyện bản thân và củng cố kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ biên phòng tốt hơn"- Trung sĩ Hoàng Văn Khương tâm sự. Cũng chính ở đây, Trung sĩ Khương và các học viên Phúc, Đạt đã cùng với cán bộ, chiến sĩ đồn A Mú Sung tiếp nhận hơn 50 công dân Việt Nam trở về từ bên kia biên giới, các anh khám sàng lọc, phân loại và cùng với chính quyền địa phương thực hiện cách ly an toàn.

Khu vực biên giới do Đồn A Mú Sung quản lý nổi danh khí hậu khắc nghiệt, mùa đông rét thấu xương, quanh năm mây mù che phủ nên còn gọi là "a mờ sương". Mùa này vẫn rét lạnh, khí hậu ẩm thấp, thiếu nước nên việc sinh hoạt rất khó khăn. Các học viên cắm chốt đêm đi tuần tra, ngày canh gác và thay nhau vào bản tắm giặt, chỉ có việc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo mới được về Đồn.

Vất vả nhưng Thượng sĩ Lê Hoàng Phúc nói: " Khó khăn, gian khổ nhưng thấy các chú, các anh ở Đồn coi như cuộc sống hằng ngày của người lính biên phòng và đều vượt qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì các học viên như chúng em, sao không chịu đựng được và vượt qua, làm tốt nhiệm vụ được giao, góp phần cùng các chú, các anh ở đây ngăn chặn dịch, bảo vệ cuộc sống bình yên cho mọi người". Tôi tin điều đó, những chàng trai trẻ mang quân hàm xanh hôm nay trên chốt chống dịch sẽ trở thành những sĩ quan Biên phòng vững vàng trong tương lai phía trước.

QUỐC HỒNG

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa 250km, sắp mạnh thành bão số 4 giật cấp 10
05:56:39 18/09/2024
Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Bão số 4 có thể gây mưa lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, như năm 2020
17:15:31 18/09/2024
Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị
08:32:54 19/09/2024
Truy nguồn nước đỏ quạch, nổi váng, bốc mùi tràn vào khu dân cư giữa Thủ đô
06:06:06 18/09/2024
Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn
22:49:05 18/09/2024

Tin đang nóng

Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đồng phạm của bà Trương Mỹ Lan không còn giữ được bình tĩnh
20:33:26 19/09/2024
Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
21:38:10 19/09/2024
5 phim Hoa ngữ không có tệ nhất chỉ có tệ hơn: Số 1 nhận bão tẩy chay vì phá nát nguyên tác
20:03:20 19/09/2024
Lý do Tuấn Hưng khó được tham gia Sao nhập ngũ, gửi 1 nguyện vọng nhờ cư dân mạng giúp
20:00:13 19/09/2024
Một hoa hậu Việt muốn sinh con với người chồng đã mất, chấp nhận nuôi con một mình
22:16:32 19/09/2024
Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản
23:04:30 19/09/2024
Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"
23:17:24 19/09/2024

Tin mới nhất

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.

Quảng Nam: Mưa lớn gây thiệt hại tại huyện miền núi Nam Trà My

20:39:19 19/09/2024
Tuyến đường ĐH5 đi Trà Vân bị sạt 2 điểm (tại khu vực làng ông Sinh và làng ông Bích) sạt taluy dương đất đá tràn xuống đường, hiện chỉ lưu thông bằng xe máy, xe ô tô chưa lưu thông được.

Cháy lớn tại xưởng in giấy ở Hà Nội

20:34:17 19/09/2024
Chiều 19/9, một xưởng in giấy ở Hà Nội có diện tích hàng trăm mét vuông bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt, khiến nhiều người dân hốt hoảng.

Nỗ lực ổn định đời sống người dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão lũ

20:07:33 19/09/2024
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng, đến 16 giờ ngày 19/9, Ban Cứu trợ tỉnh tiếp nhận hơn 134 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

12:41:34 19/09/2024
Bão số 4 kết hợp gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên tác động rất rộng, bao gồm cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đóng cửa sân bay Đồng Hới tránh bão số 4

12:29:03 19/09/2024
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục phát văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không triển khai phương án phòng chống, ứng phó cơn bão số 4.

Sạt lở tại miền núi Quảng Nam, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

12:21:28 19/09/2024
Trưa 19/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường, ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.

Quảng Trị: Truy xét tài xế tăng ga bỏ chạy, vứt t.huốc l.á lậu bên lề đường

09:02:14 19/09/2024
Ngày 18/9, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa truy xét, làm rõ một vụ vận chuyển hàng cấm.

Sập cầu dân sinh ở Hòa Bình

08:48:46 19/09/2024
Rạng sáng 19/9, đầu cầu Ngòi Móng ở TP Hòa Bình bị đổ sập, đường nối vào cầu nứt toác, rất may không có thiệt hại về người.

Thủ tướng: Tập trung ứng phó bão, chủ động xử lý các tình huống xấu nhất

07:36:17 19/09/2024
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Đây là cơn bão số 4, xảy ra ngay khi bão số 3 vừa gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc.

Khoảnh khắc cảnh sát ứng cứu 8 thuyền viên bị chìm tàu giữa biển

06:43:55 19/09/2024
Tàu hàng chở 4.000 tấn đá bột chìm trên vùng biển Quảng Nam, 8 thuyền viên trên tàu lên bè cứu sinh. Cảnh sát biển đã ứng cứu thành công trong điều kiện xấu do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Cụ bà 80 t.uổi suýt bị kẻ giả danh công an lừa 800 triệu

06:34:00 19/09/2024
Theo Công an huyện Đức Cơ, vào ngày 12/9 bà C. (80 t.uổi, trú tại địa phương) đến cơ quan công an trình báo về việc nhận được một cuộc gọi lạ. Người này tự xưng là cán bộ của Công an huyện Đức Cơ, thông báo bà C. có liên quan đến một vụ ...

Có thể bạn quan tâm

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

Thế giới

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Đây là cách làm món thịt rang cháy cạnh cực dễ mà siêu ngon

Ẩm thực

06:04:56 20/09/2024
Thịt rang cháy cạnh mềm ngon, đậm đà chắc chắn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ sẽ đều thích thú. Món ăn này mà dùng với cơm nóng thì bao nhiêu cũng hết.

'Transformers: One': Khi 'người máy biến hình' không chỉ có cảnh cháy nổ

Phim âu mỹ

06:03:13 20/09/2024
Transformers: One , Josh Cooley đạo diễn, Michael Bay đồng sản xuất, nhận nhiều lời khen nhờ phần kịch bản nhiều cảm xúc, không còn những cảnh cháy nổ vô tri như loạt phim người đóng trước đây.

Mỹ nam Hoa ngữ đóng hiện đại đẹp xuất sắc nhưng cổ trang lại cực xấu: Thử một lần mà ám ảnh không dám có lần hai?

Hậu trường phim

06:02:18 20/09/2024
Mỹ nam Hoa ngữ này đóng phim ngôn tình hiện đại thì rất đẹp thế nhưng lại không hợp với tạo hình cổ trang một chút nào.

Nữ ca sĩ gây tiếc nuối nhất khi không tham gia 2 mùa Chị Đẹp

Tv show

06:00:41 20/09/2024
Sau hai show truyền hình hot nhất về dàn anh trai - các nam nghệ sĩ thì Chị Đẹp Đạp Gió 2024 - mùa 2 của đang được rất nhiều khán giả mong chờ.

HIEUTHUHAI vượt mặt Sơn Tùng

Nhạc việt

06:00:09 20/09/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI đã chính thức vượt qua Sơn Tùng M-TP về lượt người nghe hằng tháng trên nền tảng âm nhạc Spotify.

Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải

Sức khỏe

05:43:56 20/09/2024
Lúc này, người phụ nữ mới thừa nhận các biểu hiện bệnh đã xuất hiện gần nửa năm trước. Ban đầu, đó chỉ là những vết sưng nhỏ nhưng theo thời gian ngày càng to hơn và mưng mủ nhiều lên.

Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

Sao châu á

23:12:20 19/09/2024
Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

Hồng Đăng vui bên gia đình sau những ngày lăn xả ở vùng lũ, Thuỳ Tiên gây cười

Sao việt

23:05:26 19/09/2024
Diễn viên Hồng Đăng sum họp gia đình sau thời gian hỗ trợ bà con vùng lũ. Biểu cảm của Thuỳ Tiên khi tập thể dục trong Sao nhập ngũ khiến người hâm mộ cười thích thú.

Taylor Swift và bạn trai cầu thủ đã "sẵn sàng cho một chương mới"

Sao thể thao

23:04:27 19/09/2024
Kể từ khi công khai hẹn hò hồi cuối năm ngoái, Taylor Swift và bạn trai Travis Kelce ngày càng khăng khít. Cả hai thường xuyên đến cổ vũ cho một nửa của mình, bên nhau nhiều thời gian nhất có thể.

'Cô gái siêu gầy' 22 t.uổi gây chia rẽ TikTok

Netizen

22:36:18 19/09/2024
Liv Schmidt (Mỹ) gây ra cuộc tranh luận trên MXH khi tung hô các phương pháp giảm cân dù không phải là chuyên gia qua đào tạo.